Nho núi: dùng trị cước khí thuỷ thũng

2018-06-12 05:12 PM
Ở Trung Quốc được dùng trị Cước khí thuỷ thũng, đòn ngã tổn thương, phong thấp đau lưng chân, mụn nhọt lở ngứa

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nho núi - Ampelopsis brevipedunculata (Maxim.) Trautv., thuộc họ Nho - Vitaceae.

Mô tả

Dây leo, cành không lông. Lá có phiến hình tim, dài 6 - 12cm (đến 20cm), thường có hai thuỳ nhỏ, không lông, mặt trên màu lục mờ, mặt dưới nhạt màu và bóng; gân từ gốc 5, gân phụ 3 - 4 cặp, mép có răng to. Chùm mang xim lưỡng phân hay tam phân đối diện với lá, ở nhánh non; hoa màu vàng lục, thơm. Quả mọng tròn, đường kính 6 - 8mm, màu lam đen.

Hoa quả tháng 2.

Bộ phận dùng

Quả, rễ - Fructus et Radix Ampelopsis, ở Trung Quốc gọi nó là Sơn bồ đào.

Nơi sống và thu hái

Loài của Nam Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Ở nước ta chỉ gặp ở Quảng Ninh và Hà Nội. Thu hái quả và thân vào mùa hạ, mùa thu. Quả phơi khô dùng; rễ thu về rửa sạch, thái nhỏ phơi khô hoặc dùng tươi.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, đắng, tính mát, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tán ứ, khư phong trừ thấp.

Công dụng

Ở Trung Quốc được dùng trị Cước khí thuỷ thũng, đòn ngã tổn thương, phong thấp đau lưng chân, mụn nhọt lở ngứa.

Liều dùng 15 - 30g khô, dùng ngoài tuỳ lượng giã đắp.

Đơn thuốc

Ở Trung Quốc:

Đòn ngã đau nhức, ngoại thương ứ máu: Rễ Nho núi 1-3g, nghiền thành bột, hoà với rượu nóng.

Phong thấp đau lưng chân: Rễ Nho núi 15 - 30g, sắc nước uống.

Cước khí thuỷ thũng: Rễ Nho núi 15 - 30g, sắc nước uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Mặt quỷ: chữa đau bụng

Ở Trung Quốc, theo Hải Nam thực vật chí, cả cây bỏ rễ chữa sốt, ho, cầm máu, trị đau dạ dày, viêm gan cấp, ngoại thương chảy máu, còn dùng trị đau lưng, tê thấp.

Dương đầu tà, cây thuốc trị vết thương

Cụm hoa ở nách lá gồm 1, 3 bông, Hoa trắng, khi khô chuyển sang màu vàng, Quả hình trứng, bao bởi đài hoa cùng lớn lên với quả

Bí đỏ, trị giun diệt sán xơ mít

Hạt dùng trị giun, diệt sán xơ mít, lợi tiểu và bổ. Dầu dùng để bổ thần kinh; thịt quả dùng đắp trị bỏng, sưng viêm và nhọt

Mẫu đơn, chữa nhức đầu

Thường dùng chữa nhức đầu, đau khớp, thổ huyết, khạc ra máu, đái ra máu, cốt chưng lao nhiệt, kinh bế, thống kinh, ung thũng sang độc và đòn ngã tổn thương

Chua ngút dai: dùng trị giun đũa

Cây leo dài đến 10m, nhánh non có nhiều mụn mịn, lá có phiến thuôn thon ngược, dài 7 đến 19cm, rộng 3 đến 7cm, dày, màu lục, thường đỏ trước khi rụng, gân phụ mịn.

Đậu cánh dơi, cây thuốc chống sốt rét

Ở Campuchia, người ta lấy hoa hãm uống trước các bữa ăn để chống sốt rét rừng, Ở Trung Quốc, người ta dùng lá trị rắn độc cắn, dùng ngoài để rịt nối xương do đòn ngã

Hòe Bắc bộ, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Ở Trung Quốc, có nơi, người ta dùng rễ cây này chữa ung thư, cho rằng nó có khả năng ức chế sự phân liệt của tế bào ung thư

Mai: chữa uất muộn tâm phiền

Vị hơi chua, mặn, tính bình; có tác dụng khai uất hoà trung, hoá đàm, giải độc, Được dùng chữa uất muộn tâm phiền, can vị khí thống, mai hạch khí sang độc, tràng nhạc.

Kê náp: thuốc trị thiểu năng mật

Dịch lá lẫn đường và Hồ tiêu dùng trong thiểu năng mật với độ chua mạnh, Hạt dùng ngoài đắp vết thương đau và bầm giập.

Lâm vô: thuốc trị hen suyễn

Lâm vồ, hay còn gọi là đa bồ đề, là một loài cây thuộc họ Dâu tằm. Cây thường được trồng làm cây bóng mát, cây cảnh và cũng có một số ứng dụng trong y học dân gian.

Mần tưới: tác dụng hoạt huyết

Trạch lan, hay còn gọi là mần tưới, hương thảo, là một loại cây thuốc quý có nguồn gốc từ Việt Nam . Cây được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Thùy bồn thảo: cây thuốc trị ngã tổn thương, ghẻ lở, bỏng lửa

Cây thuốc thường dùng trị đòn ngã tổn thương, ghẻ lở, bỏng lửa, viêm gan cấp và mạn tính, hầu họng sưng đau, lỵ, rắn cắn, mụn nhọt độc

Húp lông: thuốc lợi tiêu hoá

Húp lông từ lâu được xem như lợi tiêu hoá, bổ đắng, giúp ăn ngon miệng, làm tan đờm, chặn ho, làm dịu thần kinh, gây ngủ nhẹ.

Quặn hoa Yersin: nhựa dùng đắp vết thương

Loài Chonemorpha megacalyx Pierre gặp ở Lào, Trung Quốc mà toàn cây có tác dụng cường gân cốt, bổ thận, hạ áp, được dùng chữa gân cốt đau nhức, thận hư, đau lưng

Nghể bún: dùng trị lỵ

Cây thường được dùng trị lỵ, xuất huyết, bệnh scorbut, vàng da, thấp khớp mạn tính. Rễ dùng trị ho và các bệnh về ngực.

Đinh công, cây thuốc tiêu sưng giảm đau

Vị cay, tính ấm, có độc, có tác dụng khu phong thắng thấp, dãn gân hoạt lạc, tiêu sưng giảm đau

Chanh trường: cây thuốc chữa ho viêm đau hầu họng

Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa cảm mạo phát nhiệt, ho, viêm đau hầu họng, sốt rét, đau bụng, ỉa chảy, lỵ trực khuẩn, tiểu tiện đỏ

Muồng hoa đào: cho phụ nữ sinh đẻ uống

Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Đông Nam và Nam Thái Lan qua Malaixia. Ở nước ta, cây thường được trồng trong các khu dân cư làm cảnh; có khi trồng trong các rừng thứ sinh.

Bìm bìm dại, tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng

Vị ngọt hơi cay, tính bình, có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, cường cân hoạt lạc. Rễ có tính tẩy; nhựa cũng tẩy tương tự như jalap nhưng kém hoạt động hơn

Cầm mộc: chữa lở ngứa

Gốc ở Trung Mỹ, được nhập trồng ở Hà Tây, Hà Nội. Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ làm cây cảnh vì dáng cây, hoa đẹp và rất thơm

Quyết lưới dày sáng: cây được dùng chữa thận hư

Ở Vân Nam Trung Quốc, thân rễ của cây được dùng chữa thận hư đau răng, thận hư tai điếc, đau lưng, đòn ngã tổn thương, đau đùi, gãy xương

Cỏ may: cây thuốc chữa da vàng, mắt vàng

Chữa da vàng, mắt vàng, bệnh về gan, dùng 360g rễ Cỏ may thái nhỏ, sao vàng, sắc với nửa lít nước còn 250ml, chia 2 lần uống thay nước trà trong ngày, Uống liền trong 5 ngày

Cọ dầu: dùng để chế dầu ăn

Dầu cọ dùng để chế dầu ăn, chế xà phòng, làm thuốc gội đầu, dầu ăn bổ, giúp tiêu hóa tốt, mỗi lần dùng 15 đến 20ml

Quế Bắc bộ: chữa thận hư đau lưng cảm mạo và đau xương

Cây gỗ lớn, nhánh mảnh, dẹp dẹp, nâu đen, lá mọc so le, có phiến bầu dục, thon nhỏ, dài 7,5 đến 10cm, rộng 2,5 đến 3cm; mặt trên ôliu nâu nâu, 3 gân gốc, một cặp cách gốc 3 đến 4mm

Mức hoa đỏ: thuốc uống lợi tiểu

Loài đặc hữu của miền Trung Việt Nam, từ Quảng Nam - Đà Nẵng tới Khánh Hoà, Đắc Lắc, Ninh Thuận. Lá được nấu lên dùng làm thuốc uống lợi tiểu.