- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Ổi: dùng trị viêm ruột cấp và mạn kiết lỵ
Ổi: dùng trị viêm ruột cấp và mạn kiết lỵ
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ổi - Psidium guajava L., thuộc họ Sim - Myrtaceae.
Mô tả
Cây nhỡ cao 5 - 10m. Vỏ nhẵn, mỏng, khi già bong từng mảng lớn. Cành non vuông, có nhiều lông mềm, về sau hình trụ và nhẵn. Lá mọc đối, thuôn hay hình trái xoan, gốc tù hay gần tròn, gân lá nổi rõ ở mặt dưới. Hoa trắng, mọc đơn độc hay tập trung 2 - 3 cái thành cụm ở nách lá. Quả mọng hình cầu, chứa rất nhiều hạt hình bầu dục. Đài hoa tồn tại trên quả.
Bộ phận dùng
Lá, quả ổi xanh - Folium et Fructus Psidu Guajavae.
Nơi sống và thu hái
Gốc ở Mỹ châu nhiệt đới được trồng rộng rãi ở nhiều nơi. Có khi gặp ở trạng thái hoang dại. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm và phơi khô.
Thành phần hoá học
Lá ổi chứa tinh dầu (0,31%) trong đó có dl-limonen. Còn có (-sitosterol, acid maslinic (acid cratagolic), acid guịịavalic. Trong lá ổi non và búp non còn có 7 - 10% tanin pyrogalic, khoảng 3% nhựa. Nhựa cây ổi chứa acid d-galacturonic (72,03%), d-galactose (12,05%) và l-arabinose (4,40%). Cây, quả ổi có pectin, vitamin C; trong hạt có tinh dầu với hàm lượng cao hơn trong lá.
Vỏ thân chứa acid ellagic.
Tính vị, tác dụng
Ổi có vị ngọt và chát, tính bình; có tác dụng cầm ỉa chảy, tiêu viêm, cầm máu. Vỏ ổi cũng có vị chát, lá cũng vậy. Do có nhiều chất tanin nên nó làm săn niêm mạc ruột, làm giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột, còn có tác dụng kháng khuẩn.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường được dùng trị viêm ruột cấp và mạn, kiết lỵ, trẻ em khó tiêu hoá; dùng 15 - 30g dạng thuốc sắc.
Lá tươi cũng được dùng trị chấn thương bầm dập, vết thương chảy máu và vết loét. Nhân dân thường dùng lá và quả ổi chữa ỉa chảy và đau bụng đi ngoài. Lá, búp ổi non còn được dùng chữa bệnh zona (có người còn gọi là bệnh giời leo, vì nó thường mọc những mụn thành đám trong người, nhất là ở ngực và lưng).
Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ rễ chữa ỉa chảy ở trẻ em; quả làm thuốc nhuận tràng; lá dùng trị vết thương và loét; nước sắc lá dùng cầm dịch tả, nôn mửa và ỉa chảy.
Đơn thuốc
Trị ỉa chảy: Lá ổi vừa non, vừa già, dùng một nắm độ 50g đem sắc với hai bát nước. Sắc như sắc thuốc, đun nhỏ lửa sôi từ từ trong 15 - 30 phút. Sau đó để nước âm ấm, chiết lấy nước uống làm nhiều lần, mỗi lần một chén nhỏ. Có thể thêm đường.
Bệnh zona: Dùng lá búp ổi non 100g rửa sạch, phèn chua 10g, muối 1g, cho tất cả vào cối giã nhỏ, thêm ít nước. Dùng nước thuốc này để bôi. Có thể cho thêm 5 - 6g bột sunfamit càng tốt.
Viêm dạ dày ruột cấp: Lá ổi 30g thái nhỏ và rang với một nhúm gạo, thêm nước đun sôi uống, ngày hai lần.
Bài viết cùng chuyên mục
Hoàng đàn, cây thuốc trị phong hàn
Tinh dầu dùng làm thuốc xoa bóp chỗ sưng tấy và chữa bệnh ngoài da, sai khớp xương, bôi vết thương chóng lành
Cói gạo: cây thuốc dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau
Thân dùng để lấy sợi; làm giấy, dệt thảm, làm thức ăn gia súc, Toàn cây dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau, đòn ngã tổn thương, kinh nguyệt không đều, bế kinh, sỏi niệu
Ngấy tía: dùng trị thổ huyết
Cây có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng tán ứ, chỉ thống, giải độc, sát trùng. Rễ có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp.
Nhân trần: dùng chữa hoàng đản yếu gan
Vị hơi cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, khư phong, tiêu thũng, tiêu viêm, chống ngứa.
Cất hoi: sử dụng để điều trị tưa lưỡi
Cất hoi có vị hơi chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tiêu sưng, lợi tiểu.
Quỳnh: cây có tác dụng thanh phế trừ ho
Hoa có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu, thân có vị chua và mặn, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, toàn cây có tác dụng thanh phế, trừ ho, hoá đàm
Chàm dại: thuốc chữa lở loét chân tay
Chàm dại là một loại cây bụi nhỏ, thường cao khoảng 2 mét. Cây có nhiều cành nhánh, lá kép lông chim. Hoa chàm dại có màu tím nhạt hoặc hồng, mọc thành chùm ở đầu cành. Quả là những quả đậu nhỏ, hình trụ, chứa nhiều hạt.
Ngũ sắc: giã đắp bó gẫy xương
Cây nhỏ, có mủ trong hay đục. Lá hình trái xoan hay hình dải, nguyên hay chia thuỳ với hình thể khác nhau và có màu sắc trổ của lá cùng khác nhau.
Châm châu: đắp chữa chân sưng đau do viêm khớp
Thân cây được dùng ở Campuchia làm thuốc hãm uống trị đau bụng có hay không có ỉa chảy, Malaixia, người ta còn dùng rễ và cả lá nghiền ra làm thuốc đắp trị loét mũi
Chi tử bì: rễ cây được dùng trị phong thấp
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Vân Nam Trung Quốc, rễ cây được dùng trị phong thấp, đòn ngã và bệnh bạch huyết
Hương bài: thuốc trị lở ngứa sài ghẻ
Dùng rễ nấu nước tắm trị được lở ngứa, sài ghẻ, Thông thường người ta dùng rễ Hương bài làm nguyên liệu cất lấy tinh dầu thơm.
Keo giậu, thuốc trị giun
Hạt Keo giậu sao vàng thì có vị hơi đắng nhạt, mùi thơm bùi, để sống thì mát, tính bình; có tác dụng trị giun
Dung đen: cây thuốc chữa nấm ghẻ
Cây mọc trong rừng núi cao giữa 900m và 1500m một số nơi trên miền Bắc và qua Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hoà đến Lâm Đồng.
Ô núi Ava: dùng làm thuốc trị ghẻ
Dân gian dùng làm thuốc trị ghẻ, Ở Trung Quốc Quảng Châu, người ta dùng toàn cây trị viêm gan, đau bụng kinh, đòn ngã tổn thương.
Giềng giềng đẹp, cây thuốc trị bệnh trĩ
Người ta dùng thân, lá nấu nước tắm trong trường hợp bị bệnh trĩ, Chúng cũng có tính làm giảm đau nên cũng được dùng tắm và chà xát trên cơ thể người bị co giật
Hàm ếch, cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, giải độc tiêu thũng
Giổi tanh, cây thuốc trị sốt và đau bụng
Cây cho gỗ to, phẩm chất tốt dùng đóng đồ gỗ, Hạt có mùi thơm, dùng làm gia vị. Vỏ và hạt còn dùng làm thuốc chữa sốt và đau bụng
Cà chắc: ăn để ngừng sinh sản
Có nhựa màu trắng vàng, dễ đông đặc, Ở Campuchia, người ta dùng nhựa cây cho lợn nái ăn để làm ngừng sinh sản.
Cà dại quả đỏ: trị viêm phế quản mạn tính
Được dùng trị đòn ngã tổn thương, viêm phế quản mạn tính, phong thấp đau lưng, mụn nhọt độc, lâm ba kết hạch, nứt nẻ, đau dạ dày.
Lốp bốp, thuốc bổ
Thường dùng 8 đến 12g ngâm rượu uống. Dân gian còn dùng nó trị dị ứng do ăn uống, trị phong ngứa ban trái, trị gan nóng
Nấm mào gà, dùng trị viêm mắt
Thịt nấm có mùi vị dễ chịu, ăn ngon. Khi nấu, nước có màu vàng như mỡ gà. Được dùng trị viêm mắt, quáng gà, viêm nhiễm đường hô hấp và đường tiêu hoá
Cải đất núi: trị cảm mạo phát sốt
Thường được dùng trị cảm mạo phát sốt, sưng đau hầu họng, phổi nóng sinh ho, viêm khí quản mạn tính, phong thấp đau nhức khớp cấp tính, viêm gan hoàng đản.
Gai cua: cây thuốc nhuận tràng gây nôn
Hạt nhuận tràng, gây nôn, làm long đờm và là chất nhầy dịu; cũng có tác dụng chống độc, Rễ gây chuyển hoá, dầu hạt dùng xổ. Nhựa có tính gây tê.
Ná nang, chữa ngứa và nấm da
Cây mọc phổ biến một số nơi tại các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Tây đến Thừa Thiên Huế và Quảng Nam Đà Nẵng
Cáp hàng rào: làm thuốc điều hoà kinh nguyệt
Ở Ân Độ, người ta dùng cây làm thuốc hạ nhiệt, chuyển hoá tăng trương lực và dùng trị các bệnh ngoài da