- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cẩm địa la: bổ huyết điều kinh
Cẩm địa la: bổ huyết điều kinh
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cẩm địa la, Ngải máu, Ngán trắng - Kaempferia rotunda L., thuộc họ Gừng - Zingiberaceae.
Mô tả
Cây thảo cao 30 - 40cm, có nhiều củ to, hình trứng không đều; rễ con hình sợi ngắn kết thúc bằng một củ hình trứng. Lá xuất hiện sau khi cây ra hoa, thành búi 2 - 5 lá có bẹ ở gốc, thuôn nhọn ở hai đầu, mặt trên loang lổ những vết màu đỏ tía sẫm, mặt dưới có ít lông mềm; cuống có lá bẹ, màu tía. Cụm hoa mọc trước các lá, không cuống, có 6 - 8 hoa mang mỗi cái 2 lá bắc; tràng hoa có ống dài và hẹp có phiến ngoài chia làm 3 đoạn không bằng nhau, mà 2 trong 3 cái đó hình ngọn giáo nhọn, màu trắng, mép có vạch đỏ, và đoạn thứ ba màu tím nằm ở dưới, rũ xuống và chia làm hai thuỳ hình giáo rộng nhọn.
Bộ phận dùng
Củ - Rhizoma Kaempferiae Rotundae.
Nơi sống và thu hái
Loài của Ân Độ, Trung Quốc, Lào, Malaixia, Inđônêxia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở vùng núi và cũng được trồng khắp nơi vì hoa đẹp và có mùi thơm dịu. Thu hái củ vào mùa đông- xuân, rửa sạch, thái phiến phơi khô.
Thành phần hóa học
Củ chứa tinh dầu.
Tính vị, tác dụng
Cẩm địa la có vị cay nồng, đắng, hơi hăng, mùi thơm mạnh, tính bình, có tác dụng bổ huyết, điều kinh, cầm máu, giảm đau, giải độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Củ, lá non dùng ăn được. Ở Java, lá non và củ cũng được dùng làm gia vị. Người ta dùng củ làm thuốc chữa kinh bế đau bụng, và hành kinh loạn kỳ, người gầy sạm, máu xấu, kinh ít. Còn dùng chữa đau dạ dày, đại tiện ra máu, sơn lam chướng khí, lở láy, ngộ các loại độc, đau xương và nhất là đau bụng. Ở Ân Độ, người ta dùng cây lá làm thuốc đắp các vết thương. Rễ củ được dùng làm thuốc lợi tiêu hoá, dùng đắp tiêu sưng viêm và làm bột đắp gây mưng mủ. Củ còn dùng làm thuốc lợi tiêu hoá, dùng đắp ngoài trị bệnh quai bị. Do củ thơm nên người ta dùng chế mỹ phẩm.
Liều dùng
6 - 13g, dạng thuốc sắc, hoặc dùng 4 - 8g bột uống với nước cơm. Người ta cũng dùng rễ củ nghiền sống với rượu. Ở Trung Quốc, cả cây dùng trị đòn ngã tổn thương.
Bài viết cùng chuyên mục
Ba kích: cây thuốc chữa phong thấp
Nước sắc Ba kích làm tăng sức dẻo dai, tăng cường sức đề kháng chung cho cơ thể, chống viêm, làm tăng sự co bóp của ruột và giảm huyết áp.
Cam núi: trừ phong thấp
Từ lâu, rễ Cam núi đã được sử dụng ở Ân Độ như thuốc trị lỵ, điều kinh và dùng trong sự suy yếu do thể trạng và dưỡng sức sau cơn sốt.
Du sam: cây thuốc trị ho tiêu đờm
Hạt có thể ép lấy dầu, thường dùng để đốt, chế xà phòng và dùng để đánh bóng đồ gỗ, dầu này còn dùng làm thuốc ho, tiêu đờm và sát trùng.
Bù dẻ trườn, lợi tiêu hóa
Vị đắng, ngọt, tính hơi ấm; có tác dụng lợi tiêu hóa, kiện tỳ hành khí, trừ thấp, giảm đau
Bướm bạc Rehder: làm thuốc lợi tiểu và trị hen
Loài chỉ mọc ở trong rừng các tỉnh phía Bắc của nước ta, còn phân bố ở Campuchia, lá giã ra trị sốt, hoa được sử dụng ở Campuchia làm thuốc lợi tiểu.
Nấm thông, trị chứng phụ nữ bạch đới
Thịt dày, cứng, trắng, có mùi vị dễ chịu, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt giải phiền, đường huyết hoà trung, thư cân hoạt huyết, bổ hư đề thần
Đay dại, cây thuốc giải cảm nắng
Ngọn và lá non, vỏ quả, thái nhỏ thường dùng nấu canh ăn cho mát, do nó có tác dụng lợi tiểu, Dân gian cũng dùng toàn cây sắc uống trị phù thũng
Gấc, cây thuốc tiêu tích lợi trường
Hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, có tác dụng tiêu tích lợi trường, tiêu thũng, sinh cơ, dùng ngoài có tác dụng tiêu sưng
Đậu mỏ nhỏ: cây thuốc gây sẩy thai
Loài liên nhiệt đới, mọc trên đất có cát, dọc các đường đi, ở vĩ độ thấp và trung bình, có gặp ở Bình Thuận.
Huệ: thuốc lợi tiểu gây nôn
Ở Ấn Độ, người ta dùng hành phơi khô và tán bột dùng làm thuốc trị lậu, Có nơi, như ở Vũng Tàu, người ta thường dùng củ chữa bệnh sốt rét.
Nấm rơm: cây thuốc tiêu thực khử nhiệt
Với hương vị thơm ngon đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, nấm rơm đã trở thành một nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn truyền thống.
Chè dại: cây thuốc làm dễ tiêu và bổ
Lá không chứa alcaloid, không có chất thơm, thường được đồng bào Mường ở Lai Châu, Hoà Bình dùng nấu nước uống thay chè, xem như là dễ tiêu và bổ
Khôi, thuốc chữa đau dạ dày
Nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ an cũng dùng lá Khôi chữa đau dạ dày. Lá Khôi được dùng với lá Vối, lá Hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở
Cách lông vàng: khư phong giảm đau
Cách lông vàng là một loại cây dược liệu quý hiếm, thuộc họ Cỏ roi ngựa. Cây này có nhiều tác dụng trong việc điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp, thần kinh.
Lan len rách: thuốc chữa gẫy xương
Ở Trung Quốc, người ta dùng chữa đòn ngã tổn thương, gẫy xương, mụn nhọt lở ngứa, thuốc có độc. Ở Ân Độ, nước nấu cây dùng xoa tắm khi lên cơn sốt rét.
Hành tăm, cây thuốc giải cảm, làm ra mồ hôi
Hành tăm có vị đắng cay, mùi hăng nồng, tính ấm, có tác dụng giải cảm, làm ra mồ hôi, hành khí hạ đàm, lợi tiểu, giải độc, sát trùng
Bát giác liên, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Vị đắng cay, tính ấm, có độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoá đàm tán kết, khu đàm tiêu thũng, Thường dùng trị mụn nhọt lở ngứa, tràng nhạc, sưng yết hầu
Cỏ bạc đầu lá ngắn: trị viêm khí quản ho gà viêm họng sưng đau
Vị cay, tính bình; có tác dụng khu phong giải biểu, làm toát mồ hôi, lợi tiểu, trừ ho, tiêu thũng giảm đau
Ké hoa đào: thuốc tiêu viêm trừ thấp
Tính vị, tác dụng, Ké hoa đào có vị ngọt dịu, tính mát, không độc, có tác dụng tiêu viêm trừ thấp, lợi tiểu.
Cà phê: kích thích thần kinh và tâm thần
Thường dùng trị suy nhược, mất sức do bệnh nhiễm trùng, mất trương lực dạ dày
Huyết đằng: thuốc thanh nhiệt giải độc
Thường được dùng trị đau ruột, đau bụng, bế kinh, đau bụng kinh, phong thấp đau nhức, té ngã sưng đau, huyết hư đầu váng.
Đậu đỏ: cây thuốc tiêu thũng giải độc
Thường dùng trị thuỷ thũng đầy trướng, sưng phù chân tay, vàng da đái đỏ, phong thấp tê đau, mụn nhọt lở ngứa, đau dạ dày ruột, tả, lỵ.
Ké trơn, thuốc điều trị chân tay bị sai khớp
Ở Campuchia, rễ được sử dụng trong một số chế phẩm dùng ngoài để điều trị chân tay bị sai khớp
Chà là: thuốc chữa ỉa chảy và say rượu
Quả có hương vị của quả chà là, dùng ăn được. Chồi của cây tạo thành một loại cổ hũ như dừa, có hương vị thơm ngon
Mơ leo: trị bệnh dạ dày ruột
Vị ngọt, hơi đắng, tính bình; có tác dụng khư phong lợi thấp, tiêu thực trừ tích trệ, chống ho, giảm đau, giải độc và hoạt huyết tiêu thũng.