- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y, y học cổ truyền
- Mướp rừng, chữa sâu răng và đau răng
Mướp rừng, chữa sâu răng và đau răng
Mướp rừng, Cây sâu răng, Cây mai rùa - Cardiopteris lobata R. Br., thuộc họ Mướp rừng - Cardiopteridaceae.
Mô tả
Dây leo phân nhánh nhiều. Thân mềm nhẵn, màu lục nhạt, chứa dịch nhầy như sữa. Lá hình tim nguyên hoặc chia thùy, có 3-5 thùy, thùy tận cùng lớn hơn. Cụm hoa phân nhánh, hình ngù mọc ở nách lá hoặc đầu cành. Hoa nhỏ, màu trắng. Quả có cánh.
Cây ra hoa tháng 9-11, có quả tháng 12-3
Bộ phận dùng
Lá - Folium Cardiopteridis Lobatae.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Ân Độ, Việt Nam, Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc leo lên các cây bụi ở rìa rừng nhiều nơi từ Bắc Thái, Hà Tây tới vùng núi An Giang. Thu hái lá quanh năm.
Công dụng
Ngọn hay lá non thái nhỏ xào hay nấu canh ăn như rau Mồng tơi. Dân gian dùng lá nhai nát ngậm rồi nhỏ cả nước lẫn bã để chữa sâu răng và đau răng.
Bài mới nhất
-
Cói quăn bông tròn: cây thuốc trị cảm mạo, kinh nguyệt không đều
-
Cói nước: củ làm thuốc chữa bí đái, đầy tức, thuỷ thũng
-
Cói gạo: cây thuốc dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau
-
Cói dùi Wallich: cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu
-
Cói dùi thô: cây thuốc trị ỉa chảy và nôn mửa
-
Cói dùi có đốt: cây được dùng làm thuốc xổ
-
Cói dùi bấc: cây thuốc nam
-
Cói dù: cây làm thuốc trị giun
-
Cói đầu hồng: cây thuốc giải nhiệt, trừ phong thấp
-
Côi: cây thuốc chữa bệnh đau dạ dày
-
Cỏ gừng: cây thuốc hành huyết, lương huyết, lợi tiểu
-
Cỏ gấu lông: cây thức ăn gia súc
-
Cỏ gấu dài: cây thuốc thuốc kích thích, lợi tiêu hoá
-
Cỏ gấu biển: cây thuốc điều kinh, lý khí, thư can, chỉ thống
-
Quýt: mát phổi, khai uất, trừ đờm, khoan khoái