- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y, y học cổ truyền
- Đinh hương, cây thuốc sát trùng
Đinh hương, cây thuốc sát trùng
Đinh hương - Syzigium aromaticum (L.). Merr et. Perry Eugenia caryophyllata Thunb,
Caryophyllus aromaticus L.), thuộc họ Sim - Myrtaceae.
Mô tả
Cây gỗ nhỏ, cao 5-10m, nhánh không lông. Lá xoan ngọn giáo dài 8 - 12cm, rộng 3,5 - 5cm, đầu có mũi ngắn, màu lục bóng, có đốm trong; gân phụ cách nhau 4-5mm; cuống dài 1,3 - 2,5cm. Cụm hoa ngù ít hoa; nụ dài 1 - 1,5cm, tiết diện vuông; răng đài nhỏ; cánh hoa trắng. Quả hình bầu dục xoan ngược, màu đỏ đậm, dài 2,5cm, thường chỉ chứa 1 hạt.
Bộ phận dùng
Nụ hoa khô - Flos Caryophylli, thường gọi là Đinh hương
Nơi sống và thu hái
Gốc ở đảo Molluques cây được nhập trồng từ thế kỷ 18 vào nhiều nước châu Á, châu Phi. Nơi sản xuất nhiều nhất là Zangibar. Ta có nhập trồng ở miền Trung, nhưng ít phát triển. Cây đòi hỏi khí hậu khô và ẩm, độ cao thấp (dưới 200 - 300m). Người ta dùng nụ hoa khô tán bột làm hoàn tán, hoặc giã giập. Khi vào thuốc thang, nên bỏ sau cùng (vì có tinh dầu). Có khi mài với nước để uống.
Thành phần hoá học
Nụ hoa chứa 10 - 12% nước, 5 - 6% chất khoáng, nhiều glucid, 6-10% lipid, tanin. Hoạt chất là tinh dầu 15 - 20% mà thành phần chính là eugenol (80-85%) acelylengenol (2 - 3%) các hợp chất carbon, trong đó có một chất sesquiterpen là caryophyllen và vết furfural, một lượng nhỏ methylamylceton tác động đến mùi thơm và các este. Nếu cắt cả cuống thì hàm lượng tinh dầu là 5 - 6%. Lá chỉ có 4 - 5% tinh dầu có engenol nhưng không chứa acetyleugenol.
Tính vị, tác dụng
Vị cay ngọt, mùi thơm, tính nóng, có tác dụng kích thích, làm thơm, lợi trung tiện, làm ấm bụng, sát trùng. Nước sắc nụ Đinh hương có tác dụng đối với một số loại vi khuẩn đường ruột thuộc chi Shigella. Tinh dầu có tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Từ lâu, người ta đã biết dùng Đinh hương để làm thơm hơi thở. Trong y học Đông phương, Đinh hương đã được sử dụng từ lâu ở Trung Quốc làm chất kích thích thơm. Công dụng phổ biến của nó là dùng chế bột cary. Nó thuộc loại gia vị rất quí, kích thích tiêu hoá. Đinh hương được dùng làm thuốc chữa đau bụng, nấc cụt, kích thích tiêu hoá (sắc uống hoặc mài với các vị thuốc khác). Dùng ngoài để xoa bóp và nắn bó gẫy xương. Cũng dùng chữa phong thấp, đau xương, nhức mỏi, lạnh tay chân.
Ở Ân Độ, Đinh hương dùng chữa đầy hơi và rối loạn tiêu hoá. Nụ Đinh hương được dùng làm nguyên liệu cất tinh dầu dùng trong nha khoa làm thuốc tê và diệt tuỷ răng, và làm thuốc sát khuẩn và diệt sâu bọ mạnh. Người ta còn dùng Đinh hương trong kỹ nghệ chế biến nước hoa, chế vanilin tổng hợp.
Đơn thuốc
Chữa phong thấp, đau xương, nhức mỏi, lạnh tay chân. Đinh hương 20g, Long não 12g, cồn 90 độ 250ml, ngâm 7 ngày đêm, lọc bỏ bã, khi dùng lấy bông chấm thuốc, nắn bóp nơi đau nhức, mỗi ngày 1 - 2 lần.
Bài xem nhiều nhất
A phiện (thuốc phiện), cây thuốc trị ho, ỉa chảy, đau bụng
Hoa tí ngọ, cây thuốc chữa cảm mạo
Mái dầm, trị kiết lỵ
Gạt nai, cây thuốc trị bệnh thuỷ đậu
Đỗ trọng nam, cây thuốc hành khí hoạt huyết
Móng ngựa, cây thuốc
Gáo không cuống, cây thuốc lọc máu
Quýt rừng: chữa các bệnh đường hô hấp
Cò ke quả có lông: cây thuốc trị đau dạ dày
Đom đóm, cây thuốc chữa phù
Vị chua, chát, tính bình, có độc; có tác dụng liễm phế, sáp trường, chỉ thống Nhựa thuốc phiện có vị đắng hơi chát; có tác dụng giảm đau, gây ngủ
Thường dùng chữa cảm mạo, Mỗi khi thay đổi thời tiết, sức khoẻ không bình thường, người ta dùng lá và thân cây phơi khô nấu nước uống thay trà
loài C.yunnanenses H. Li được dùng trị đòn ngã tổn thương, phong thấp, đau nhức xương, viêm dạ dày ruột cấp tính viêm đa khớp, tay chân rũ mỏi, lưng đùi đau nhức, bệnh cấp tính
Người ta dùng lá thay thế men để chế biến rượu gạo, Ở Campuchia, người ta dùng vỏ hãm uống để trị bệnh thuỷ đậu
Tính vị, tác dụng, Đỗ trọng nam có vị hơi cay, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, hạ nhiệt, giúp tiêu hoá
Cây mọc ở rừng Bắc Thái, có nhiều ở ven suối và những chỗ ẩm ướt trên dẫy núi Tam Đảo. Có tác giả cho rằng cây mọc ở miền Bắc và miền Trung của nước ta, cũng gặp ở Lào và Campuchia
Gỗ được dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm cho phụ nữ sinh đẻ uống 3 ngày liền sau khi sinh để lọc máu
Quả ăn được, quả và lá dùng để chữa các bệnh đường hô hấp, dân gian cũng dùng rễ nấu nước uống cho phụ nữ sau khi sinh đẻ
Loài của Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Ở nước ta cây mọc trong rừng thứ sinh vùng trung du miền Bắc qua Quảng Nam Đà Nẵng tới Đồng Nai
Lá cũng dùng cầm máu như lá cây Vông đỏ, Cây dùng làm thuốc chữa phù, dùng cho phụ nữ uống trong thời gian có mang