- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Mây lộ, dùng ngoài trị phong, ghẻ ngứa
Mây lộ, dùng ngoài trị phong, ghẻ ngứa
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mây lộ, Mác la, Lọ nồi Trung bộ - Hydnocarpus annamensis (Gagnep.) Lescot. et Sleum. (Taraktogenos annamensis Gagnep.) thuộc họ Bồ quân - Flacourtiaceae.
Mô tả
Cây gỗ lớn cao 8-10m, nhánh non có lông dày, vàng. Lá có phiến xoan, thon ngược hay hẹp, dài đến 30cm; gân phụ 7-8 cặp, mặt dưới có lông ở gân, cuống dài 2,5mm. Cụm hoa 1-2 hoa, cánh hoa có ŕa lông, vẩy cũng có ŕa lông. Quả tṛn tṛn, cao 5cm, có lông dày, vàng mang 4-5 núm nhuỵ tồn tại.
Bộ phận dùng
Hạt, lá - Semen et Folium Hydnocarpi Annamensis.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Việt Nam.
Ở nước ta cây mọc ở rừng trên đất cát - phiến thạch tới độ cao 300m từ Lào Cai, Sơn Tây tới Thanh Hoá, Nghệ An.
Thành phần hóa học
Hạt chứa nhiều dầu trị phong như các loài Hydnocarpus khác.
Tính vị, tác dụng
Hạt có vị cay, tính nóng, có độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Dùng ngoài trị phong, ghẻ ngứa, giang mai. Dầu hạt nấu lên cũng dùng trị bệnh phong và các bệnh ngoài da như dầu Đại phong tử.