Lạc: thuốc trị suy nhược

2017-12-16 10:15 AM

Lạc có vị ngọt, bùi, béo có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, nhuận phế, lợi tràng. Trong hạt lạc có một chất cầm máu, có tác dụng trên trương lực cơ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Lạc, Đậu phọng  -  Arachis hypogaea L. thuộc họ Đậu  -  Fabaceae.

Mô tả

Cây thảo hằng năm. Thân phân nhánh từ gốc, có các cành toả ra. Lá lông chim, có 4 lá chét hình trái xoan ngược. Lá kèm 2, làm thành bẹ bao quanh thân, hình dải nhọn. Cụm hoa chùm ở nách, gồm 2 - 4 hoa nhỏ, màu vàng. Quả không chia đôi, hình trụ thuôn, thon lại giữa các hạt, có vân mạng. Hạt hình trứng, có rãnh dọc.

Mùa hoa tháng 5 - 6.

Bộ phận dùng

Hạt, dây lá  -  Semen et Caulis Arachitis Hypogaeae.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở Brazin, được nhập vào trồng ở nước ta từ lâu.

Hạt thường được dùng làm thực phẩm. Dây lá dùng tươi.

Thành phần hoá học

Hạt chứa nước 3 - 5%, chất đạm 20 - 30% chất béo 40 - 50%; chất bột 20%, chất vô cơ2 - 4%. Trong thành phần chất đạm (protein) có một globulin là arachin (60 - 70%) và một albumin là conarachin (25 - 40%) cả hai chất này đều không tan trong nước. Cả arachin và conarachin đều cho các acid amin như methionin, tryptophan và d - threonin. Thành phần chủ yếu trong nhân lạc là dầu lạc. Nó gồm các glycerid của acid béo no và không no, với tỷ lệ thay đổi rất nhiều tuỳ theo loại lạc, acid oleic 51 - 79%; acid linoleic 7,4 - 26%, acid palmitic 8,5% acid stearic 4,5 - 6,2%, acid hexaconic 0,1 - 0,4% và 2 acid chỉ thấy trong dầu lạc là acid arachidic và acid lignoceric.

Tính vị, tác dụng

Lạc có vị ngọt, bùi, béo có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, nhuận phế, lợi tràng. Trong hạt lạc có một chất cầm máu, có tác dụng trên trương lực cơ và tác dụng do làm co thắt các động mạch. Do thành phần protein và chất béo, lạc có tác dụng dinh dưỡng rất cao.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Lạc được dùng làm thực phẩm ở nhiều nước. Dầu lạc được dùng làm dầu ăn và chế thuốc (dùng làm dung môi trong dầu tiêm, dầu xoa ngoài), Lạc cũng được chỉ dẫn dùng trong bệnh suy nhược (làm việc quá sức), lao lực. Còn dùng làm dịu các cơn đau bụng, và phối hợp với Quế, Gừng, làm dịu các cơn đau bụng kinh. Thân và lá dùng chữa bệnh trướng khí ruột kết.

Đơn thuốc

Chữa ho sốt đờm: Dùng 20g lạc giã dập, sắc uống nhắp nhắp thì lợi đờm, bớt ho.

Chữa đại tiện táo kết: Uống 1 chén dầu lạc thì nhuận tràng.

Người bệnh mới khỏi sút cân và phụ nữ ít sữa, nên ăn bột lạc rang, thêm muối và cháo Nếp nấu lẫn bột Củ mài, mỗi buổi sáng, ăn liền vài tuần thì có kết quả.

Phụ nữ bị hư lao ho lâu. Dùng dây lạc khô sắc uống với bã gạc hươu (lộc giác sương) tán bột mỗi lần uống 4g vào buổi sáng.

Bài viết cùng chuyên mục

Mắt trâu, làm dịu đau

Hoa trăng trắng hay vàng xanh, thành cụm hoa phủ lông len, ngắn hơn lá; cánh hoa có lông cứng. Quả dạng bầu dục nạc, màu đo đỏ, cam hay hung rất thơm

Bách bệnh, cây thuốc chữa huyết kém

Quả hình trứng, hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ, chứa một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Mùa hoa quả tháng 3 đến tháng 11

Ba gạc Ấn Độ: cây thuốc hạ huyết áp

Vỏ rễ có vị đắng tính hàn, có tác dụng hạ huyết áp và an thần, thu nhỏ đồng tử, làm se mí mắt, làm chậm nhịp tim và kích thích hoạt động của ruột.

Khúc khắc, thuốc chữa thấp khớp

Dùng chữa thấp khớp đau lưng, đau xương, đau khớp, Cũng dùng chữa mụn nhọt, tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, ngộ độc thủy ngân

Kinh giới nhăn: thuốc cầm máu giảm đau

Ở Trung quốc, cây được dùng trị cảm mạo phong hàn, đau đầu nôn mửa, viêm dạ dày ruột cấp tính, sản hậu đau bụng, lỵ, ăn uống không tiêu, ỉa chảy.

Chay lá bóng: làm thuốc chữa ho ra máu thổ huyết

Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở nước ta, cây mọc hoang trong rừng và đất khai hoang ở Khánh Hoà, Đồng Nai

Đậu mèo: cây thực phẩm

Cây dây leo dài hàng chục mét, thân tròn, có khía rãnh dọc và lông trắng, lá kép với 3 lá chét mỏng, hình xoan hoặc tam giác.

Hoa tím: cây thuốc long đờm

Rễ cây chứa những saponosid và một alcaloid, odoratin, Hoa làm dịu, làm long đờm và làm ra mồ hôi. Rễ làm long đờm, làm nôn, Lá lợi tiểu, tiêu độc

Cây men: trị đau nhức đầu do cảm mạo

Vị cay hơi đắng, tính hơi ấm, có tác dụng tán hàn giải biểu, thanh nhiệt giải thử, tán thấp chỉ dương, tiêu viêm chỉ huyết.

Bạc biển, cây thuốc chữa nọc rắn

Cây gỗ nhỏ cao 3, 4m, gốc to 20cm. Lá mọc khít nhau ở ngọn các nhánh; phiến lá hình trái xoan thuôn, dài 10, 16cm, rộng cỡ 6cm, đầy lông như nhung màu trắng bạc

Duối: cây thuốc chữa phù thũng

Gỗ mịn, trắng, mềm, đẹp thường dùng để khắc dấu, tiện đồ đạc, vỏ chứa nhiều xơ dùng dệt túi, làm nguyên liệu chế bông nhân tạo và làm giấy

Nấm đỏ, làm bả diệt ruồi

Nấm gây ngộ độc mạnh với ảo giác và rối loạn gan, nhưng cũng thường không chết người. Nhân dân dùng nấm này để làm bả diệt ruồi

Lòng trứng thông thường, khư phong tán nhiệt

Ở Trung Quốc, được dùng trị mụn ghẻ, ghẻ lở, ngoại thương xuất huyết, gãy xương và đòn ngã tổn thương

Nạp lụa, chữa đậu sởi

Cây dạng bụi cao 1m; nhánh to có vỏ màu tro. Lá có phiến to, xoan rộng dài đến 17cm, rộng 11cm, không lông, màu lục tươi hay đậm, gân gốc 5, mép có răng thấp

Đen, cây thuốc bổ dưỡng

Gỗ xấu, dễ bị mối mọt nên ít được sử dụng, Hạt luộc ăn được hay ép lấy dầu dùng ăn thay mỡ có tính bổ dưỡng

Mè đất: khư phong giải biểu

Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch lá làm thuốc trị ghẻ và bệnh ngoài da, cũng dùng trị đau đầu và cảm mạo. Ở Inđônêxia, cây cũng được dùng trị bệnh ngoài da.

Bìm bìm vàng: tác dụng thanh nhiệt

Ở Trung Quốc, dùng trị cảm mạo, viêm amygdal cấp tính, viêm hầu họng, viêm kết mạc cấp tính, Dùng ngoài trị mụn nhọt, giã cây tươi đắp.

Dứa Mỹ lá nhỏ, cây thuốc lợi tiểu

Ở Ân Độ, rễ được dùng làm thuốc lợi tiểu, làm toát mồ hôi, Dịch lá cây được dùng đắp vào các vết thâm tím

Khồm, thuốc trị trướng bụng

Lá dùng làm rau gia vị ăn sống hay luộc chín ăn, Cũng dùng pha nước uống thay chè, Ở Ân độ, hạt trị trướng bụng, nấc, buồn nôn và đau ở bàng quang

É lớn đầu bổ, cây thuốc điều hoà và kích thích

Dân gian dùng toàn cây sắc uống chữa cảm sốt ở Philippin, nước sắc rễ dùng trị chứng vô kinh; lá được dùng nấu nước rửa để làm sạch vết thương

Lucuma, Lêkima, cây thuốc

Cây gỗ nhỏ, thân dày và cành khoẻ. Lá thuôn hay thuôn mũi mác, nhẵn, dày, dai, xanh đậm, dài 10-15cm. Hoa nhỏ, mọc đơn độc ở nách lá, màu vàng

Ớt bị: dùng ngoài trị nẻ da

Thứ ớt này có quả to, tròn hay hình túi, nhăn nheo, khi còn non màu xanh lục, khi chín màu vàng hay đỏ cam, vỏ quả dày, rất thơm nhưng không cay

Chân danh Trung Quốc: dùng thay vị đỗ trọng

Loài phân bố ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng, Khánh Hoà. Thu hái vỏ quanh năm.

Mùi: làm dễ tiêu hoá

Rau mùi có vị cay, tính ấm. Dùng uống trong, nó có tác dụng gây trung tiện, dễ tiêu hoá, kích thích. Nó cũng là loại thuốc phát tán, làm cho sởi mọc và tiêu đờm trệ.

Quả nổ ống to: thêm rượu hơ nóng đắp chữa trật gân

Cây thảo có thân vuông, cạnh tròn, có 2 rãnh, có lông thưa, đứng, Lá có phiến thon hẹp, nhọn, gốc hơi tròn, dài 4 đến 5cm, rộng 0,8 đến 1,2cm, có lông; cuống dài 2,5mm