Đậu Hà Lan, cây thuốc chữa kiết lỵ

2017-11-07 12:11 PM
Quả non làm rau xanh giàu chất dinh dưỡng cho người, hạt có hàm lượng bột và protein cao nên làm thức ăn tốt cho người và gia súc

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đậu Hà Lan - Pisum sativum L., thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả

Cây thảo thấp hoặc mọc leo. Lá kép gồm 1 - 3 đôi lá chét, các lá chét đầu cuống thường biến thành tua cuốn; lá kèm rất lớn. Chùm hoa ở nách lá, hoa to màu trắng hoặc màu tím. Quả đậu dẹt, màu xanh, có mỏ nhọn, chứa 5 - 6 hạt gần hình cầu.

Bộ phận dùng

Hạt - Semen Pisi Sativi.

Nơi sống và thu hái

Đậu Hà Lan có nguồn gốc ở vùng Tây á hay Âu châu, là một loại đậu cao cấp đã có một lịch sử trồng trọt từ mấy ngàn năm nay và được trồng ở hầu khắp châu Âu, châu Mỹ và nhiều nước châu á, châu Phi. Ở nước ta, nhiều địa phương ở các tỉnh phía Bắc đều có trồng trong mùa Đông nhất là ở các tỉnh thượng du Bắc Bộ. Người ta đã tạo ra nhiều giống đậu Hà Lan khác nhau; có giống thân lùn; có giống leo cao 2-3m; có giống trồng lấy quả non ăn; có giống trồng để ăn hạt và cũng có giống trồng chủ yếu để lấy dây lá làm thức ăn cho gia súc. Ta thường trồng giống đậu leo.

Thành phần hoá học

Hạt đậu Hà Lan khô chứa 22,8% protid, 0,7 - 1,5% lipid, 55,2% glucid, 5,2 - 7,7% cellulose, 2,5 - 3,5% tro; còn có phosphor, sắt, kalium, iod (1730mg%) và các vitamin A, B, C. Các acid amin trong hạt đậu Hà Lan gồm tyrosin 2,87%, tryptophan 1,17%, lysin 4,60%, arginin 11,42% histidin 2,49%, cystin 0,89%. Hạt đậu chứa alcaloid trigonellin; tro của hạt chứa As 0,026mg% và có alcaloid piplartine. Dầu hạt chứa galactolipit.

Tính vị, tác dụng

Đậu Hà Lan làm tăng năng lượng, giúp sự vận chuyển đường ruột. Người ta nhận thấy dầu hạt có hiệu quả chống hormon sinh dục, đối lập với hormon sinh dục nam, tạo ra sự vô sinh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Đậu Hà Lan là loại đậu có giá trị kinh tế cao.

Quả non làm rau xanh giàu chất dinh dưỡng cho người; hạt có hàm lượng bột và protein cao nên làm thức ăn tốt cho người và gia súc. Ta thường lấy quả non xào, luộc ăn và hạt dùng hầm thịt. Đậu Hà Lan xào hay nấu ăn tươi rất dễ tiêu hoá và làm cho sự vận chuyển đường ruột được dễ dàng. Khi dùng khô thì bột đều chứa các hoạt chất đậm đặc lại, nên người ta thường phơi khô tán bột, dùng chủ yếu trong việc làm mứt. Ở Ân Độ, hạt nếu ăn sống có thể gây ra kiết lỵ, còn ở Tây Ban Nha, người ta dùng đậu Hà Lan làm thuốc dịu và thuốc đắp.

Bài viết cùng chuyên mục

Môn bạc hà: làm xuống đờm

Cuống lá có thể dùng làm rau thái ăn sống, nấu với canh chua. Củ Môn bạc hà mài ra đổ cho người bị kinh phong sôi đờm, nhất là ở trẻ em, sẽ làm xuống đờm.

Qua lâu trứng: thanh nhiệt giải độc hoạt huyết tán ứ

Gốc ở vùng Ấn Độ, Malaixia, phân bố ở Đông Himalaya, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, bán đảo và quần đảo Malaixia, Java và Sumatra, cây mọc ở rừng thứ sinh

Bạch phụ tử, cây thuốc chữa cảm gió

Cụm hoa hình xim dạng tán, có cuống dài mang hoa đơn tính màu đỏ. Hoa có 5 lá đài, 5 cánh hoa; ở hoa đực có 8 nhị; ở hoa cái có bầu nhẵn

Đơn hồng, cây thuốc trị ghẻ

Ở Ân Độ và Malaixia, người ta dùng lá vò ra hoặc giã nát đắp trị ghẻ, ngứa ngáy và các bệnh ngoài da, Lá cây được giã ra trộn với cơm ăn, chữa bệnh về tim

Muồng lông: bổ gân cốt và chữa tê thấp

Cây cũng được dùng như Cốt khí muồng, lấy hạt ngâm rượu uống bổ gân cốt và chữa tê thấp. Cũng dùng chữa lỵ, bí đại tiểu tiện. Lá dùng chữa bệnh ngoài da.

Chân rết: dùng chữa băng huyết động thai

Được dùng chữa băng huyết, động thai, đau màng óc, co thắt sau chấn thương, sai khớp, Nhân dân thường dùng cây làm thức ăn cho ngựa

Cam thảo đất: bổ tỳ nhuận phế

Cam thảo đất có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ tỳ, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu.

Cam thảo dây: tiêu viêm lợi tiểu

Người ta thường dùng dây lá Cam thảo dây để điều hoà các vị thuốc khác, dùng chữa ho, giải cảm, trị hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng.

Mộc thông nhỏ: trị viêm nhiễm niệu đạo

Là một loài dây leo, Mộc thông nhỏ có thân dài và lá kép hình chân vịt, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên. Hoa của cây có màu trắng tinh khiết, khá lớn và bắt mắt.

Hành tây: cây thuốc kích thích lợi tiểu

Hành tây là loại cây thân thảo lâu năm, thuộc họ Hành. Củ hành là phần phình to của thân cây, bao gồm nhiều vảy xếp chồng lên nhau. Vảy hành có thể có màu trắng, vàng hoặc đỏ tím tùy giống.

Chìa vôi sáu cạnh: cành lá dùng trị đòn ngã

Loài của Trung Quốc và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở nhiều nơi từ Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế tới tận Đồng Nai, Kiên Giang

Lài trâu ít hoa: thuốc trị đau bụng

Cây bụi nhỏ đến cây gỗ nhỏ, cao khoảng 2-5m. Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục hoặc hình mác, mặt trên bóng, mặt dưới có lông tơ.

Muồng trâu, dùng chữa táo bón

Thường được dùng chữa táo bón, nhiều đờm; phù thũng, đan gan, vàng da. Lá dùng trị viêm da thần kinh, hắc lào, thấp sang, ngứa lở người da, mụn nhọt sưng lở

Cau rừng: dùng để ăn trầu

Ở nước ta, cây mọc phổ biến ở trong rừng thường xanh từ Kontum, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, tới Kiên Giang

Mía dò hoa gốc: chữa xơ gan cổ trướng

Mía dò là một loại cây thuốc quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Cây có nhiều công dụng trong việc điều trị các bệnh như sốt, viêm, đau nhức.

Nấm rơm: cây thuốc tiêu thực khử nhiệt

Với hương vị thơm ngon đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, nấm rơm đã trở thành một nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn truyền thống.

Hế mọ, cây thuốc trị lỵ amip

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Đồng bào Thái dùng trị lỵ amip và viêm đại tràng mạn tính

Hải anh, cây thuốc hoạt huyết

Tính vị, tác dụng, Vị chát, đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, tán ứ

Cỏ bươm bướm tràn: làm thuốc nhuận tràng

Thường gặp trong các ruộng vào mùa khô ở các tỉnh Nam Bộ, làm thuốc nhuận tràng, bổ thần kinh

Chè dại: cây thuốc làm dễ tiêu và bổ

Lá không chứa alcaloid, không có chất thơm, thường được đồng bào Mường ở Lai Châu, Hoà Bình dùng nấu nước uống thay chè, xem như là dễ tiêu và bổ

Muồng lùn, dùng làm thuốc xổ

Loài phân bố trên toàn châu Á và châu Úc nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây dọc đường đi, trong ruộng, xavan, rừng thưa vùng đồng bằng tới độ cao 500m, từ Hoà Bình tới Thanh Hoá, từ Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc

Bằng phi: cây thuốc chữa ỉa chảy

Chỉ gặp ở các đảo ngoài biển một số nơi của nước ta, Ở Nhật Bản, người ta thường dùng làm cây cảnh. Nhân dân thu hái vỏ quanh năm, thường dùng tươi.

Gọng vó lá bán nguyệt, cây thuốc trị ho gà

Cây được dùng như Cỏ trói gà trị ho gà, suyễn, và xơ mạch máu, nghiền nát ra lẫn muối hay không đều được dùng như một tác nhân làm sung huyết da

Dương cam cúc, cây thuốc chữa rối loạn tiêu hóa

Thường được dùng trong chữa các rối loạn của dạ dày, kèm theo đau, chữa trướng bụng, khó tiêu hoá, trị ỉa chảy và buồn nôn

Nghể chàm, chữa thổ huyết

Hoa được dùng như Thanh đại, giã lấy nước bôi ngoài làm thuốc chữa loét vòm miệng, viêm họng cấp, viêm amygdal, viêm lợi, viêm niêm mạc vòm miệng