Ngô thù du: chữa ăn uống không tiêu

2018-05-07 11:34 PM

Vị cay, đắng, tính nóng, hơi độc, có tác dụng thu liễm, trừ phong, giảm đau, sát trùng, kích thích, lợi trung tiện, lợi tiêu hoá.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ngô thù du - Tetradium rutaecarpum (A. Juss) Hartley (Euodia rutaecarpa (Juss.) Benth et Hook.), thuộc họ Cam - Rutaceae.

Mô tả

Cây cao chừng 2,5 - 8m. Cành màu nâu hay tía nâu, khi còn non có lông mềm dài, khi già nhẵn. Lá mọc đối, kép lông chim lẻ, cả cuống và lá dài độ 15 - 35cm, mang 2 - 5 đôi lá chét có cuống ngắn; phiến lá chét dài 5 - 14cm, rộng 2,5 - 6cm, đầu nhọn, mép nguyên, có lông màu nâu mịn ở cả hai mặt. Hoa đơn tính, khác gốc tập hợp thành tán hay chùm. Hoa màu vàng trắng, hoa cái lớn hơn hoa đực. Quả hình cầu dẹt, dày 3mm, đường kính 6mm, thường gồm 5 mảnh, vỏ lúc chín có màu tím đỏ, trên mặt có những điểm tinh dầu.

Hoa tháng 6 - 8, quả tháng 9 - 11.

Bộ phận dùng

Quả - Fructus Tetradii Rutaecarpi, thường gọi là Ngô thù du.

Nơi sống và thu hái

Loài của Bắc Ấn Độ, Trung Quốc. Ở nuớc ta, cây mọc ở vùng Phó bảng, tỉnh Hà Giang và cũng được trồng ở các vườn thuốc. Vào tháng 9 - 10, hái quả lúc còn đang có màu xanh hay hơi vàng xanh, chưa tách vỏ, đem về phơi nắng hay sấy cho khô.

Khi dùng lấy nước đun sôi để ấm (60o - 70o) đổ vào hạt, khuấy cho nguội, thay nước sôi để ấm. Làm lại như trên 2 - 3 lần (thuỷ bào). Sấy khô, giã giập, dùng sống. Nếu muốn giảm bớt tính mạnh của nó, có thể cho thêm nước Cam thảo vào để khuấy. Sau khi sấy khô, có thể cho tẩm muối rồi giã giập để dẫn thuốc vào can thận. Cần bảo quản nơi khô ráo, đậy kín để giữ mùi thơm.

Thành phần hoá học

Quả có tinh dầu và nhiều alcaloid: evodin, evodiamin, rutaecarpin, wuchuajin, hydroxy-evodiamin, limonin, synephrin, evoden, evodinone, evogin.

Tính vị, tác dụng

Vị cay, đắng, tính nóng, hơi độc; có tác dụng thu liễm, trừ phong, giảm đau, sát trùng, kích thích, lợi trung tiện, lợi tiêu hoá.

Công dụng

Chữa ăn uống không tiêu, nôn mửa, đau bụng ỉa lỏng, cước khí, đau đầu. Còn dùng trong trường hợp mình mẩy tê đau, lưng chân yếu, cảm sốt lạnh, đau răng, miệng lưỡi lở ngứa.

Ngày dùng 1 - 3g dạng bột, hoặc 4 - 6g dạng thuốc sắc, chia 3 - 4 lần.

Đơn thuốc

Chữa nôn mửa, đi ỉa: Ngô thù du 5g, Can khương 2g, nước 200ml, sắc còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Giúp sự tiêu hoá: Ngô thù du 2g, Mộc hương 2g, Hoàng liên 1g, tất cả tán bột, trộn đều, chia 3 lần uống trong ngày.

Đau nhức răng: Quả Ngô thù du tán nhỏ, ngâm rượu, ngậm lâu rồi nhổ đi.

Bài viết cùng chuyên mục

Cocoa: dùng chữa lỵ

Quả ăn được, có vị dịu, rễ, vỏ và lá có tính se và trước đây ở Angti, người ta dùng chữa lỵ, hạt cho dầu cũng dùng để chữa lỵ

Nhung hoa: dùng trị lỵ vi khuẩn viêm ruột

Ở Trung Quốc Vân Nam, dùng trị lỵ vi khuẩn, viêm ruột, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, băng huyết, thổ huyết, nục huyết, đái ra máu

Guột rạng, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng chỉ huyết, hoạt huyết tán ứ, cũng có thể rút độc sinh cơ

Bạc thau hoa đẩu, cây thuốc chữa rong kinh

Lá dùng chữa rong kinh, rong huyết, thường phối hợp với Ngải cứu và Nụ áo hoa tím. Còn dùng chữa gãy xương, đau gân

Đậu ván trắng, cây thuốc chữa bệnh đậu lào

Đậu ván trắng có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng bổ tỳ vị, điều hoà các tạng, dịu phong, giải cảm nắng, trừ thấp và giải độc

Đề: cây thuốc chữa đau răng

Vỏ thân được dùng ở Trung Quốc làm thuốc súc miệng chữa đau răng và làm chắc răng, Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ trị bệnh lậu.

Ngọc lan hoa trắng: chống ho long đờm

Ngọc lan không chỉ là loài hoa đẹp mà còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa, thường được sử dụng trong các nghi lễ truyền thống, làm cảnh quan và chiết xuất tinh dầu.

Ắc ó

Lá mọc đối, phiến nguyên mỏng, bóng, xanh đậm; cuống 1cm. Hoa ở nách lá, to. màu trắng; dài do 5 lá dài hẹp

Bụt mọc, trị thấp khớp

Cây có rễ thớ hình trụ cao thấp khác nhau. Có thể nhân giống bằng hạt. Cũng thường được trồng làm cây cảnh trong chậu

Nấm tán da cam: hoạt tính kháng ung thư

Thịt nấm màu trắng, có mùi dễ chịu, thuộc loại nấm ăn ngon nổi tiếng của châu Âu, nấm này được sử dụng ở Trung Quốc, xem như có hoạt tính kháng ung thư.

Ngẫn chày, chữa các rối loạn của dạ dày

Cuống hoa phân nhánh từ gốc và chia thành xim hai ngả. Các lá đài và cánh hoa đều có lông. Lá noãn chín dạng trứng ở trên một cuống quả khá bậm, hơi ngắn hơn chúng

Liễu: khư phong trừ thấp

Cành và rễ trị gân cốt đau nhức, răng lợi sưng đau, đờm nhiệt, đái buốt, đái đục, hoàng đản, các chứng nóng uất ở trong.

Muồng lùn, dùng làm thuốc xổ

Loài phân bố trên toàn châu Á và châu Úc nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây dọc đường đi, trong ruộng, xavan, rừng thưa vùng đồng bằng tới độ cao 500m, từ Hoà Bình tới Thanh Hoá, từ Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc

Bạch xà (cây): cây thuốc hạ nhiệt

Được dùng làm thuốc long đờm trong trường hợp viêm khí quản và làm tiết mật, có tác dụng nhuận tràng nhẹ, Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hay tán bột uống.

Hồi đầu: cây thuốc chữa tiêu hoá kém

Hồi đầu là một loại cây thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị các vấn đề về tiêu hóa. Cây có hương thơm đặc trưng và vị cay nhẹ, từ lâu đã được xem là một trong những vị thuốc “vua” trong việc hỗ trợ tiêu hóa.

Giổi găng: cây thuốc hạ nhiệt

Phân bố: Mọc tự nhiên ở các khu rừng nhiệt đới ẩm, thường gặp ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Vỏ cây được thu hái quanh năm, thường lấy từ cây bị chặt hoặc cây già. Sau khi bóc vỏ, đem phơi khô hoặc sấy khô.

Bánh hỏi, cây thuốc tẩy giun

Nhựa mủ làm giảm sưng tấy. Rễ và lá có vị cay, tính mát, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán kết lợi yên, hạ huyết áp, tiêu thũng chỉ thống

Quyết lá thông: cây được dùng chữa đòn ngã tổn thương

Ở Vân Nam Trung Quốc, cây được dùng chữa đòn ngã tổn thương, nội thương xuất huyết, phong thấp đau nhức, viêm thần kinh toạ, kinh bế

A kê

Nhiều bộ phận khác của cây được xem như làm giảm đau, chống độc, chống nôn, cũng là chất độc và kích thích, được dùng làm thuốc trị viêm kết mạc

Đước: cây thuốc chữa bệnh khớp

Cây có gỗ cứng nặng, khi còn tươi dễ gia công, dùng đóng đồ mộc và làm trụ mỏ, Ở Campuchia, dân gian thường dùng rễ chữa các bệnh về khớp.

Bạch liễm, cây thuốc chữa trĩ, mụn nhọt

Thường dùng chữa trĩ rò, tràng nhạc, mụn nhọt sưng lở, bỏng lửa và bỏng nước, Liều dùng 6, 12g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lấy rễ giã đắp chỗ đau

Nữ lang nhện: cây thuốc trị nhức đầu đau dạ dày

Vị cay, đắng, ngọt, mùi thơm, có tác dụng giảm đau, trừ thấp tán hàn, điều kinh hoạt huyết và cầm máu. Tinh dầu có tác dụng kháng sinh và kháng động vật nguyên bào

Quýt: mát phổi, khai uất, trừ đờm, khoan khoái

Ta thường dùng quả Quýt để ăn, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giải khát, thêm vitamin, Vỏ và lá để chế tinh dầu.

Bại tượng, cây thuốc chữa mụn nhọt

Thường được dùng trị mụn nhọt, ghẻ ngứa, sản hậu huyết ứ đau bụng, nôn mửa, kiết lỵ, viêm kết mạc, thổ huyết, ói ra máu

Cách vàng: xông chữa bại liệt

Loài của Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở các đồi và trong rừng phục hồi ở Vĩnh Phú, Bắc Thái, Ninh Bình, Nghệ An.