- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Bìm bìm dại, tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng
Bìm bìm dại, tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bìm bìm dại, Bìm nấp, Dây chìa vôi - Operculina turpethum (L.) S.Manso, Thuộc họ Khoai lang -Convolvulaceae.
Mô tả
Cây thảo mọc bò và leo, khoẻ, có cành hình trụ có góc nhiều hay ít, có 4 cánh thấp. Lá xoan hay thuôn, thường hình tam giác, hình tim hay cụt ở gốc, nhọn hoặc tù, dài 5 - 12cm, rộng 2,5 - 7,5cm; cuống dài 1 - 7cm. Hoa lớn, màu trắng hay vàng nhạt, ở nách lá, có cuống 1 - 7cm. Quả nang đường kính 15 - 16mm, có 4 góc, mở ở đỉnh theo một lằn ngang thành một nắp tròn, bao bởi đài hoa cao 3cm. Hạt 3 - 4, hình lăng kính đen đen, đường kính 6 - 7mm.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Operculinae.
Cây có củ như bình vôi nên cũng gọi là Bình vôi. Thường có khi gọi nó là Chìa vôi, là Bạch phấn đằng. Ở Trung Quốc người ta gọi nó là Hạp quả đằng dựa theo cấu tạo đặc biệt của quả.
Nơi sống và thu hái
Thông thường ở vườn, các loại cỏ, lùm bụi vàng đồng bằng, trung du khắp nước ta, gặp nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Ở bán đảo Ân Độ và Malaixia, người ta cũng trồng. Còn phân bố ở Trung Quốc, Philippin.
Thành phần hoá học
Trong cây có 6 - 10% một chất nhựa tan trong ete, 2% một glucosid là turpethin, tinh bột, một chất béo, một dầu bay hơi, một chất màu vàng. Rễ củ có turpethin, jalapin, turpethein, acid jalapic, ipomoea tampicolic và valerianic.
Tính vị, tác dụng
Vị ngọt hơi cay, tính bình, có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, cường cân hoạt lạc. Rễ có tính tẩy; nhựa cũng tẩy tương tự như jalap nhưng kém hoạt động hơn.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Rễ thường dùng trị đau khớp, thống phong và tê thấp. Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây chữa thuỳ thũng, đại tiện bí kết, sau khi gẫy xương để tăng sức. Ở Ân Độ thường dùng rễ trị bò cạp và rắn cắn. Cũng dùng để xổ; người ta dùng liều 4 - 12g dạng thuốc sắc hoặc 1 - 4g dạng thuốc bột. Ở Philippin rễ tán thành bột dưới dạng cồn thuốc dùng làm thuốc tẩy mạnh; turpethin thay thế cho Khiên ngưu rất tốt. Thân cây dùng trị đau bụng, cần cho phụ nữ mới sinh. Người ta dùng thân cây hơ vào lửa, áp vào bụng phụ nữ mới sinh nở để điều trị các cơn đau bụng và giúp sự co rút các cơ trở lại bình thường.
Bài viết cùng chuyên mục
Đậu cánh dơi, cây thuốc chống sốt rét
Ở Campuchia, người ta lấy hoa hãm uống trước các bữa ăn để chống sốt rét rừng, Ở Trung Quốc, người ta dùng lá trị rắn độc cắn, dùng ngoài để rịt nối xương do đòn ngã
Biến hoa sông Hằng, lá làm thuốc trừ giun
Có tác dụng trừ giun, tiêu sưng, trừ thấp. Ở Ân Độ, người ta dùng dịch lá làm thuốc trừ giun xoa trị sưng viêm và đau thấp khớp
Chỉ thiên giả: dùng làm thuốc chữa cảm gió
Thường dùng làm thuốc chữa cảm gió, cam tẩu mã, hen suyễn, Lá dùng làm thuốc trị giun; còn dùng phối hợp với Trang đỏ, tán bột cuốn như điếu thuốc lá để hút trị mũi có mủ.
Bụt mọc, trị thấp khớp
Cây có rễ thớ hình trụ cao thấp khác nhau. Có thể nhân giống bằng hạt. Cũng thường được trồng làm cây cảnh trong chậu
Bại tượng lông ráp: cây thuốc chữa tê thấp
Cụm hoa là xim rẽ đôi, rất thưa, lá bắc hẹp, mép nhăn nheo, Hoa nhỏ, đài dính vào tràng, hơi lồi lên thành gờ; tràng 5, đính thành ống ở gốc, bầu 3 ô, mỗi ô một noãn
Lá ngón, cây thuốc độc
Vị đắng, cay tính nóng rất độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, bạt độc, giảm đau, sát trùng, chống ngứa
Loa kèn đỏ, đắp cầm máu
Gốc ở Nam Mỹ, được nhập vào trồng làm cảnh khá phổ biến với tên Amaryllis, người ta cũng tạo được những thứ có màu trắng hay màu vàng cam
Guột cứng, cây thuốc như kháng sinh
Nước chiết lá có tính kháng sinh, Lá cây được sử dụng ở Madagascar làm thuốc trị hen suyễn, Còn thân rễ được sử dụng trong dân gian làm thuốc trị giun
Bùi tròn, tiêu sưng giảm đau
Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, đinh nhọt và viêm mủ da, vết thương chảy máu, bỏng lửa và bỏng nước, viêm da thần kinh
Bìm bìm trắng: điều trị các vết thương rắn cắn
Gốc ở Mỹ châu nhiệt đới, được nhập vào các xứ nhiệt đới trồng là m cây cảnh. Thường trồng trong một số vườn và có khi gặp phát tán hoang dại. Hoa nở về đêm.
Nguyệt quới: đắp vết thương và vết đứt
Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ rễ nghiền ra để ăn và sát lên những chỗ đau của cơ thể, bột lá dùng đắp vết thương và vết đứt.
Kiều mạch: thuốc thanh nhiệt giải độc
Vị chát, hơi the, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, rutosid có tác dụng giống vitamin P, làm tăng độ chịu đựng.
Long nha thảo, thu liễm chỉ huyết
Tính vị, tác dụng, Cây có vị đắng, chát, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ huyết, triệt ngược, chỉ lỵ, giải độc
Ngót nghẻo: trị các bệnh về da
Nó có tính kích thích dạ dày ruột nên có thể gây nôn và xổ, nước chiết củ có tính kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus.
Hoàng liên gai: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Thường dùng làm thuốc chữa ỉa chảy, lỵ, đau mắt, ăn uống kém tiêu.
Cách cỏ, trị bò cạp và rắn cắn
Rễ được dùng ở Ân Độ làm một chế phẩm trị tê thấp; cây được dùng làm thuốc trị bò cạp và rắn cắn. Có người dùng rễ trị suyễn, cúm, ho khan
Gai: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Rễ gai có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, an thai, chỉ huyết.
Ngải rợm, lý khí chỉ thống
Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa sốt rét, viêm dạ dày và hành tá tràng, viêm dạ dày mạn tính, sưng đau hầu họng, dùng ngoài trị mụn nhọt lở ngứa
Lốp bốp, thuốc bổ
Thường dùng 8 đến 12g ngâm rượu uống. Dân gian còn dùng nó trị dị ứng do ăn uống, trị phong ngứa ban trái, trị gan nóng
Hoàng hoa, cây thuốc trị hạ nhiệt, tiêu phù
Vị hơi đắng, cay, tính bình và hơi có độc; có tác dụng hạ nhiệt, tiêu phù, tiêu viêm và kháng sinh
Ớt làn lá nhỏ: dùng trị đau bụng
Rễ dùng trị đau bụng, hầu họng sưng đau, phong thấp tê đau và huyết áp cao, cũng có thể dùng trị rắn cắn và rút gai dằm.
Bìm bìm, thuốc uống trừ giun
Cây mọc ở một số nơi ở miền Bắc: Hà Nội, Nam Hà. Hạt nghiền ra làm thuốc uống trừ giun, lợi tiểu và chống tiết mật
Cỏ cứt lợn: chống viêm chống phù nề
Cây cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và cầm máu, cành lá vò ra có mùi hôi gây nôn
Mức lông: thuốc trị rắn độc cắn
Mức lông, với tên khoa học Wrightia tomentosa (Roxb.) Roem. et Schult., là một loài cây thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Cây thường mọc ở các vùng rừng núi, đặc biệt là ở các khu vực khô hạn.
Nghể núi: vị chua ngon
Thành phần dinh dưỡng của lá và ngọn non trong 100g, nước 84,5g, protid 4g, glucid 4,2g, xơ 3,8g, tro 3,5g, caroten 4,6mg và vitamin C 28,6mg/