Báng, cây thuốc bổ

2017-11-02 05:16 PM
Báng đã được nhân dân ta sử dụng từ thời đại các vua Hùng, Tổ tiên ta đã từng lấy bột trong thân cây và củ để ăn thay cơm

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Báng, Búng báng, Đoác, Quang lang, Đao rừng - Arenga pinnata (Wurmb) Merr, thuộc họ Cau - Arecaceae.

Mô tả

Cây cao khoảng 7 - 10m, hay hơn, đường kính tới 40 - 50cm. Thân có nhiều bẹ, gốc cuống lá tàn lụi đầy đông đặc. Lá mọc vòng quanh thân và tập trung ở phía ngọn, toả rộng ra chung quanh; lá kép lông chim, dài 3 - 5m có nhiều lá chét xếp hai bên cuống lá; mỗi lá chét dài 0,8-  1,2m, rộng 4 - 5,5cm, mặt trên màu lục, mặt dưới trắng như phấn, gốc lá chét rộng kéo dài thành đai ôm lấy cuống lá. Cụm hoa hình bông mo to, dài 0,9 - 1,2m, chia nhiều nhánh cong xuống. Hoa đực hình nón có 70 - 80 nhị; hoa cái có 3 lá đài tồn tại ở quả. Quả hình cầu dài 3,5 - 5cm, màu vàng nâu nhạt, trong có 3 hạt, hơi 3 cạnh, màu ám nâu, quả tiết chất, nước gây ngứa do có nhiều tinh thể oxalat calcium hình kim rất nhỏ.

Ra hoa vào mùa hè.

Bộ phận dùng

Quả, thân và rễ - Fructus, Caulis et Radix Arengae.

Nơi sống và thu hái

Báng phân bố ở Ân Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, các nước Đông Dương, Malaixia, Philippin, Inđônêxia, mọc nhiều ở chân núi ẩm. Trong thung lũng núi đá vôi miền trung du, trong rừng thứ sinh ít cây gỗ lớn ở hầu khắp các vùng đồi núi của nước ta.

Thành phần hoá học

Theo tài liệu phân tích năm 1979 của Viện chăn nuôi: Nước 14,8%, protid 2,6%; lipid 1,1%; celluloza 7,6%; dẫn xuất không protein 74,1%; khoáng toàn phần 2,5%, trong đó có calcium, phosphor. Tính vị, tác dụng: Bột Báng có vị ngọt tính bình; có tác dụng bổ ích cho cơ thể, làm mạnh sức, nhẹ mình. Quả Báng có vị đắng, tính bình, có tác dụng làm tan máu ứ. Thân cây có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Báng đã được nhân dân ta sử dụng từ thời đại các vua Hùng. Tổ tiên ta đã từng lấy bột trong thân cây và củ để ăn thay cơm. Ruột thân cây chứa nhiều bột gỡ ra làm bánh ăn ngon. Cuống cụm hoa chứa nhiều nước, ngọt có thể nấu thành đường ăn hoặc cho lên men để chế rượu. Nhân hạt luộc chín ăn ngon. Đồng bào miền núi cũng thường trồng thêm ở một số nơi để lấy bột ăn thay lương thực khi cần thiết (mỗi cây có thể cho khoảng 100kg bột). Nõn cây bóc vỏ cứng, thái nhỏ, luộc bỏ nước, dùng nấu canh ăn hay xào ăn.

Bột Báng cũng được sử dụng làm thuốc bồi bổ hư tổn suy yếu, ăn lâu thì lưng gối khỏi yếu mỏi. Quả cũng được dùng sắc uống chữa đau nhức. Dịch của lớp vỏ quả ăn da, độc đối với cá. Thân cây cũng được dùng sắc uống chữa cảm sốt, rễ dùng trị viêm cuống phổi và làm dễ tiêu hoá. Ngoài ra những sợi ở bẹ lá còn lại trên cây có thể dùng làm chỉ khâu nón lá hay bện thừng xe làm dây buộc.

Bài viết cùng chuyên mục

Hòe lông: cây thuốc trị ỉa chảy

Cây Hòe lông (Sophora tomentosa L) là một loài cây có giá trị dược liệu cao, đặc biệt trong việc điều trị các vấn đề về tiêu hóa.

Bạch đàn nam: cây thuốc trị ho máu

Cây của vùng Viễn đông tới Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc trong các lùm bụi, rừng bình nguyên ở nhiều nơi, thường có nhiều ở các tỉnh phía Nam.

Nhãn hương: trị chứng đau đầu cảm sốt

Cây thảo mọc đứng, cao 60 - 90cm, nhánh mảnh không lông. Lá có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan ngược thuôn, lá phía trên thuôn dài,

Đơn mặt trời: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Thường dùng chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, đi lỵ, đái ra máu, đại tiện ra máu, ỉa lỏng lâu ngày, Ở Thái Lan, lá còn được dùng làm thuốc trợ đẻ.

Đại trắng, cây thuốc xổ

Vỏ rễ có vị đắng, tính mát, có tác dụng xổ, chuyển hoá, làm sạch. Hạt có tác dụng cầm máu, Nhựa có tác dụng tiêu viêm, sát trùng

Mẫu thảo quả dài: trị viêm ruột lỵ

Người ta thường gặp chúng trong những chỗ ẩm lầy, bãi cỏ, dọc các sông, trong các ruộng ngập, từ vùng thấp tới vùng cao 1600m khắp nước ta

Oa nhi đằng: cây thuốc trị đau gân cốt

Ở Vân Nam dùng trị bệnh lâm, bệnh tràng nhạc, mắt đỏ, bệnh sa nang, sốt rét và lỵ. Ở Hương Cảng, lại còn trị viêm khí quản mạn tính, ho và rắn độc cắn.

Đắng cay leo: cây thuốc điều kinh hạ nhiệt

Cây mọc tự nhiên ở rừng miền Bắc và miền Trung Việt Nam từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Ninh Bình, tới Lâm Đồng.

Quyển bá móc: tác dụng thanh nhiệt giải độc

Thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi trong râm, dùng dần, vị đắng, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư thấp lợi niệu, tiêu viêm cầm máu, thư cân hoạt lạc

Ngâu rừng, dùng chữa sốt rét

Cây mọc hoang ở rừng thưa có nhiều tre gai ở Đồng Nai và Bà Rịa. Thu hái rễ và lá quanh năm, rửa sạch, phơi khô

Đơn lá nhọn: cây thuốc trị nhọt

Ở Campuchia, rễ được dùng trị bệnh nhọt và dịch hạch, Giã ra ngâm cho ngấm nước dùng đắp lên các apxe, Hoa được dùng hãm uống trị sốt.

Gạo: cây thuốc bổ âm

Hoa được dùng trị viêm ruột, lỵ, Cũng dùng như trà uống vào mùa hè, Nước hoa gạo được xem như một dung dịch bổ âm, dùng chữa thiếu máu suy nhược.

Hu đay, thuốc thanh lương, chỉ huyết

Có tác dụng thanh lương, chỉ huyết, giảm đau, Vỏ dùng làm dây buộc và được dùng chế bông nhân tạo

Móng rùa: dùng trị bệnh đau thận

Cây của miền Đông dương, mọc hoang ở rừng cùng với Tung hay Lá buôn ở Đồng Nai và nhiều nơi khác vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến tận núi Đài huyện Tịnh Biên, Tỉnh An Giang.

Gùi da có cánh: cây thuốc có độc

Ở Campuchia, người ta dùng quả để ăn nhưng hạt được xem như là độc, Gỗ thân được dùng làm hàng rào.

Ngải lục bình, chữa nóng sốt

Ở Inđônêxia, người ta dùng củ của nó để nhai, nhằm làm dịu cơn đau và các cơn choáng do ngộ độc cá và giáp xác độc

Mô ca, thuốc chữa các vết thương

Vỏ cũng được dùng làm thuốc chữa các vết thương, chữa viêm lợi răng. Nhựa gôm chảy ra từ gỗ cây có màu vàng sáng, cũng có những tính chất như gôm arabic, dùng được làm thuốc trị ỉa chảy

Chua ngút hoa trắng: lá làm thuốc đắp trị chấn thương bầm giập

Cây chua ngút (Embeliaeta) là một loại cây dược liệu quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Bí thơm: tác dụng khu trùng

Hạt bí thơm có vị ngọt, tính bình, có tác dụng khu trùng, tiêu thũng. Quả bổ dưỡng, làm dịu, giải nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu.

Hoa mười giờ, cây thuốc trị đinh nhọt và viêm mủ da

Thường dùng ngoài trị đinh nhọt và viêm mủ da, ghẻ ngứa và bỏng, eczema, Giã cây tươi hoặc chiết, dịch cây dùng bôi ngoài

Dứa: cây thuốc nhuận tràng

Được chỉ định dùng trong các trường hợp thiếu máu, giúp sự sinh trưởng, dưỡng sức, thiếu khoáng chất, trong chứng khó tiêu, khi bị ngộ độc.

Cỏ gạo: hạt làm thức ăn

Cây làm cỏ chăn nuôi hoặc thu hoạch hạt làm thức ăn khi đói kém, người ta giã cho tróc vỏ và rang, dùng chế loại bỏng vừng với mật đường

Móc mèo, chữa bệnh sốt cơn

Hạt được dùng làm thuốc chữa bệnh sốt cơn và làm thuốc bổ. Người ta lấy 30g hạt Móc mèo tán lẫn với hạt Hồ tiêu hay hạt Ớt đều 30g, dùng hàng ngày 3 lần, mỗi lần 1 đến 2g

Hoàng kinh: cây thuốc trị nhức mỏi gân cốt

Lá được dùng trị nhức mỏi gân cốt, trị sốt cách nhật, dùng tắm trị phù thũng, bán thân bất toại và bại liệt. Nấu lá xông hoặc dùng lá khô làm thuốc hút.

Nóng: cây thuốc trị viêm gan mạn tính

Cây có hình dáng khá đặc biệt với lá to bản và hoa nhỏ xinh xắn. Trong y học cổ truyền, cây Nóng được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau.