- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Phong quỳ: dùng chữa bệnh về tim
Phong quỳ: dùng chữa bệnh về tim
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Phong quỳ - Anemone-japonica (Thunb.)Sieb.et - Zuce,(A.vitifolia Buch.- Ham. var. japonica Finet et Gagnep.), thuộc họ Hoàng liên - Ranunculaceae.
Mô tả
Cây thảo cao từ 80cm - lm, bậm, có lông mềm. Lá chụm ở gốc có cuống dài trên 30cm, cuống nhỏ dài đến 8mm, có lông mịn; lá chét 3 - 5 hay rõ rệt có 3 - 5 thuỳ, có lông mịn ở trên, hay có lông dài ở dưới, dạng tim, đường kính 15 - 20cm. Bao chung có 3 lá giống với những lá ở thân nhưng tiêu giảm hơn. Cụm hoa gồm 3 - 4 hoa trắng, có cuống hoa dài 5cm hay hơn; hoa rộng 3 - 4cm, lá đài xoan dài 1,5cm, nhị nhiều, lá noãn có nhuỵ. Quả bế đầy lông đen, có cuống khá dài, có vòi nhuỵ ngắn.
Ra hoa vào tháng 7.
Bộ phận dùng
Rễ - Radix Anenones, thường có tên là Thu mẫu đơn.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Nhật Bản. Ở nước ta, cũng mọc khá phổ biến trong các savan cỏ vùng Sapa (Lào Cai).
Thành phần hoá học
Có anemonin.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Rễ được dùng phối hợp với các vị thuốc khác chữa bệnh về tim.
Ghi chú
Ở Vân Nam (Trung Quốc) rễ cây Dã miên hoa - Anemone vitifolia Buch. Ham. ex DC. - có vị đắng tính hàn; có ít độc, có tác dụng khư phong thấp, thanh nhiệt giải độc, trị phong thấp đau nhức khớp xương, gẫy xương, chứng giun đũa.
Bài viết cùng chuyên mục
Quyển bá xanh lục: có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp tiêu viêm
Quyển bá xanh lục vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp tiêu viêm, chống khối u tân sinh
Nhài: trị ngoại cảm phát sốt
Hoa sắc nước dùng rửa mặt, chữa viêm màng khoé mắt và màng mộng, chữa trẻ em lên sởi có sốt, sởi mọc không đều
Kinh giới đất, thuốc chữa cảm cúm
Cũng như nhiều loài khác, có thể dùng làm thuốc phát hàn và lợi tiểu, giải nắng, chỉ hoắc loạn, đau bụng, mặt mắt phù nề, cước khí và cấp tính viêm dạ dày
Nho dại: dùng trị phong thấp
Quả có thể dùng ăn và chế rượu, rễ được dùng trị phong thấp, khớp xương đau nhức, viêm gan vàng da, tiêu hoá kém, cụm nhọt, viêm vú.
Dũ dẻ trơn, cây thuốc bổ huyết
Hoa thơm, có thể dùng để sản xuất nước hoa, Quả chín ăn được, Vỏ thân có khi dùng để ăn trầu, Lá nấu nước uống giúp tiêu hoá tốt
Hy kiểm: thuốc trị sốt rét
Dùng uống trong trị sốt rét, trẻ em cam tích, rắn độc cắn, đau răng. Dùng ngoài nấu nước rửa các loại sang độc và sưng đỏ từng bộ phận.
Gạo sấm, cây thuốc đắp vết thương
Dầu hạt có thể chế tạo xà phòng, Lá được sử dụng trong phạm vi dân gian làm thuốc giã đắp các vết thương do tên thuốc độc
Lốp bốp, thuốc bổ
Thường dùng 8 đến 12g ngâm rượu uống. Dân gian còn dùng nó trị dị ứng do ăn uống, trị phong ngứa ban trái, trị gan nóng
Mã tiền Trung Quốc, chữa đau đầu
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cây mọc ở rừng rậm và rừng vùng núi cao, trên đất sét hay cát, ở nước ta chỉ gặp ở tỉnh Quảng Ninh
Cà gai leo, trị cảm cúm
Cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu
Hoa mười giờ, cây thuốc trị đinh nhọt và viêm mủ da
Thường dùng ngoài trị đinh nhọt và viêm mủ da, ghẻ ngứa và bỏng, eczema, Giã cây tươi hoặc chiết, dịch cây dùng bôi ngoài
Hoắc hương: cây thuốc trị cảm mạo trúng nắng
Hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày ruột, giúp sự tiêu hoá, hành khí, giảm đau.
Chùa dù: dùng làm thuốc chữa cảm cúm
Trong nhân dân, cây Chùa dù được dùng làm thuốc chữa cảm cúm, sốt, ho, tiểu tiện khó do bị viêm, tiểu tiện ra máu.
Ngải nạp hương đầu to, thuốc lợi tiêu hoá
Ở Malaixia, lá và cuống lá được dùng như thuốc lợi tiêu hoá, sát trùng và làm ra mồ hôi. Rễ được dùng sắc uống trị ho. Rễ cũng có thể sắc uống bổ máu cho phụ nữ sau khi sinh
Lu lu đực: thanh nhiệt giải độc
Vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có ít độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu. Ở châu Âu, người ta cho rằng nó có tính chống co thắt, giảm đau, làm dễ ngủ.
Chàm dại: thuốc chữa lở loét chân tay
Chàm dại là một loại cây bụi nhỏ, thường cao khoảng 2 mét. Cây có nhiều cành nhánh, lá kép lông chim. Hoa chàm dại có màu tím nhạt hoặc hồng, mọc thành chùm ở đầu cành. Quả là những quả đậu nhỏ, hình trụ, chứa nhiều hạt.
Gừng lúa, cây thuốc bó trật gân
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng củ giã nát để bó nơi trặc gân, viêm tấy và thấp khớp
Gáo tròn, cây thuốc sát trùng
Ở Ân Độ, người ta dùng vỏ làm thuốc sát trùng các vết thương, Ở Campuchia, người ta dùng rễ trị ỉa chảy và lỵ
Duối: cây thuốc chữa phù thũng
Gỗ mịn, trắng, mềm, đẹp thường dùng để khắc dấu, tiện đồ đạc, vỏ chứa nhiều xơ dùng dệt túi, làm nguyên liệu chế bông nhân tạo và làm giấy
Cách lông mềm: trị các rối loạn của dạ dày
Ở Inđônêxia, lá nghiền ra dùng điều trị vết thương cho động vật nuôi. Ở Ân Độ, dầu rễ thơm, dùng làm thuốc trị các rối loạn của dạ dày.
Chòi mòi nam: dùng lá hãm uống
Loài đặc hữu của Trung Việt Nam, Nam Việt Nam và Campuchia, Ở Campuchia, nhân dân dùng lá hãm uống xem như là bổ
Canh châu: thanh nhiệt giải độc
Lá thường dùng riêng hoặc phối hợp với lá Vối làm nước uống thay trà, vừa giải khát, vừa phòng bệnh sởi đậu.
Muống biển: trừ thấp tiêu viêm
Nhân dân ta thường dùng lá Muống biển làm thức ăn cho thỏ, dê, ngựa, chuột lang; cũng dùng cho trâu bò nhưng chúng không thích ăn vì có mùi hăng và làm cho sữa bò có mùi vị không ngon.
Han lình: cây thuốc trừ giun
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lông rất ngứa, nhưng rễ được dùng làm thuốc trừ giun, ỉa ra máu và làm dễ tiêu hoá.
Mai: chữa uất muộn tâm phiền
Vị hơi chua, mặn, tính bình; có tác dụng khai uất hoà trung, hoá đàm, giải độc, Được dùng chữa uất muộn tâm phiền, can vị khí thống, mai hạch khí sang độc, tràng nhạc.