- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Lan vẩy rắn: thuốc nhuận phế hoá đàm
Lan vẩy rắn: thuốc nhuận phế hoá đàm
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng nhuận phế hoá đàm, chỉ khái bình suyễn, tư âm bổ thận, ích vị sinh tân.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lan vẩy rắn, Vẩy cá, Tụ thạch hộc - Dendrobium lindleyi Steud, thuộc họ Lan- Orchidaceae.
Mô tả
Thân rễ bò, mang giả hành cao 3-10cm, to 1,5cm, xanh, lúc khô vàng.
Lá 1, phiến cứng, tròn dài. Chùm thõng, dài 20-30cm, hoa vàng tươi, tâm màu cam, lá đài và cánh hoa dài 1,5-1,7cm, môi tròn, có lông ở gốc và tâm, mép nhăn, chót hơi lõm.
Ra hoa vào tháng 3-5.
Bộ phận dùng
Giả hành - Pseudobulbus Dendrobii Lindleyi.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Ân Độ, Butan, Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Ở nước ta cây mọc phụ sinh trên cây gỗ ở ven đường hay chân núi, trong rừng vùng núi cao từ Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hoà Bình, Hà Bắc, Hà Tây, Quảng Trị đến Kontum, Lâm Đồng (Đà Lạt) và cả ở Nam bộ.
Tính vị, tác dụng
Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng nhuận phế hoá đàm, chỉ khái bình suyễn, tư âm bổ thận, ích vị sinh tân.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị phổi nóng sinh ho, hen khan, lao phổi, bệnh nhiệt sinh tân dịch. Đem giả hành giã nhỏ ngâm vào nước nửa ngày rồi lấy cơm ngâm vào nước này 1 -2 giờ; có thể làm thuốc bẫy ruồi nhặng.
Bài viết cùng chuyên mục
Bướm bạc quả nang: thanh nhiệt giải độc
Rễ, thân cũng được dùng như các loài khác chữa bệnh ôn nhiệt, trong ngoài đều nóng, các khiếu không thông. Vỏ dùng chế nước uống cho trẻ em bị bệnh đậu mùa.
Chùm ngây: kích thích tiêu hoá
Quả được dùng trị bệnh đau gan và tỳ, đau khớp, sài uốn ván và chứng liệt, hạt dùng trị bệnh hoa liễu, dầu từ hạt dùng đắp ngoài trị bệnh thấp khớp
Lương xương: trị lỵ và trục giun
Ở Campuchia, vỏ cây được dùng phối hợp với các vị thuốc khác để trị lỵ và trục giun. Lá được dùng trong toa thuốc gọi là Maha Neaty dùng trị sốt có hiệu quả.
Chân danh hoa thưa: dùng trị lưng gối đau mỏi
Ở Trung Quốc, dùng trong trị lưng gối đau mỏi và dùng ngoài trị đòn ngã, dao chém
Gạo sấm, cây thuốc đắp vết thương
Dầu hạt có thể chế tạo xà phòng, Lá được sử dụng trong phạm vi dân gian làm thuốc giã đắp các vết thương do tên thuốc độc
Lưỡi nai, rút mủ mụn nhọt
Chuỳ hoa ở nách lá, ngắn hơn lá, có lông. Hoa to to, màu trăng trắng; phiến hoa 6, dài 6mm, nhị sinh sản 9, nhị lép 3, bầu tròn, không lông
Mua rừng trắng: thuốc bổ chữa thiếu máu
Dân gian dùng làm thuốc bổ chữa thiếu máu; còn dùng lá sắc uống chữa phụ nữ bí đái. Rễ cây sao vàng sắc đặc uống ngừa thai sản, thường dùng mỗi tuần một chén.
Huỳnh bá, thuốc thanh nhiệt giải độc
Gỗ màu vàng da cam nhạt, rất đắng, Vỏ có vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng, giảm đau
Bấc: cây thuốc chữa mất ngủ
Cây mọc hoang dại ở những nơi ẩm lầy, gặp nhiều ở Nam Hà, Ninh Bình, Lâm Đồng, Cũng được trồng để lấy bấc và để làm thuốc.
Mã tiền hoa nách, rễ làm thuốc
Cây của rừng, rừng thưa, lùm bụi, dọc theo các suối từ vùng thấp tới vùng cao 2000m từ Lai Châu, Lào Cai đến các tỉnh Tây Nguyên, Kontum, Lâm Đồng và An Giang
Ná nang, chữa ngứa và nấm da
Cây mọc phổ biến một số nơi tại các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Tây đến Thừa Thiên Huế và Quảng Nam Đà Nẵng
Kinh giới phổ biến: thuốc trị cảm mạo
Ngọn và lá non dùng được làm rau ăn uống. Toàn cây được dùng ở Trung quốc làm thuốc trị cảm mạo và ăn uống không tiêu.
Cải bắp: bồi dưỡng tiêu viêm
Cải bắp có vị ngọt, tính mát, có nhiều tác dụng như bồi dưỡng, trị giun, tẩy uế, trừ sâu bọ, làm dịu đau, chống hoại huyết, lọc máu, chống kích thích thần kinh.
Mặt quỷ: chữa đau bụng
Ở Trung Quốc, theo Hải Nam thực vật chí, cả cây bỏ rễ chữa sốt, ho, cầm máu, trị đau dạ dày, viêm gan cấp, ngoại thương chảy máu, còn dùng trị đau lưng, tê thấp.
Lan đất bông ngắn, thuốc chữa liệt dương
Ở nước ta, cây mọc ở tầng thấp trong rừng núi đất từ Nghĩa Lộ, Ninh Bình, tới Quảng Ninh, Hải Phòng cho đến Đồng Nai, Côn Đảo
Hèo, cây thuốc trị chảy máu
Ở Trung Quốc, rễ Hèo dùng trị lao thương, Sợi của bẹ lá trị chảy máu, khạc ra máu, sản hậu băng huyết
Hải anh, cây thuốc hoạt huyết
Tính vị, tác dụng, Vị chát, đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, tán ứ
Cói đầu hồng: cây thuốc giải nhiệt, trừ phong thấp
Cây thảo nhiều năm, cao đến 70cm, thân thành bụi. Lá có phiến hẹp nhọn, rộng 2 đến 3mm, cứng, không lông, Hoa đầu rộng 1 đến 2cm, màu nâu đỏ, mép lá bắc có lông
Chàm bụi: dùng chữa bệnh giang mai
Cây của nhiệt đới Mỹ châu, được nhập vào trồng ở Ân Độ và các nước Đông Nam Á, hay gặp mọc hoang ở các sinh cảnh hở.
Giang núi, cây thuốc dùng trị lỵ
Ở Nhật Bản người ta thường dùng trị lỵ, Lá được dùng trước đây, ở Trung Quốc làm thuốc nhuộm móng tay như Lá móng
Keo trắng, thuốc làm săn da
Loài của Ân độ, Mianma, Thái lan, Việt Nam và quần đảo Malaixia, Thường gặp trong các rừng rụng lá và các savan, ở cao độ thấp vùng Ninh thuận
Móc cánh hợp: cây thuốc
Móc cánh, với tên khoa học Caryota sympetala Gagnep, là một loài cây thuộc họ Cau (Arecaceae). Cây thường được tìm thấy ở các khu vực rừng nhiệt đới ẩm, đặc biệt là ở các vùng núi cao.
Ngấy lá tim ngược: tiêu thũng chỉ thống
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng làm thuốc khư thấp, giải độc. Rễ trị đau răng, viêm hầu họng, gân cốt đau nhức, kinh nguyệt không đều.
Hương lâu: thuốc chữa mụn nhọt
Ở Trung quốc, rễ cây được dùng chữa mụn nhọt sưng lở ghẻ ngứa, lâm ba kết hạch, hoàng đản, đau bụng, phong thấp tê đau.
Nhả mận: dùng làm thuốc trị đái dắt
Dân gian dùng làm thuốc trị đái dắt, ỉa chảy và đau gan