Cám: cây làm thuốc

2018-05-05 11:54 AM
Quả không ngọt như các loại quả khác nhưng vỏ quả và hạt đều ăn được, có thể chống đói. Cũng dùng lấy đường và chế rượu

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cám - Parinari annamensis (Hance) J.E. Vidal, thuộc họ Cám - Chrysobalanaceae.

Mô tả

Cây gỗ trung bình hay lớn, cao 15 - 30m, đường kính 30 - 60cm.

Lá dai, hình trái xoan hay hình bầu dục, tù hay thon hẹp ngắn ở gốc, nguyên, dài 6 - 15cm, rộng 4 - 9cm, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới phủ lông trắng hay xám nhạt; gân bên 12 - 15 đôi, nổi rõ ở mặt dưới; gân con hình mạng rõ; cuống lá dài 7 - 10mm có phủ lông mềm và có rãnh ở trên. Hoa nhiều, màu trắng, nhỏ, rộng 3mm, xếp thành chuỳ kép ở ngọn, phủ lớp lông ngắn màu vàng hoe dày đặc. Quả hình trứng hay gần hình cầu, dài 4cm, rộng 3cm, phủ nhiều lỗ bì xám; vỏ quả ngoài dày, có nhiều vẩy xám bạc. Hạch rất to, hoá xương, nhăn nheo, có 2 ô, chứa mỗi ô một hạt.

Hoa tháng 3 - 4, quả tháng 5 - 6 trở đi.

Bộ phận dùng

Quả - Fructus Parinari.

Nơi sống và thu hái

Cây của rừng thưa và rừng rậm ẩm phổ biến ở miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia, trên đất cát hay đất có đá.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả không ngọt như các loại quả khác nhưng vỏ quả và hạt đều ăn được, có thể chống đói. Cũng dùng lấy đường và chế rượu. Hạch giàu về dầu, nhưng vì vỏ hạch quá dày nên khó đập vỡ và sử dụng dễ dàng như các loại hạt khác. Dầu này dễ khô, có thể dùng trong mỹ phẩm chế xà phòng cao cấp. Vỏ cây dùng làm hương thắp. Vỏ quả được sử dụng trong y học dân gian Campuchia làm thuốc trong một chế phẩm gọi là thnam pooy.

Bài viết cùng chuyên mục

Mè đất: khư phong giải biểu

Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch lá làm thuốc trị ghẻ và bệnh ngoài da, cũng dùng trị đau đầu và cảm mạo. Ở Inđônêxia, cây cũng được dùng trị bệnh ngoài da.

Chùm gởi ký sinh: dùng sắc uống làm dịu đau dạ dày

Bụi bán ký sinh, nhánh mảnh, lá mọc đối, phiến xoan hay xoan bầu dục, dài 5 đến 10cm, rộng 3 đến 5cm, có gân không rõ, không lông, đen khi khô.

Kinh giới dại: thuốc thanh nhiệt giải độc

Chữa ho gà, nhức đầu, ngạt mũi, viêm mũi, viêm kết mạc cấp, viêm amygdal, sốt, tổn thương do ngã hay bị đánh đòn, đau lưng và đau gối do phong thấp.

Bạch đàn trắng, cây thuốc chữa ỉa chảy

Khi áp dụng làm chất gây săn trong chảy máu hoặc trường hợp thanh quản bị đau, gôm được trộn lẫn với một lượng tương đương tinh bột

Chóc ri: dùng chữa ho đờm hen suyễn

Cấp cứu trúng gió cắn răng không nói, hay động kinh, rớt đờm chảy rãi, không tỉnh, dùng củ Chóc ri chế tán bột thổi vào lỗ mũi cho cho hắt hơi sẽ tỉnh

Nghệ trắng: hành khí giải uất

Cũng thường được trồng trong các vườn gia đình để lấy củ thơm và có bột như bột Hoàng tinh.

Huyết rồng hoa nhỏ, thuốc bổ huyết, hoạt huyết

Cũng dùng như Huyết rồng, chữa khí hư, kinh bế, trị di tinh, bạch đới, kinh nguyệt không đều và làm thuốc bổ huyết

Mao lương: tiêu phù tiêu viêm

Cây có tác dụng tiêu phù, tiêu viêm, trừ sốt rét, điều kinh, lợi sữa. Lá làm rộp da, khi dùng các bộ phận của cây tươi xát vào da, sẽ tạo ra một mảng đỏ thắm, sau đó phồng lên.

Bắc sa sâm: cây thuốc chữa viêm hô hấp

Cụm hoa hình tán kép mọc ở ngọn thân, cuống tán màu tím, có lông mịn, mỗi tán có 15, 20 hoa nhỏ màu trắng ngà.

Bùm sụm, chữa đau nhức lưng

Thân cành lá Bùm sụm có vị đắng, tính bình, không độc, có tác dụng tiêu ban nóng, hoá đờm thấp, hạ khí, tiêu thực. Rễ có vị dịu

Oa nhi đằng: cây thuốc trị đau gân cốt

Ở Vân Nam dùng trị bệnh lâm, bệnh tràng nhạc, mắt đỏ, bệnh sa nang, sốt rét và lỵ. Ở Hương Cảng, lại còn trị viêm khí quản mạn tính, ho và rắn độc cắn.

Đuôi chồn màu: cây thuốc chống độc

Cây được xem như chống độc, dùng trị rắn cắn, Ở Trung Quốc, người ta sử dụng rễ cây xem như có tác dụng mát gan, yên tim, giúp tiêu hoá, giảm đau.

Đàn hương trắng, cây thuốc chữa đau bụng

Chữa các chứng đau bụng vùng dạ dày và bụng dưới, đái buốt do viêm đường tiết niệu, nôn ra máu, nấc, ho có nhiều đờm lâu khỏi; chữa phong thấp đau nhức xương

Bát giác liên, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Vị đắng cay, tính ấm, có độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoá đàm tán kết, khu đàm tiêu thũng, Thường dùng trị mụn nhọt lở ngứa, tràng nhạc, sưng yết hầu

Mận: lợi tiêu hoá

Mận là loại cây ăn quả quen thuộc, được trồng rộng rãi ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam . Quả mận có vị ngọt chua đặc trưng, giàu vitamin và khoáng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Bại tượng hoa trắng: cây thuốc chữa kiết lỵ

Chuỳ hoa dạng ngù ở ngọn. Hoa nhỏ màu trắng, đài là ống có răng nhỏ; tràng có ống dài mang 5 tai gần bằng nhau; nhị 5, đính trên ống tràng, bầu 3 ô.

Màn màn hoa vàng, chữa nhức đầu

Toàn cây nấu nước xông chữa nhức đầu. Nước ép lá dùng nhỏ vào tai hoặc dùng làm thuốc đắp chữa đau tai. Rễ có tính kích thích và chống bệnh hoại huyết, bệnh chảy máu chân răng

Mồng tơi: thanh nhiệt giải độc

Mồng tơi thường được dùng làm thức ăn như rau cho người bị táo bón, người đi đái ít và đỏ, phụ nữ đẻ xong ít sữa. Dùng tươi giã đắp sưng đau vú.

Máu chó: thuốc chữa ghẻ

Hạt có dầu mùi hắc. Khi dùng giã nhỏ, cho thêm ít muối rang đỏ lên rồi ép lấy dầu hoặc giã rồi nấu cho dầu nổi lên mà gạn lấy cũng được.

Ngấy lá đay: hoạt huyết tán ứ

Quả ăn rất ngon, có mùi vị ngấy dâu, có thể dùng chế rượu. Rễ được dùng ở Trung Quốc làm thuốc hoạt huyết tán ứ, chỉ huyết.

Bướm bạc Campuchia, làm thuốc trị ho

Người ta dùng hoa làm thuốc trị ho, hen, sốt rét có chu kỳ, đau thắt lưng. Dùng ngoài để chữa các bệnh về da. Lá cũng dùng làm trà uống giải nhiệt

Kim cang nhiều tán: thuốc trị kiết lỵ

Rễ giã ra với nước rỉ đường hay sữa bò đông đặc rồi thêm nước dùng uống trị kiết lỵ ra máu lẫn với phân và trị đau đường tiết niệu khi đái ra nước tiểu đen và đỏ.

Bơ: chống tăng độ acid của nước tiểu

Có thể dùng quả chín để ăn, hoặc chế biến thành những món thức ăn khác nhau, như trộn với nước Chanh, cho thêm đường sữa vào đánh đều thành kem để ăn.

Cần: chữa cao huyết áp

Đái ra máu, đái buốt, dùng toàn cây Rau cần giã vắt lấy nước cốt uống càng nhiều càng tốt.

Mẫu kinh năm lá, thuốc bổ

Vỏ sắc uống hoặc ngâm rượu làm thuốc bổ. Dân gian cũng dùng nấu nước thay trà uống làm cho ăn ngon miệng, dễ tiêu hoá. Cũng dùng chữa phong thấp, lở ngứa