- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Nhãn: chữa trí nhớ suy giảm hay quên
Nhãn: chữa trí nhớ suy giảm hay quên
Cùi Nhãn dùng chữa trí nhớ suy giảm hay quên, tý lự quá ðộ mất ngủ, thần kinh suy nhược, tâm thần mệt mỏi hồi hộp, hoảng hốt.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhãn - Dimocarpus longan Lour. (Euphoria longan (Lour.) Stend.), thuộc họ Bồ hòn - Sapinda-ceae.
Mô tả
Cây cao 5 - 10m, tán lá tròn xoè ra và rậm rạp. Cành non có lông. Lá mọc so le, kép lông chim, gồm 3 - 5 đôi lá chét nhẵn, mặt dưới màu thẫm hơn. Hoa xếp thành chuỳ mọc ở ngọn cành và ở nách lá, màu vàng nhạt. Quả tròn, vỏ quả vàng trơn nhẵn. Hạt đen nhánh. Áo hạt màu trắng trong bao quanh hạt và không dính vào hạt, khi chín thì ngọt và ăn mát.
Bộ phận dùng
Áo hạt (hay gọi là cùi) - Arillus Longan, thường gọi là Long nhãn nhục. Hạt, lá cũng được dùng.
Nơi sống và thu hái
Gốc ở Ấn Độ, được trồng ở vùng đồng bằng. Nhãn dễ trồng, mọc nhanh, thích hợp với đất thịt pha cát, nơi có lớp đất canh tác sâu. Có thể trồng bằng hạt, bằng cành chiết hay ghép cây. Độ 4 - 5 năm thì có quả, thời gian cho quả cũng rất lâu. Vào tháng 6 - 8, khi Nhãn chín, thu về, phơi nắng hay sấy cho cùi vàng đều thì lột cùi, phơi tiếp đến khô thì dùng. Hạt dùng phơi khô. Rễ và lá thu hái quanh năm.
Thành phần hoá học
Cùi Nhãn còn tươi có các thành phần sau, tính theo %: nước 77,15, tro 0,01, chất béo 0,13, protid 1,47, hợp chất có nitrogen tan trong nước 20,55, đường saccharose 12,25, vitamin A và B. Cùi Nhãn khô chứa nước 0,85, chất tan trong nước 79,77, chất không tan trong nước 19,39, tro 3,36. Trong phần tan trong nước có glucose 26,91%, saccharose 0,22%, acid tartric 1,26%, chất có nitrogen 6,309%.
Hạt Nhãn chứa tinh bột, saponin, chất béo và tanin. Lá chứa quercetrin, quercetin, tanin.
Tính vị, tác dụng
Cùi Nhãn có vị ngọt, tính ấm; có tác dụng bổ tâm, an thần, kiện tỳ, làm tăng cơ nhục. Hạt có vị mặn, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ huyết. Lá có tác dụng hạ nhiệt, tiêu viêm. Rễ có tác dụng lợi tiểu và hoạt huyết.
Công dụng
Các bộ phận khác nhau của Nhãn được dùng như sau:
Cùi Nhãn dùng chữa trí nhớ suy giảm hay quên, tý lự quá ðộ mất ngủ, thần kinh suy nhược, tâm thần mệt mỏi hồi hộp, hoảng hốt, gan kém, tỳ kém, huyết hý, rong kinh, ốm yếu sau khi bị bệnh. Dùng 9 - 15g.
Rễ chữa dưỡng trấp niệu, bạch đới, thống phong. Dùng 15 - 30g.
Lá dùng ngừa sởi, trị cảm lạnh, sốt rét, viêm ruột. Dùng 10 - 15g. Lá nấu nước tắm trị eczema b́u dái.
Hạt dùng trị đau dạ dày, đau thoát vị, mụn nhọt và bỏng, vết thương chảy máu. Dùng 10 - 15g dạng thuốc sắc. Đồng thời tán bột, hoà với dầu Dừa dùng bôi vào chỗ đau.
Vỏ cây và vỏ quả dùng chữa bỏng, chữa sâu răng. Đốt, tán bột hay nấu cao bôi.
Ghi chú
Còn có thứ Nhãn tà, Nhãn cám - Dimocarpus longan Lour. subsp. longan var. obtusa (Pierre) Leenh., có quả ăn được và dùng làm thuốc như Nhãn và vỏ cũng dùng chữa vết thương và cầm máu.
Bài viết cùng chuyên mục
Cáp to: chữa phù và phát ban
Cây cáp to thường là cây nhỏ mọc đứng hoặc leo, có khi là cây gỗ lớn cao tới 12m. Cây có nhiều gai nhọn, nhánh non phủ lông vàng.
Mướp khía: trị gân cốt tê đau
Xơ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thũng.
Mưa cưa: uống sau khi sinh con
Loài của Ân Độ, Mianma, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Cây khá phổ biến ở Nam bộ, Đồng Nai, Sông Bé và Trung bộ Việt Nam, Khánh Hoà, Kon Tum, cũng gặp ở Lào.
Bầu đất dại: cây thuốc giải nhiệt
Người ta còn dùng củ sắc uống làm thuốc trị sốt rét, nên ở vùng Lai Vung tỉnh Đồng Tháp có tên gọi là Ngải rét.
Anh đào
Quả có vỏ quả khá dày, thịt đỏ, mọng nước, mùi dễ chịu, có thể ăn được và chế rượu uống, người ta đã chế ra loại rượu Anh đào của Đà Lạt
Chân danh nam: làm thuốc khai vị
Vỏ cây được dùng trong phạm vi dân gian làm thuốc kiên vị, giúp tiêu hoá. Ở Campuchia, người ta ngâm vỏ trong rượu làm thuốc khai vị, bổ dạ dày
Kim cang nhiều tán: thuốc trị kiết lỵ
Rễ giã ra với nước rỉ đường hay sữa bò đông đặc rồi thêm nước dùng uống trị kiết lỵ ra máu lẫn với phân và trị đau đường tiết niệu khi đái ra nước tiểu đen và đỏ.
Khồm, thuốc trị trướng bụng
Lá dùng làm rau gia vị ăn sống hay luộc chín ăn, Cũng dùng pha nước uống thay chè, Ở Ân độ, hạt trị trướng bụng, nấc, buồn nôn và đau ở bàng quang
Cải kim thất, chữa phong thấp
Cây mọc hoang ở các đồi bãi, savan cỏ và cả trên núi đá, núi đất sa thạch, từ Nam Hà, Ninh Bình, qua Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, đến Kontum, Lâm Đồng
Cỏ kỳ nhông: cây thuốc uống trị ban
Được dùng để chữa bệnh ỉa chảy, và bệnh giang mai, Dân gian dùng toàn cây phối hợp với các vị thuốc khác sắc uống trị ban
Cải ngọt: trị bệnh co thắt
Cải ngọt (Brassica integrifolia) là một loại rau phổ biến, được trồng rộng rãi để lấy lá làm thực phẩm. Tuy nhiên, ít người biết rằng hạt của cây cải ngọt cũng có giá trị dược liệu đáng kể.
Móng bò Lakhon: phụ nữ sau sinh uống
Loài cây này phân bố chủ yếu ở Lào và các vùng phụ cận của Bắc Thái Lan và Bắc Việt Nam. Việc xác định chính xác phạm vi phân bố sẽ giúp bảo tồn và phát triển loài cây này một cách hiệu quả.
Đồng tiền, cây thuốc thanh nhiệt
Lá và rễ cây Đồng tiền có vị nhạt, se, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, hoạt huyết, tán ứ và tiêu bọc máu
Lá lốt, thuốc trị phong hàn thấp
Dùng trị phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại, rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng
Ngọc nữ: trị viêm tai giữa mạn tính
Cây nhỡ nhẵn, nhánh gần như leo cuốn, sinh trưởng khoẻ. Lá mọc đối, xoan ngọn giáo, có mũi nhọn, mép nguyên dài.
Ngải hoa vàng, thanh nhiệt giải thử
Vị đắng, cay, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải thử, trừ chưng, triệt ngược, còn có tác dụng lợi tiêu hóa, lợi tiểu
Cao căng lá nhỏ: trị bán thân bất toại
Thân rễ cũng được dùng thay Mạch môn trị ho kinh niên, tê thấp, bán thân bất toại, mệt mỏi, còi xương
Đơn trà: cây thuốc
Cây bụi nhỏ: Thường mọc dưới tán rừng, cao khoảng 1-2 mét. Lá: Đơn, mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, mép nguyên. Hoa: Mọc thành chùm ở kẽ lá, màu trắng. Quả: Hình cầu, khi chín có màu đen.
Ban rỗ: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Quả và hạt có khi còn được dùng phối hợp với các vị thuốc khác để trị các bệnh về da, điều hoà kinh nguyệt và trị lậu.
Bí đao, có tác dụng lợi tiểu tiện
Bí đao có vị ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng lợi tiểu tiện, tiêu phù thũng, thanh nhiệt, tiêu viêm. Vỏ Bí đao vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm tiêu thũng
Đậu biếc lông vàng: cây thuốc trị phù thũng
Cây dây leo cứng, rễ phình thành củ, nhánh không lông. Lá kép với 3 lá chét hình ngọn giáo rộng, cứng.
Lan len rách: thuốc chữa gẫy xương
Ở Trung Quốc, người ta dùng chữa đòn ngã tổn thương, gẫy xương, mụn nhọt lở ngứa, thuốc có độc. Ở Ân Độ, nước nấu cây dùng xoa tắm khi lên cơn sốt rét.
Bướm bạc: thanh nhiệt giải biểu
Bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khai uất, hoà lý, lương huyết, tiêu viêm
Bông vải, dùng hạt để trị lỵ
Ở Ân Độ, người ta dùng hạt để trị lỵ, và có thể làm thuốc bổ phổi. Dầu hạt dùng làm tan các vết chàm và vết tàn nhang ở da
Nhân trần: dùng chữa hoàng đản yếu gan
Vị hơi cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, khư phong, tiêu thũng, tiêu viêm, chống ngứa.