- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Bưởi bung: tác dụng giải cảm
Bưởi bung: tác dụng giải cảm
Rễ có vị cay, lá có vị hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, trừ đờm, chống ho, kích thích tiêu hoá, tán huyết ứ.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bưởi bung, Cơm rượu - Glycosmis Citrifolia (Willd) Lindl., thuộc họ Cam - Rutaceae.
Mô tả
Cây nhỡ cao tới 6,5m. Thân to 2 - 3cm; cành non có lông màu sét. Lá đa dạng, thường do một lá chét, ít khi 4 - 5, thon dài đến 7 - 20cm, rộng 1,5 - 6cm, không lông, màu lục ôliu lúc khô, gân phụ 14 - 15 cặp. Chuỳ hẹp ở nách lá, ít nhánh, dài 3 - 4m, có khi hoa xếp nhóm 2 - 3 cái, màu trắng, xanh hay vàng vàng, thơm; cánh hoa không lông; nhị 10. Quả dạng trứng cao đến 1cm, màu trắng, hồng, vàng hay da cam. Hoa tháng 6 và mùa thu.
Bộ phận dùng
Rễ và lá - Radix et Folium Glycosmis.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Nam Trung Quốc, Philippin. Ở nước ta, cây mọc trong các savan cây gỗ ở Hoà Bình và nhiều nơi khác. Có thể thu hái rễ, lá quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
Tính vị, tác dụng
Rễ có vị cay, lá có vị hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, trừ đờm, chống ho, kích thích tiêu hoá, tán huyết ứ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Quả ăn được. Lá phối hợp với lá Cơm rượu làm men tăng hiệu suất rượu. Rễ và lá thường được dùng trị: 1. Cảm lạnh và ho; 2. Khó tiêu hoá, đau dạ dày; 3. Đau thoát vị. Liều dùng 15 - 30g, dạng thuốc sắc. Không dùng cho người có thai. Dùng ngoài giã cây lá tươi trộn với rượu đắp trị đòn ngã tổn thương. Khi bị phát cước, tê cứng vì sương giá, dùng lá nấu nước và rửa phần đau.
Bài viết cùng chuyên mục
Lúa mạch: giúp tiêu hoá, lợi tiểu
Hạt Lúa mạch ngoài công dùng làm lương thực như gạo tẻ, còn dùng sắc uống làm thuốc điều trị sỏi niệu đạo, trướng bụng đầy hơi.
Chẹo bông: nhựa quả vỏ sử dụng trong y học dân gian
Ở nước ta cũng như ở Ân Độ, người ta dùng vỏ để duốc cá, Ở Ấn Độ, nhựa quả vỏ cũng được sử dụng trong y học dân gian
Đơn vàng: cây thuốc trị đau bụng
Ở Campuchia, người ta hãm mỗi lần hai nắm cành lá cho vào nửa lít nước làm thuốc uống trị các cơn đau bụng.
Giáng hương, cây thuốc điều kinh
Ở Campuchia, rễ cây Giáng hương, phối hợp với những vị thuốc khác, dùng để điều kinh, Dịch đỏ chảy ra từ vỏ cây, nếu sấy khô sẽ cho một chất nhựa
Bông xanh: thuốc gây toát mồ hôi và kích thích
Lá ráp nên được dùng để mài bóng kim khí, ngà và sừng. Cũng được dùng làm thuốc gây toát mồ hôi và kích thích.
Gõ đỏ, cây thuốc chữa đau răng
Vỏ được dùng trong thú ý giúp ăn ngon và bổ đối với động vật nuôi, như ngựa, người ta dùng hạt sắc nước xoa ngậm chữa đau răng
Ô liu khác gốc: có tác dụng giải nhiệt
Loài của Trung Quốc, Mianma, Ấn Độ và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở Hà Nội, Thanh Hoá, Bình Định và Lâm Đồng ở độ cao 40m trở lên đến 2100m.
Hoàng tinh hoa trắng, cây thuốc bổ
Cùng như Hoàng tinh hoa đỏ, Hoàng tinh hoa trắng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ trung ích khí, trừ phong thấp, nhuận tâm phế, ích tỳ vị, trợ gân cốt
Khế tàu, thuốc trị trĩ
Ở Ân độ, thường dùng làm đồ hộp dạng xirô, hoặc dầm mắm, Người ta sử dụng quả dưới dạng món cary dùng trị trĩ và bệnh scorbut do thiếu vitamin C
Chiêng chiếng: dùng làm thuốc lợi tiểu chữa bệnh về thận
Rễ được dùng làm thuốc lợi tiểu chữa bệnh về thận và sỏi trong bàng quang, Hạt và thân cành giã ra dùng để duốc cá
Gai cua: cây thuốc nhuận tràng gây nôn
Hạt nhuận tràng, gây nôn, làm long đờm và là chất nhầy dịu; cũng có tác dụng chống độc, Rễ gây chuyển hoá, dầu hạt dùng xổ. Nhựa có tính gây tê.
Cỏ bướm trắng: đắp vết thương và nhọt
Ở Ấn Độ và Malaixia, cây được giã nát, dùng riêng hoặc lẫn với bột gạo, để đắp vết thương và nhọt ở đùi và đắp chữa tích dịch phù trướng
Ổ vẩy: thanh nhiệt lợi thủy trừ phiền thanh phế khí
Loài phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma và các nước Đông Dương, ở nước ta, cây mọc trong rừng núi cao Sapa, Ba Vì, Tam Đảo ở phía Bắ c và vùng Đồng Trị.
Chỉ thiên giả: dùng làm thuốc chữa cảm gió
Thường dùng làm thuốc chữa cảm gió, cam tẩu mã, hen suyễn, Lá dùng làm thuốc trị giun; còn dùng phối hợp với Trang đỏ, tán bột cuốn như điếu thuốc lá để hút trị mũi có mủ.
Bèo cái: uống chữa mẩn ngứa
Loài liên nhiệt đới, sống trôi nổi trong các ao hồ, sinh sản sinh dưỡng mạnh bằng cách mọc nhánh ngang và nẩy chồi thành cây mới.
Hoàng nàn: cây thuốc trừ phong hàn
Vị rất đắng, tính ấm, rất độc, có tác dụng trừ phong hàn, thông kinh lạc, giảm đau, Cũng có hiệu quả trong việc làm tê liệt thần kinh ngoại biên.
Chân chim leo: thuốc chữa phong thấp đau xương
Thường dùng như vỏ thân các loài Chân chim khác làm thuốc giúp tiêu hoá và làm thuốc chữa phong thấp, đau xương, chân tay nhức mỏi và bị thương sưng đau
Linh: thuốc đắp trị bệnh ngoài da
Lá thường được nấu uống thay trà, người ta dùng làm thuốc đắp trị bệnh ngoài da, ở Nhật Bản, người ta dùng quả để nhuộm vải.
Kiều mạch: thuốc thanh nhiệt giải độc
Vị chát, hơi the, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, rutosid có tác dụng giống vitamin P, làm tăng độ chịu đựng.
Mã tiền hoa tán, cây thuốc
Nơi sống và thu hái, Loài của Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam. Cây của rừng còi, dựa rạch, đầm ở nhiều nơi như Hoà Bình, Ninh Bình
Cỏ lào: cây thuốc cầm máu vết thương
Cỏ lào có vị hơi cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng, cầm máu, chống viêm, Nước sắc Cỏ lào có tác dụng kháng khuẩn, ức chế được vi khuẩn gây mủ trên vết thương và trực trùng lỵ Shigella
Chanh ốc: được dùng chữa sâu răng
Người ta lấy ngọn hoa, lá non thái nhỏ, nấu canh ăn có vị ngọt như bột ngọt nên người ta gọi nó là rau mỳ chính
Cỏ gấu lông: cây thức ăn gia súc
Cây mọc dựa rạch đến 700 khá phổ biến ở nước ta, từ Lào Cai qua Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng đến thành phố Hồ Chí Minh
Bạch đàn trắng, cây thuốc chữa ỉa chảy
Khi áp dụng làm chất gây săn trong chảy máu hoặc trường hợp thanh quản bị đau, gôm được trộn lẫn với một lượng tương đương tinh bột
Bên bai: chữa huyết áp cao
Lá thuôn, thuôn ngọn giáo, nhọn mũi hay hơi có đuôi và tù ở đầu, nhọn ở gốc, bóng loáng ở mặt trên; cuống dài 1,5cm. Hoa trắng, rất thơm, thành xim ở ngọn dạng ngù.