- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Hậu phác nam, cây thuốc hạ khí, tiêu đờm
Hậu phác nam, cây thuốc hạ khí, tiêu đờm
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hậu phác nam, Quế rừng - Cinnamomum iners Reiuw, ex Blume, thuộc họ Long não - Lauraceae.
Mô tả
Cây to cao 8 - 10m, tới 20m, cành hình trụ, màu nâu đen. Lá to, thơm, mọc đối hoặc so le, phiến tròn dài, chóp lá tù hay hơi nhọn, mặt dưới lá hơi mốc mốc, ba gân gốc chạy dọc đến gần chóp lá. Hoa trắng thơm mọc thành chuỳ ở nách lá và đầu các cành, gồm 12 - 14 tán. Quả mọng hình bầu dục dài 12 - 13mm, trên một chén do bao hoa còn lại.
Bộ phận dùng
Vỏ thân - Cortex Cinnamomi
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Trung Quốc và Việt Nam. Thông thường ở rừng thưa từ Tuyên Quang, Bắc Thái tới Sông Lô, An Giang. Thu hái vỏ thân của cây có vỏ dày vào mùa khô, phơi khô.
Tính vị, tác dụng
Hậu phác nam có vị đắng cay, hơi mát, tính ấm, có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, ấm trung tiêu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị bụng đầy trướng và đau, ăn uống không tiêu, nôn mửa, tả lỵ. Nhân dân cũng dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá và bổ dạ dày. Nước sắc rễ dùng sau khi sinh đẻ và khi lên cơn sốt. Dịch lá dùng như thuốc đắp trị thấp khớp. Lá cũng dùng làm bột chế hương thấp. Ngày dùng 4-20g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Người tỳ vị quá hư, nguyên khí kém, phụ nữ có thai không nên dùng.
Đơn thuốc
Chữa sốt rét cơn lâu ngày do khí độc của rừng núi, bụng đầy, ăn không tiêu, dày da bụng, báng lách hay viêm gan mạn tính, đau lâm râm ở vùng gan, gan to, mặt bụng chân tay hơi phù: Hậu phác nam, Trần bì, Bán hạ chế, Ngải máu, Nghệ đen, Chỉ xác, Củ rễ quạt, Hạt cau, Vỏ dụt mỗi vị 12g, Thảo quả 6g, sắc uống. Trường hợp bệnh hoãn thì tán bột, uống mỗi lần 10g, ngày uống 2 - 3 lần.
Chữa đau bụng, bí đầy, đại tiện táo kết: Hậu phác nam, Chỉ xác, Đại hoàng hay Chút chít, đều 12g, sắc uống.
Bột tiêu thực dùng chữa ăn chậm tiêu, no hơi, sình bụng, ăn ít, ăn không tiêu: Củ Sả 100g, Thuỷ xương bổ 100g, Hậu phác 100g, Cỏ gấu (sao) 100g, vỏ Quýt 100g, Gừng khô 50g, Quế khâu 50g. Các vị hoà chung, tán bột nhuyễn, mỗi lần uống một muỗng cà phê; ngày 2 - 3 lần sau bữa ăn và tối khi đi ngủ.
Ghi chú
ta thường dùng vỏ của cây nói trên thay vị Hậu phác - Cortex Magnoliae officinalis, do đó mới có tên Hậu phác nam. Ở Trung Quốc, người ta thường dùng vỏ cây Ao diệp hậu phác - Magnolia officinalis Rehd, et Wils var, biloba Rehd, et Wils. Hậu phác thuộc loại cây gỗ lớn cao 7 - 15m, vỏ thân tím nâu. Lá mọc so le, tập trung ở ngọn các nhánh, phiến hình trứng thuộc dài 15 - 30cm, rộng 8 - 17cm, đầu lá lõm xuống chia thành 2 thuỳ, phía gốc hẹp lại, cuống lá 2,4 - 4cm, không lông. Hoa màu trắng thơm, đường kính 9 - 12cm, nhị và nhuỵ nhiều. Quả kép gồm nhiều quả đại, hình trứng dài 11 - 16cm, rộng 5 - 6,5cm. Cây thường mọc ở những nơi có khí hậu mát ở Phúc Kiến, Chiết Giang, An Huy, Giang Tây và Hồ Nam. Vỏ cây chữa magnolot và honokiol. Hậu phác có vị đắng, cay, tính ôn, không độc, có tác dụng táo thấp tiêu đàm, hạ khí trừ mạn. Thường được dùng trị bệnh đầy bụng, ăn uống không tiêu, đau bụng, nôn mửa, đại tiện bí, táo.
Bài viết cùng chuyên mục
Găng nam bộ: cây thuốc trị sốt rét
Vỏ dùng trị sốt rét rừng, gỗ cũng được dùng trị sốt rét, Hoa, lá vỏ cây được dùng nấu nước uống thay trà.
Phi lao: nước sắc lá dùng trị đau bụng
Vỏ thân có tác dụng phát hãn làm toát mồ hôi và lợi niệu, cành non có tác dụng bình suyễn và lợi niệu, rễ lại có tác dụng làm ngừng toát mồ hôi chỉ hãn, lá có tác dụng kháng sinh
Cám trắng: trị cơn đau bụng
Ở Campuchia, người ta ngâm hay hãm vỏ để uống trị các cơn đau bụng hay cơn sỏi
Kê náp: thuốc trị thiểu năng mật
Dịch lá lẫn đường và Hồ tiêu dùng trong thiểu năng mật với độ chua mạnh, Hạt dùng ngoài đắp vết thương đau và bầm giập.
Lục lạc lá ổi dài, chữa sưng họng, quai bị
Chữa sưng họng, quai bị, lỵ và điều kinh. Ở Lào, người ta dùng rễ để trị sỏi bàng quang. Ở Trung Quốc, toàn cây dùng trị ho, nôn ra máu, huyết áp cao
Lục lạc không cuống, tác dụng tiêu viêm
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, nhạt, tính ấm, có độc, có tác dụng tiêu viêm, chống u tân sinh, hoạt huyết
Màn đất: thanh nhiệt giải độc
Ở Malaixia, rễ được dùng để cầm ỉa chảy, nước sắc rễ và lá được dùng làm thuốc trị giun, ở Trung Quốc, toàn cây dùng chữa phổi nóng sinh ho, viêm hầu, rắn cắn, sái xương
Cáng lò: dùng trị cảm mạo
Cây cáng lò là một loài cây gỗ nhỏ có giá trị kinh tế và dược liệu. Với những đặc điểm sinh thái và thành phần hóa học đặc trưng, cây cáng lò đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Cỏ luồng: cây thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu
Trị xuất huyết, dùng Cỏ luồng phối hợp với rễ cây Muối 60g, sắc nước uống, Lỵ trực trùng, dùng Cỏ luồng phối hợp với Tai tượng Úc, Thằn lằn đều 30g sắc uống
Giá: cây thuốc gây xổ, sẩy thai
Người ta thường dùng nhựa mủ làm thuốc duốc cá, có khi cũng dùng lá làm thành bột thả xuống nước, Mủ có thể dùng chữa loét mạn tính.
Dứa Mỹ lá nhỏ, cây thuốc lợi tiểu
Ở Ân Độ, rễ được dùng làm thuốc lợi tiểu, làm toát mồ hôi, Dịch lá cây được dùng đắp vào các vết thâm tím
Hóa hương: cây thuốc diệt sâu bọ
Lá được dùng diệt sâu bọ, làm thuốc duốc cá và chữa bệnh ngoài da. Quả và vỏ cây được dùng trong việc nhuộm vải.
Cò kè Á châu: cây thuốc dùng trị phát ban mụn mủ
Cây mọc ở rừng thưa, rừng già các tỉnh Nam Hà, Ninh Bình, Quảng Bình, Đắc Lắc, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Quả làm se, làm mát và lợi tiêu hoá
Mô ca, thuốc chữa các vết thương
Vỏ cũng được dùng làm thuốc chữa các vết thương, chữa viêm lợi răng. Nhựa gôm chảy ra từ gỗ cây có màu vàng sáng, cũng có những tính chất như gôm arabic, dùng được làm thuốc trị ỉa chảy
Hồi núi: cây thuốc có độc
Người ta chỉ dùng hạt giã ra để duốc cá, không dùng uống được, Nếu dùng nhầm sẽ bị ngộ độc: có triệu chứng nôn mửa, rát họng, đau bụng.
Nhài: trị ngoại cảm phát sốt
Hoa sắc nước dùng rửa mặt, chữa viêm màng khoé mắt và màng mộng, chữa trẻ em lên sởi có sốt, sởi mọc không đều
Ớt làn lá nhỏ: dùng trị đau bụng
Rễ dùng trị đau bụng, hầu họng sưng đau, phong thấp tê đau và huyết áp cao, cũng có thể dùng trị rắn cắn và rút gai dằm.
Gai ma vương: cây thuốc chữa đau đầu chóng mặt
Thường dùng chữa đau đầu chóng mặt, ngực bụng trướng đau, tắc sữa, đau vú, mắt đỏ, nhức vùng mắt, chảy nhiều nước mắt, ngứa ngáy.
Giền, cây thuốc bổ máu
Nhân dân dùng vỏ cây Giền để làm thuốc bổ máu, chữa xanh xao suy nhược, điều trị sốt rét, làm rượu bổ cho phụ nữ sau khi đẻ, làm thuốc điều kinh
Mến tường: trị viêm phế quản
Loài phân bố ở Ân Độ, và Việt Nam. Ở nước ta cây thường mọc trên đường cũ, đá ẩm, trên vôi từ thấp đến độ cao 1000m từ Lào Cai, Hoà Bình tới Quảng Nam.
Hèo, cây thuốc trị chảy máu
Ở Trung Quốc, rễ Hèo dùng trị lao thương, Sợi của bẹ lá trị chảy máu, khạc ra máu, sản hậu băng huyết
Chành ràng: dùng chữa thống phong và thấp khớp
Lá hãm uống dùng trị sốt. Còn dùng chữa thống phong và thấp khớp, trị các vết thương sưng phù và bỏng. Vỏ gỗ nấu nước tắm và chườm nóng làm se
Đậu biếc lông vàng: cây thuốc trị phù thũng
Cây dây leo cứng, rễ phình thành củ, nhánh không lông. Lá kép với 3 lá chét hình ngọn giáo rộng, cứng.
Bí đỏ, trị giun diệt sán xơ mít
Hạt dùng trị giun, diệt sán xơ mít, lợi tiểu và bổ. Dầu dùng để bổ thần kinh; thịt quả dùng đắp trị bỏng, sưng viêm và nhọt
Ké đay vàng, thuốc lợi tiểu và tiêu sạn sỏi
Rễ có vị đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu và tiêu sạn sỏi, thanh nhiệt và trừ được cảm lạnh. Lá, hoa và quả có chất nhầy, làm dịu và se