- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Măng tây, thuốc trị thấp khớp, thống phong
Măng tây, thuốc trị thấp khớp, thống phong
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Măng tây - Asparagus officinalis L, thuộc họ Thiên môn - Aspargaceae.
Mô tả
Cây thảo có thân mọc ngầm trong đất, thường gọi là thân rễ. Thân rễ dày, mang nhiều rễ dài, đường kính 5-6mm, màu nâu sáng, xốp. Các thân đứng mọc trong không khí lởm chởm những vết sẹo của những nhánh đã rụng. Các thân khi sinh này mang những vòng cành biến đổi thành lá hình kim. Lá thật tiêu giảm. Hoa rất nhỏ, màu lục, hình chuông, dài độ 6mm, tập hợp 4-6 cái thành nhóm ở nách lá của các cành dạng lá. Quả hình cầu, dày màu đỏ.
Hoa tháng 7-8.
Bộ phận dùng
Rễ - Radix Asparagi Officinalis, thường có tên là Thạch tiêu bách.
Nơi sống và thu hái
Cây của miền Nam châu Âu, được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Ta cũng trồng chú yếu để lấy chồi non (măng) làm rau ăn, măng là những chồi của thân rễ của cây. Khi nó vừa ló lên mặt đất thì người ta cắt đi vì khi ấy nó còn mềm; khi nó lên cao nữa thì mạch gồ xuất hiện làm cho màng cứng khô ăn. Có thể thu hái măng và rễ quanh năm.
Thành phần hoá học
Các thành phần đã biết là nước 90-95% glucid 1,70-2,50% lipid 0,10- 0,15%, protid 1,60-1,90%, cellulose 0,55-0,70%, các vitamin A, B1, B2, C, khoảng 10% chất khoáng với mangan, sắt, photpho, kali, calcium four, brome, iod, một ít tanin, một saponosid mà genin là sarsasapogenin; các chồi non chứa asparagin, coniferin, một ít rutosid (có nhiều hơn ở các phần xanh) các vết anthocyamosid và một chất có lưu huỳnh có thể là dẫn xuất methylsulfonium của methylmercapten (methanethiol) có mùi khó chịu. Trong rễ có sarsasapogenin coniferin, acid chelidonic, mannit, asparagin, muối kali.
Tính vị, tác dụng
Rễ cây có vị đắng, hơi cay, tính hơi ấm, có tác dụng nhuận phế trấn khái, khư đàm, sát trùng Măng có tác dụng làm dịu sự kích thích, lợi tiểu, nhuận tràng, trợ tim, làm dịu, bổ và kích dục, cung cấp chất khoáng cho cơ thể, làm giảm lượng glucose niệu. Rễ lợi tiểu hơn măng, làm giảm lượng muối, giúp ăn ngon và làm dịu tim Asparagin rất cần cho sự xây dựng, sự phân chia các tế bào và sự phục hồi cơ thể.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Măng thường dùng để ăn, có mùi dễ chịu, dùng rất tốt, cho người suy niệu, thấp khớp, thống phong, viêm phế quản mạn tính, đái đường, đánh trống ngực.
Rễ được dùng cho các trường hợp giảm niệu của bệnh nhãn tim, các bệnh về thận, thuỷ thũng, vàng da.
Ở Trung Quốc, Măng tây được dùng trị phổi nóng sinh ho và sát trùng, được dùng ngoài trị bệnh ngoài da, ghẻ, nấm và ký sinh trùng.
Ghi chú
Dùng Măng như rau hoặc dùng dịch chiết. Người bị viêm bàng quang, viêm khớp cấp tính không nên dùng. Rễ dùng dưới dạng nước sắc, cao lỏng hay xirô. Không dùng cho người bị viêm đường tiết niệu cũng như người bị bệnh thần kinh.
Bài viết cùng chuyên mục
Ngà voi, đắp chữa sưng tấy
Cây thảo sống nhiều năm, có thân rễ. Lá 5 đến 10, trong một mặt phẳng, hěnh trụ nhọn cao 0,3 đến 1,2m, mŕu xanh đậm có rằn ri, có rãnh cạn hay không
Cách lá rộng, trị phù thũng
Ở Ân Độ, người ta dùng lá làm thuốc uống trong và đắp ngoài trị phù thũng. Nhựa của vỏ cây dùng đắp nhọt đầu đinh
Cói nước: củ làm thuốc chữa bí đái, đầy tức, thuỷ thũng
Cói nước dùng dệt chiếu, thảm, đệm, và nhiều mặt hàng thủ công khác, Củ được dùng chữa bí đái, đầy tức, thuỷ thũng, sản hậu lách to, nặng bụng, tiêu hoá kém
Câu đằng Trung Quốc: sử dụng làm thuốc an thần
Ở nước ta chỉ gặp ở rừng Sapa, tỉnh Lào Cai. Thu hái móc ở cành nhỏ, phơi khô. Ở Trung Quốc, người ta cũng sử dụng làm thuốc an thần như Câu đằng
Kháo vàng bông: thuốc giãn gân
Vỏ cây được sử dụng ở Trung quốc làm thuốc giãn gân, tiêu thũng. Hạt ép dầu chế xà phòng và dầu bôi trơn.
Bông ổi, hạ sốt tiêu độc
Rễ có vị dịu, tính mát, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, giảm đau. Người ta biết lantanin, cũng như quinin, làm giảm sự tuần hoàn và hạ nhiệt
Phong hà: chữa kinh nguyệt không đều
Vị ngọt, tính ấm, có tác dụng khư phong lợi thấp, hoạt huyết tán ứ, điều kinh, tiêu thũng giảm đau, thường được dùng chữa phong thấp tê đau, thiên đầu thống, kinh nguyệt không đều
Đinh hương, cây thuốc sát trùng
Từ lâu, người ta đã biết dùng Đinh hương để làm thơm hơi thở. Trong y học Đông phương, Đinh hương đã được sử dụng từ lâu ở Trung Quốc làm chất kích thích thơm
Lan gấm đất cao, thuốc trừ ho
Vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khư phong trấn kinh, trừ ho chặn suyễn, tiêu thũng lợi niệu, khư phong thấp
Hướng dương dại: thuốc trị ghẻ
Hướng dương dại, hay còn gọi là các loài hoa trong họ Cúc (Asteraceae) có hình dáng tương tự hoa hướng dương nhưng mọc hoang dã, thường được sử dụng trong y học dân gian để điều trị một số bệnh.
Nhót núi: cây thuốc dùng trị phong thấp đau nhức khớp xương
Rễ dùng trị phong thấp đau nhức khớp xương, đòn ngã ứ đau, thổ huyết, chó dại cắn. Lá dùng trị viêm nhánh khí quản mạn tính, hen phế quản, cảm mạo và ho
Nghiến: chữa ỉa chảy
Nghiến là một loài cây thuộc họ Đay, có tên khoa học là Burettiodendron tonkinensis. Loài cây này có giá trị kinh tế và y học cao, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Lan đầu rồng, thuốc điều trị bỏng
Ở Ân Độ, các bộ lạc miền núi rất thích dùng hành củ của cây này để điều trị bỏng giập, nhất là bỏng ở lòng bàn tay
Mắc mát: chữa đau bụng ỉa chảy
Mắc mát, lạc tiên là một loại cây dây leo thuộc họ Lạc tiên (Passifloraceae). Loài cây này nổi tiếng với những bông hoa đẹp mắt và quả ăn được.
Ngọc vạn: cây thuốc
Loài phân bố ở Ấn Độ, Nêpan, Bhutan, Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào và Việt Nam
Quế Bắc bộ: chữa thận hư đau lưng cảm mạo và đau xương
Cây gỗ lớn, nhánh mảnh, dẹp dẹp, nâu đen, lá mọc so le, có phiến bầu dục, thon nhỏ, dài 7,5 đến 10cm, rộng 2,5 đến 3cm; mặt trên ôliu nâu nâu, 3 gân gốc, một cặp cách gốc 3 đến 4mm
Đậu đen thòng: cây thực phẩm
Quả và chồi non được dùng ăn như các loại rau xanh và dùng để chăn nuôi, và làm cây phân xanh.
Guột, cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu
Cây của miền nhiệt đới và á nhiệt đới, thường mọc ở vùng đồi núi Bắc bộ và Trung Bộ của nước ta, Thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch
Kê chân vịt, thuốc làm săn da
Hạt ăn được như ngũ cốc, Có thể làm rượu, Ở Ân độ, hạt được dùng trong trường hợp giảm mật và làm săn da
Bầu: cây thuốc giải nhiệt
Quả bầu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, tiêu thũng, trừ ngứa, Lá bầu có vị ngọt, tính bình, có thể làm thức ăn chống đói.
Chè quay: cây thuốc dùng trị bệnh lậu
Hoa trắng, xếp dày đặc thành chuỳ dạng bông ở nách lá. Hoa có 8 lá đài, 8 cánh hoa có lông dài, 8 nhị, bầu giữa với 3 giá noãn
Mua sẻ tẽ bông: trị ỉa chảy và lỵ
Quả hơi nạc, có thịt đỏ hơi thơm và có vị se, dùng ăn được. Lá dùng trị ỉa chảy và lỵ. Lá và chồi hoa được dùng như chất làm săn da trong bệnh khí hư và ỉa chảy mạn tính.
Dưa lông nhím, cây thuốc lợi sữa
Loài của Trung Quốc và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở Lào Cai và Ninh Bình, Thu hái cây và quả vào mùa thu-đông, dùng tươi hay phơi khô
Náng hoa đỏ: gây buồn nôn
Hành được dùng trị bỏng, chín mé, nhọt, có khi được dùng như Náng hoa trắng trị tê thấp, phù thũng.
Đình lịch, cây thuốc đắp vết thương
Ở Malaixia, lá thường được dùng làm thuốc đắp chữa vết thương và sưng phù, Ở Malaixia, dịch lá hơi se dùng làm thuốc lọc máu và làm săn da