- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Bách bệnh, cây thuốc chữa huyết kém
Bách bệnh, cây thuốc chữa huyết kém
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bách bệnh, Bá bệnh hay Mật thơm - Eurycoma longifolia jack subsp longifolia, thuộc họ Thanh thất -Sinaroubaceae.
Mô tả
Cây nhỡ, cao 2 - 8m, có lông ở nhiều bộ phận. Lá kép gồm 10 - 36 đôi lá chét, không cuống, mọc đối, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng xoá; cuống lá màu nâu đỏ. Cụm hoa hình chùm kép hoặc chùm tán mọc ở ngọn, cuống có lông màu gỉ sắt. Hoa màu đỏ nâu. Quả hình trứng, hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ, chứa một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Mùa hoa quả tháng 3 đến tháng 11.
Bộ phận dùng
Toàn cây, chủ yếu là rễ - Herba Radix Eurycomae.
Nơi sống và thu hái
Cây của vùng Ân Độ - Mailaixia, mọc hoang ở vùng núi, trong các rừng thưa, dưới tán các cây gỗ lớn. Phổ biến nhất là miền Trung và các tỉnh Tây Nguyên. Có thể thu hái rễ quanh năm, phơi khô hay sấy khô.
Thành phần hoá học
Vỏ Bách bệnh ở miền Đông Nam Bộ Việt Nam đã được phân tích thành phần hoá học vào năm 1964. Người ta đã chiết được một hydro -xyceton, b-sitosterol, campesterol, hai chất đắng là curycomalacton và 2,6 dimetoxybenzoquinon (một sắc tố màu vàng) Eurycomalacton có vị đắng. Trong hạt có dầu béo màu vàng nhạt.
Tính vị, tác dụng
Trong Y học cổ truyền, người ta dùng rễ thái nhỏ tẩm rượu sao, cho là có vị đắng, tính mát.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Cây chữa được nhiều chứng bệnh (nên có tên là Bách - Nghĩa là 100). Rễ thường dùng nhất là để chữa khí hư, huyết kém, ăn uống không tiêu, trong ngực có cục tích, gân đờ, xương yếu, chân tay tê đau, nôn mửa, tả lỵ; còn dùng chữa tứ thời cảm mạo. Nhân dân thường dùng rễ chữa sốt, sốt rét, chữa ngộ độc và say rượu; cũng dùng tẩy giun.
Vỏ thân làm thuốc bổ, chữa ăn uống không tiêu, nôn, đầy, ỉa chảy, gần như vị Hậu phác và còn được dùng giải độc do tích rượu. Vỏ cùng với rễ dùng chữa nhức mỏi, đau lưng, đau bụng kinh của phụ nữ. Quả dùng chữa lỵ và ỉa chảy. Quả chín ăn được. Lá dùng nấu nước tắm trị ghẻ, lở ngứa. Ngày dùng 8 - 16g rễ, vỏ thân sắc uống hoặc phơi khô tán bột ngâm rượu uống hoặc làm thành viên uống. Ngày dùng 4 - 6g. Phụ nữ có thai không dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Móng bò lông phún: trị bệnh ghẻ
Loài phân bố ở Java, bán đảo Malaixia, ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và Nam Trung Quốc, Thường gặp trong các rừng rụng lá ở vĩ độ thấp, từ Hà Bắc qua Thừa Thiên-Huế, Bình Thuận tới Kontum.
Hành: cây thuốc làm toát mồ hôi tiêu viêm
Hành có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm toát mồ hôi, lợi tiểu, tiêu viêm, tây y cho là nó có tính chất lợi tiêu hoá, chống thối, chống ung thư.
Bầu nâu: chữa táo bón
Thịt quả chín thơm, ăn mát, chữa táo bón, lỵ, trị lao và bệnh về gan. Quả chưa chín hay mới chín tới, se, bổ tiêu hoá, dùng trị ỉa chảy.
Cẩm cù khác lá: trị đau tê thấp
Hoa rộng 8mm trước khi nở, xếp thành tán nhiều hoa, với cuống tán có lông, dài 4cm, cuống hoa có lông mềm, dài 1,5cm
Luân thuỳ, thuốc trị sưng chân tay
Loài đặc hữu của Nam Việt Nam, Campuchia và Lào. Ở nước ta, cây mọc ven rừng, dọc đường, trên cát ở Bình Long, thành phố Hồ Chí Minh
Chẹo: lá có độc đối với cá
Cây mọc hoang trong rừng trung du miền Bắc từ Bắc Thái, Hà Bắc, Hà Tây qua Nghệ An, tới Quảng Trị, Quảng Nam Đà Nẵng, Kontum
Phong hà: chữa kinh nguyệt không đều
Vị ngọt, tính ấm, có tác dụng khư phong lợi thấp, hoạt huyết tán ứ, điều kinh, tiêu thũng giảm đau, thường được dùng chữa phong thấp tê đau, thiên đầu thống, kinh nguyệt không đều
Bạc thau: cây thuốc chữa bí tiểu
Thân có nhiều lông màu trắng bạc, Lá nguyên, mọc so le, hình bầu dục hay trái xoan, mặt trên nhẵn, xanh sẫm, mặt dưới có nhiều lông mịn màu trắng bạc.
Kim cang lá thuôn, thuốc trị bệnh tê thấp
Ở Ân độ, người ta dùng rễ tươi lấy dịch để điều trị bệnh tê thấp và dùng bã đắp lên các phần đau
Đan sâm: cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều
Dùng chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, rong kinh đau bụng, tử cung xuất huyết, đau khớp xương, hòn báng do khí huyết tích tụ, phong tê, ung nhọt sưng đau, đơn độc.
Phong quỳ bò: chữa viêm họng sưng amygdal
Được dùng ở Trung Quốc Vân Nam trị Viêm họng, sưng amygdal, viêm gan, viêm túi mật, đau dạ dày, lỵ, thiên đầu thống, bế kinh, đái ra máu, lâm chứng, rắn cắn
Lài sơn, thuốc khư phong trừ thấp
Toàn cây có vị đắng, hơi cay, tính ấm, có tác dụng hành huyết khư phong tiêu thũng giảm đau
Kim phượng, thuốc trị sốt rét
Lá thường dùng trị sốt rét nặng và xổ, Dùng hãm uống có thể gây sẩy thai, Vỏ cũng dùng gây sẩy thai, rễ dùng trị thổ tả, dùng uống trong để lợi kinh
Khoai nước, thuốc diệt ký sinh trùng
Dùng ngoài giã nhỏ trộn với dầu dừa xoa đắp diệt ký sinh trùng và trị ghẻ, Lá giã đắp trị rắn cắn, ong đốt và mụn nhọt
Nữ lang: cây thuốc chữa hysteria động kinh
Ở Ấn Độ, thường được dùng thay thế loài Hiệt thảo chữa hystéria, động kinh, chứng múa giật, chứng loạn thần kinh chấn thương thời chiến
Chân danh Tà lơn: sắc uống bổ gan thận
Loài của Ân Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Quảng Trị, Kontum cho tới Kiên Giang.
Mồng tơi núi, cây thuốc
Hoa dài 2cm, màu trắng, không cuống; lá bắc thon, có lông nhung; ðài hình nón, có 5 lá đài hình trái xoan; tràng hợp dính một ít, có 5 thùy trắng, thon, có màng
Chua me đất: làm thuốc mát thông tiểu và trị bệnh scorbut
Chua me đất, với tên khoa học Oxalis acetosella, là một loài cây nhỏ bé nhưng mang nhiều giá trị dược liệu.
Hậu bì hương: cây thuốc trị mụn nhọt lở ngứa
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Được dùng ở Trung Quốc trị mụn nhọt lở ngứa, viêm tuyến vú; dùng ngoài trị bệnh ngứa.
Lài trâu ít hoa: thuốc trị đau bụng
Cây bụi nhỏ đến cây gỗ nhỏ, cao khoảng 2-5m. Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục hoặc hình mác, mặt trên bóng, mặt dưới có lông tơ.
Muồng ngót, tiêu viêm giảm đau
Ở Ân Độ, cũng được xem như có tính chất tương tự Cốt khí muồng Cassia occidentalis; lá dùng ngoài trị nấm gây các đốm tròn, nước sắc cây dùng trị viêm phế quản cấp tính
Lưỡi rắn trắng: thanh nhiệt giải độc
Thông thường ở bờ ruộng vùng trung du và ở đồng bằng nhiều nơi, nhất là vào tháng 6, thu hái cả cây vào mùa hạ, thu, rửa sạch phơi khô để dùng.
Năng củ: làm thuốc cầm máu
Khi nghiền củ thành một chất dịch như sữa, dịch này có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của Staphylococcus và Bacillus coli.
Lẻ bạn: thanh nhiệt nhuận phế
Lẻ bạn có vị ngọt và nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế, hoá đờm chống ho, lương huyết giải độc.
Kim ngân lẫn: thuốc dùng trị mụn nhọt
Vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Cũng nhu Kim ngân, dùng trị mụn nhọt, lở ngứa. Liều dùng hoa 8 đến 20g.