Nấm hương: tăng khí lực

2018-04-06 12:58 PM

Nấm hương có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng làm tăng khí lực, không đói, cầm máu; còn có tác dụng lý khí hoá đàm, ích vị, trợ thực, kháng nham.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nấm hương, Nấm đông cô - Lentinus elodes (Berk.) Singer, thuộc họ Nấm sò - Pleurotaceae.

Mô tả

Nấm còn non nằm trong vỏ cây, khi lớn làm nứt vỏ cây chui ra ngoài. Mũ nấm màu nâu nhạt, sau nâu thẫm hoặc màu mật. Mặt mũ có những vẩy trắng nhỏ, có khi màu nâu, đường kính mũ 4 - 10cm. Thịt nấm trắng. Cuống nấm hình trụ hoặc hơi hẹp, dài 3 - 10cm, đường kính 0,5 - 1cm, màu sắc giống như mũ; cuống thường xẻ như bị rách. Gốc của cuống phân biệt hẳn với vỏ cây.

Thường gặp tháng 11 đến tháng 2.

Bộ phận dùng

Thể quả - Lentinus

Nơi sống và thu hái

Thường mọc đơn độc trên thân các cây gỗ mục. Vào mùa lạnh, khi ở vùng rừng núi có mây mù, thường gặp loại nấm này. Chúng mọc tự nhiên ở rừng Lào Cai (Sa pa), Yên Bái, Tuyên Quang, Hoà Bình, Bắc Thái, Cao Bằng, Lạng Sơn trên những cây gỗ như Dẻ, Sồi, Côm tầng, Re đỏ, Máu chó, Đuôi chó. Đồng bào dân tộc miền núi cũng gây trồng Nấm hương trong tự nhiên, ở những khu rừng có điều kiện thoáng gió và ẩm ướt. Người ta hạ những cây gỗ lớn như Côm tầng (Elaeocarpus dubius), cây Dẻ đỏ (Quercus) Sồi bộp (Pasania), Re đỏ (Cinnamomum). Vào tháng chạp, 4 - 5 ngày trước hay sau ngày Đông chí, người ta rủ nhau lên rừng tìm những loại cây trên có đường kính khá lớn, cỡ nửa mét, dài 5m, rồi dùng rìu đốn cho cây hạ xuống, để nằm ở nơi thoáng có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Khi hạ cây người ta giữ cẩn thận cho vỏ cây khỏi bong ra. Sau khi loại bỏ tất cả cành lá rườm rà đi, người ta lấy rìu chặt sâu xuống thân cây những rạch ngang sâu từ 6 - 10cm, rạch nọ cách rạch kia độ 50 - 100cm; mục đích của việc chia cây gỗ thành nhiều đoạn như thế là để lấy chỗ cho nhựa cây thoát ra, vì nhựa có chảy ra thì cây sẽ mau mục nát. Khi đã làm xong các công việc ấy, người ta để nguyên cây tại chỗ để cho các bào tử của Nấm hương trong rừng được gió truyền đến và bám vào vỏ cây mà mọc thành cây nấm. Nhưng muốn mau có nấm, người ta thường lấy Nấm hương đã già đem ngâm vào nước vo gạo trong một ngày đêm rồi tưới lên khúc gỗ. Lại có khi người ta lấy Nấm hương già khô, trộn với một nửa phần Gừng rồi xát vào cây gỗ. Chỉ xát ở mặt trên thôi vì chỉ ở chỗ nào có ánh sáng mặt trời chiếu tới thì nấm mới mọc. Sau một năm, nấm đã bắt đầu nẩy lên và đã có thể hái nấm được rồi, nhưng nấm còn nhỏ về ăn không ngon, phải đợi nấm hai năm thì tốt hơn. Vào các tháng chạp, giêng, hai âm lịch, khi có mưa phùn là hái được nhiều nấm nhất. Nếu trời mưa phùn thì cứ 6 - 7 (5 - 6) ngày lại lấy được một lứa nấm, nhưng nếu trời khô hanh thì phải đợi 15 - 20 (12 - 15) ngày mới được một lứa. Nấm đã mọc thì phải hái đúng lúc, nếu để quá già thì khó ăn. Một cây gỗ chặt như trên thì sẽ cho được 5 - 10 kg nấm tươi, có thể cho thu hoạch đến năm thứ 6. Sau khi hái nấm về, phải đem phơi nắng cho khô. Nếu trời râm thì đem sấy lửa hay xâu dây rồi gác lên bếp cho khô, nhưng nấm phơi nắng sẽ có màu đẹp hơn, mùi thơm hơn, còn nấm sấy lửa hay đặt gác bếp thường bị mùi hôi khói.

Thành phần hoá học

Nấm hương tươi chứa các thành phần tính theo g% là: nước 87g, protid 5,5g, lipid 0,5g, glucid 3,1g, cellulose 3g, tro 0,9g và theo mg% là: calcium 27mg, phosphor 89mg, sắt 5,2mg. Nấm hương khô có 13% nước, 36% protid, 4% lipid, 23,5% glucid, 17% cellulose, 6,5% tro, 184mg% calcium, 606mg% phosphor, 35mg% sắt, 23,4mg% vitamin PP, 0,16mg% vitamin B1, 1,59mg% vitamin B2.

Cũng có tài liệu nêu trong 100g Nấm hương có 0,9g protid, 3g glucid và các nguyên tố: calcium 28mg, phosphor 45mg, sắt 0,8mg và các vitamin như caroten 0,32mg, vitamin B1 0,04mg, B2 0,06mg, PP 0,5mg và vitamin C 8mg. Lượng nấm này cung cấp cho cơ thể 16 calo.

Tính vị, tác dụng

Nấm hương có vị ngọt, tính bình, không độc; có tác dụng làm tăng khí lực, không đói, cầm máu; còn có tác dụng lý khí hoá đàm, ích vị, trợ thực, kháng nham, giảm cholesterol, hạ huyết áp.

Công dụng

Đồng bào thường hái nấm tươi về nướng chín ăn. Nhưng thông thường dùng khô nấu canh, lẩu, xào nấu, xem như món rau khô gia vị cao cấp. Mặt khác, nó là một món ăn ngon, bổ nên rất được ưa chuộng. Cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh chảy máu, đại tiểu tiện ra máu.

Ở Trung Quốc, Nấm hương được dùng trị tiểu tiện không thông, thuỷ thũng, ăn trúng nấm độc, vắng đầu đau đầu, đau dạ dày - ruột, chứng ung thư và dự phòng xơ gan.

Bài viết cùng chuyên mục

Cải củ: long đờm trừ viêm

Củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng làm long đờm, trừ viêm, tiêu tích, lợi tiểu, tiêu ứ huyết, tán phong tà, trừ lỵ.

Ba bông: cây thuốc chữa khô da

Ba bông (cỏ mao vĩ đỏ), hay còn gọi là Aerva sanguinolenta, là một loại cây thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền. Cây có hình dáng đặc trưng với thân và nhánh mềm mại, thường mọc lan rộng.

Hoàng nàn: cây thuốc trừ phong hàn

Vị rất đắng, tính ấm, rất độc, có tác dụng trừ phong hàn, thông kinh lạc, giảm đau, Cũng có hiệu quả trong việc làm tê liệt thần kinh ngoại biên.

Cỏ gừng: cây thuốc hành huyết, lương huyết, lợi tiểu

Cỏ ống có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, không độc, có tác dụng hành huyết, lương huyết, lợi tiểu, tiêu thũng, giải độc, sát trùng đường tiết niệu

Lấu Poilane: cây thuốc

Loài đặc hữu của Trung Bộ Việt Nam, từ Thừa Thiên-Huế tới Khánh Hoà trong rừng ở độ cao 800m, Theo Poilane cây này được người Hoa tìm kiếm làm thuốc.

Đắng cay, cây thuốc tán hàn

Quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, giảm đau, trừ giun, Cành và gai có tác dụng làm thông hơi, giúp tiêu hoá

Phát lãnh công: dùng lá nấu nước tắm chữa sốt rét

Cây nhỡ mọc trườn, nhánh không lông, lá có phiến xoan rộng, dài 14 đến 17cm, mặt trên không lông, mặt dưới có ít lông, gân phụ 9 đến 12 cặp, cuống 1 đến 1,5cm.

Găng hai hạt: cây thuốc trị sốt

Vỏ dùng trị sốt, Cũng được dùng sắc uống chữa đau bụng cho phụ nữ sau khi sinh, Gỗ cứng dùng để đóng đồ đạc thông thường.

Hợp hoan thơm, cây thuốc đắp vết thương

Ở Lào, người ta dùng vỏ khô làm bột đắp lên vết thương, Ở Ân Độ, vỏ dùng đắp ngoài có hiệu quả trong bệnh phong hủi và loét ngoan cố

Cách lông mềm: trị các rối loạn của dạ dày

Ở Inđônêxia, lá nghiền ra dùng điều trị vết thương cho động vật nuôi. Ở Ân Độ, dầu rễ thơm, dùng làm thuốc trị các rối loạn của dạ dày.

Kê: thuốc chữa ho

Kê thuộc loại lương thực thường dùng trong nhân dân. Cũng được dùng làm thuốc chữa lậu nhiệt, ho nhiệt, ho khan.

Mướp khía: trị gân cốt tê đau

Xơ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thũng.

Bí đỏ, trị giun diệt sán xơ mít

Hạt dùng trị giun, diệt sán xơ mít, lợi tiểu và bổ. Dầu dùng để bổ thần kinh; thịt quả dùng đắp trị bỏng, sưng viêm và nhọt

Mức chàm: tác dụng cầm máu

Lá ngâm trong nước có thể làm thuốc nhuộm màu lam, có thể dùng để nhuộm vải chàm. Rễ, lá dùng làm thuốc cầm máu bên trong; dùng ngoài trị đao chém, đòn ngã.

Bời lời đắng: đắp lên vết đau

Ở Malaixia, lá cây luộc lên có thể dùng để đắp lên những vết đau, và mụn nhọt như một thứ cao dán

Đăng tiêu: cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều

Hoa có vị ngọt, chua, tính lạnh, có tác dụng hành huyết, làm tan máu ứ, mát máu, trừ phong, điều hoà kinh nguyệt, Rễ có tác dụng hành huyết, làm tan máu ứ, tiêu viêm.

Kim giao, thuốc chữa ho ra máu

Lá cây sắc uống chữa ho ra máu và sưng cuống phổi, cũng dùng làm thuốc giải độc. Gỗ quý, nhẹ, thớ mịn, có nhiều vân đẹp nên thường được dùng làm đồ mỹ nghệ

Cải hoang, long đờm ngừng ho

Vị cay, tính ấm; có tác dụng làm long đờm, ngừng ho, hoạt huyết, lợi tiểu, giúp tiêu hoá, tiêu tích

Báo xuân hoa: cây thuốc kiện tỳ

Hoa nhỏ có cuống hoa dài; lá đài có lông, tràng có ống mang 5 thuỳ, có vẩy ở miệng, nhị gắn ở nửa dưới của ống; bầu 1 ô, Quả nang nở thành 5 thuỳ từ đỉnh.

Hế mọ, cây thuốc trị lỵ amip

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Đồng bào Thái dùng trị lỵ amip và viêm đại tràng mạn tính

Khoai nưa: thuốc hoá đờm

Vị cay ngứa, tính ấm, có độc, có tác dụng hoá đờm, táo thấp, trừ phong co cứng, thông kinh lạc, khỏi đau nhức, ấm tỳ vị, khỏi nôn mửa, tán hạch.

Bả chuột, cây có độc diệt chuột

Lan biểu sinh, có rễ dạng sợi, đường kính 5mm, các hành giả dài 4, 5cm, dày 2, 3cm, có góc rãnh, bao bởi các sợi do các lá bẹ bị rách, lá thuôn dài 15, 25cm

Muồng chét, chữa loét niêm mạc mũi

Ở Campuchia, các bộ phận của cây đều được sử dụng. Hoa dùng hãm hay sắc uống chữa sốt và lọc máu. Gỗ và lá dùng trị nấm ngoài da. Rễ dùng sắc uống trị kiết lỵ

Kim ngân lông, thuốc dùng trị mụn nhọt

Cây leo bằng thân quấn, nhiều khi cao tới 9m, Cành có nhiều lông xù xì gồm lông đơn, cứng, hơi xám và lông tuyến có cuống, sau nhẵn, hơi đỏ

Nấm mụn trắng: gây độc rất mạnh

Để giải độc, vì có các độc tố gây ảo giác nên cấm chỉ định atropin, cần rửa dạ dày, truyền huyết thanh, an thần, chống truỵ tim.