- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Bạch tiền lá liễu, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Bạch tiền lá liễu, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bạch tiền lá liễu - Cynanchum stauntonii (Decne) Schltr. et Lévi., thuộc họ Thiên Lý - Asclepiadaceae.
Mô tả
Thân cứng, không lông, to 3 - 4mm, nhựa mủ trắng có phiến rất hẹp, dài 6 - 8cm, rộng 30 - 4cm, đầu nhọn, gân giữa nhạt, gân phụ không rõ; cuống dài 2 - 3mm. Cụm hoa xim ít hoa; cuống như chỉ cao 1mm; lá dài 2mm; cánh hoa dài 5mm xoắn vặn.
Bộ phận dùng
Thân rễ - Rhizoma Cynanchi Stautonii, thường gọi là Bạch tiền.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc dựa bờ đê, đập, vùng Hà tiên tỉnh Kiên Giang.
Thu hái thân rễ vào mùa thu, rửa sạch phơi cho khô.
Thành phần hoá học
Có glaucogenin A.B, glaucosideA glaucogenin - C-mono-D-thevetoside.
Tính vị, tác dụng
Vị cay, đắng, tính hơi ấm; có tác dụng khu phong tán nhiệt, tiêu thũng giảm đau, tả phế, giáng khí, hạ đàm ngừng ho.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ở Trung Quốc, toàn cây dùng làm thuốc thanh nhiệt giải độc. Thân rễ được sử dụng nhiều chữa các bệnh về phổi, ho nhiều đờm, đau tức ngực, trẻ em cam tích.
Bài viết cùng chuyên mục
Mận: lợi tiêu hoá
Mận là loại cây ăn quả quen thuộc, được trồng rộng rãi ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam . Quả mận có vị ngọt chua đặc trưng, giàu vitamin và khoáng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ngọc lan tây: gội đầu sạch gàu
Các bộ phận của cây, nhất là tinh dầu có tác dụng giảm sự tăng biên độ hô hấp và nhịp tim đập nhanh, giảm huyết áp
Quyển bá bám đá: tác dụng thanh nhiệt lợi thấp tiêu viêm
Được dùng trị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, lưng eo đau nhức, mồ hôi trộm, trướng bụng, phù thũng toàn thân, tiểu tiện bất lợi, bỏng lửa, bỏng nước, dao chém xuất huyết, rắn cắn
Hòe Bắc bộ, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc, có nơi, người ta dùng rễ cây này chữa ung thư, cho rằng nó có khả năng ức chế sự phân liệt của tế bào ung thư
Cỏ dùi trống: chữa đau mắt nhức đầu
Cỏ dùi trống (Cốc tinh thảo) là một loại thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam. Với những đặc tính nổi bật như tán phong nhiệt, làm sáng mắt và sát trùng.
Lạc địa, thuốc giải độc
Thường được trồng làm cây phủ đất trong các đồn điền. Cũng dùng được làm thức ăn gia súc. Đồng bào dân tộc ở Bắc Thái dùng toàn cây chữa phù thận
Điều nhuộm: cây thuốc hạ nhiệt trừ lỵ
Hạt có tác dụng thu liễm thoái nhiệt, Hoa có tác dụng bổ huyết trừ lỵ; lá cũng có tác dụng hạ nhiệt.
Ích mẫu nam: thuốc hạ nhiệt giảm sốt
Lá có vị đắng, là loại thuốc bổ đắng, có tác dụng hạ nhiệt giảm sốt, chống nôn, chống co thắt và trừ giun, hạt có hoạt tính trừ ký sinh trùng sốt rét.
Phòng phong thảo: dùng chữa cảm mạo ho viêm mũi mạn tính
Vị cay, đắng, tính hơi ấm, có hương thơm; có tác dụng khư phong phát biểu, tiêu viêm chống đau, tiêu tích trệ, hoà trung chỉ ẩu
Bán biên liên, cây thuốc lợi tiểu
Tràng hoa màu tím, màu xanh lơ hay trắng, chẻ tới gốc, 5 thuỳ hình trái xoan, 2 cánh tròn nhỏ hơn, Nhị 5, hình cong, dính ở đỉnh thành một cái vòng quanh nuốm
Mỏ quạ: trị phong thấp đau nhức
Quả dùng ăn được hoặc để nấu rượu. Rễ được dùng trị đòn ngã, phong thấp đau nhức lưng gối, lao phổi, ho ra máu hoặc khạc ra đờm lẫn máu, bế kinh, hoàng đản và ung sang thũng độc.
Nấm thông, trị chứng phụ nữ bạch đới
Thịt dày, cứng, trắng, có mùi vị dễ chịu, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt giải phiền, đường huyết hoà trung, thư cân hoạt huyết, bổ hư đề thần
Móc diều: trị phong hàn cảm mạo
Ở Trung Quốc, rễ được dùng trị phong hàn cảm mạo, sởi không mọc, sán khí, viêm nhánh khí quản. Hạt dùng trị sốt rét, lỵ. Lõi thân dùng trị trẻ em cam tích.
Lăn tăn: thuốc chữa đau dạ dày và ruột
Ở Inđônêxia cây được dùng chữa đau dạ dày và ruột. Ở Malaixia, người ta giã cây với một ít tỏi và muối và đặt vào bụng trẻ sơ sinh để trục giun ở ruột.
Nguyệt quới: đắp vết thương và vết đứt
Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ rễ nghiền ra để ăn và sát lên những chỗ đau của cơ thể, bột lá dùng đắp vết thương và vết đứt.
Ngải tiên: khư phong trừ thấp
Vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng khư phong trừ thấp, ôn trung tán hàn. Tinh dầu có tính gây trung tiện, trừ giun.
Choại: uống trị các cơn sốt
Ở Malaixia, người ta dùng nước sắc của cây và dịch của nó để uống trị các cơn sốt, nước hãm cây dùng đắp vào đầu để hạ nhiệt, làm mát.
Ổ sao dãy: dùng chữa bệnh đường tiết niệu
Vị ngọt và hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, lương huyết, chỉ huyết, ở Thiểm Tây, cây được xem như có vị nhạt, tính hàn
Nấm xốp hồng, dùng làm gia vị
Nấm mọc đơn độc trên đất rừng, đặc biệt rừng có lẫn cây sồi, dẻ, ở môi trường chua. Thường xuất hiện vào mùa hè và mùa thu, với nhiều dạng
Mật sâm: thuốc điều kinh
Cây gốc ở châu Mỹ nhiệt đới, được trồng từ thấp cho đến 1000m, lấy bóng mát dọc các đường đi, trước sân nhà, có thể thu hái rễ và lá quanh năm.
Muối (cây): dưỡng huyết giải độc
Rễ, lá có vị mặn, tính mát; có tác dụng dưỡng huyết giải độc, hoạt huyết tán ứ. Vỏ rễ cũng có vị mặn, chát, tính mát, có tác dụng tán ứ, sinh tân, tiêu viêm giải độc, chỉ huyết, lợi niệu.
Bướm bạc lá: rửa các vết thương
Lá bầu dục thuôn, có khi hình ngọn giáo ngược, nhọn và tròn ở gốc, nhọn thành đuôi ở chóp, dài 8 - 15cm, rộng 3 - 5cm, màu lục sẫm ở trên, màu sáng hơn ở dưới, mỏng, dai.
Lạc tiên: thuốc trị ho
Lạc tiên có vị ngọt và đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Quả có tác dụng an thần, giảm đau.
Cà gai leo, trị cảm cúm
Cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu
Mã tiền hoa nách, rễ làm thuốc
Cây của rừng, rừng thưa, lùm bụi, dọc theo các suối từ vùng thấp tới vùng cao 2000m từ Lai Châu, Lào Cai đến các tỉnh Tây Nguyên, Kontum, Lâm Đồng và An Giang