- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Chanh trường: cây thuốc chữa ho viêm đau hầu họng
Chanh trường: cây thuốc chữa ho viêm đau hầu họng
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chanh trường, Cà xoắn - Solanum spirale Roxb., thuộc họ Cà - Solanaceae.
Mô tả
Cây nhỏ, cao 2 - 3m, thân nhẵn bóng. Lá mọc so le, phiến lá thon ngược, to 15 x 5mm, đầu tù, gốc từ từ hẹp trên cuống, mép uốn lượn, mỏng, không lông; gân phụ 7 - 8 cặp; cuống 1 - 1,5cm. Chùm hoa ngoài nách lá; cuống hoa dài 1,5cm; đài nhỏ, tràng trắng cao 5 - 6mm; nhị 5, vàng. Quả mọng tròn, hồng, khi chín màu đỏ, to 7 - 8mm, hạt dẹp, to 2 - 3mm.
Hoa tháng 7 - 9, quả tháng 10 - 2.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Solani Spiralis.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc hoang và được trồng ở miền núi, có ở Hoà Bình (Kỳ Sơn) và cũng gặp ở Khánh Hoà. Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Còn phân bố ở Lào, Ân Độ, Trung Quốc. Lá và rễ thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá học
Rễ giàu các chất có alcaloid; vỏ cây và lõi rễ chứa các alcaloid glucosidic.
Tính vị, tác dụng
Vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp kiện tỳ, lợi niệu, trừ ho, tiệt sốt rét. Rễ gây mê và lợi tiểu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa cảm mạo phát nhiệt, ho, viêm đau hầu họng, sốt rét, đau bụng, ỉa chảy, lỵ trực khuẩn, tiểu tiện đỏ, viêm bàng quang, phong thấp, đòn ngã, mụn nhọt lở ngứa. Quả ăn được và dùng làm gia vị. Lá dùng chữa đau bụng kinh niên, đau quặn, chướng bụng, phù thũng, liều dùng 10 - 20g, dạng thuốc sắc. Rễ dùng chữa kinh nguyệt không đều. Liều dùng 6 - 12g, sắc nước uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Hậu bì hương: cây thuốc trị mụn nhọt lở ngứa
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Được dùng ở Trung Quốc trị mụn nhọt lở ngứa, viêm tuyến vú; dùng ngoài trị bệnh ngứa.
Nấm dai, nấu nước làm canh
Nấm thường được dùng xào ăn hay nấu canh. Khi nấm còn non ăn mềm, ngọt. Khi nấm già thì ăn dai nên thường chỉ nấu lấy nước làm canh ăn
Pison hoa tán: dùng trị băng huyết
Lá được dùng trị băng huyết, thường lấy lá tươi đâm lấy nước, cho thêm tí muối uống, trị đái đường, dùng lá tươi giã ra lấy nước thêm 2 chỉ Châu sa để uống
Muồng trâu, dùng chữa táo bón
Thường được dùng chữa táo bón, nhiều đờm; phù thũng, đan gan, vàng da. Lá dùng trị viêm da thần kinh, hắc lào, thấp sang, ngứa lở người da, mụn nhọt sưng lở
Kháo lông nhung, thuốc chữa cảm gió
Gỗ tốt được dùng làm đồ dùng trong gia đình. Dầu hạt cùng được dùng trong công nghiệp, Người ta dùng vỏ cây, tinh dầu làm thuốc chữa cảm gió
Kê huyết đằng núi, thuốc thông kinh hoạt lạc
Cũng như Kê huyết đằng nhưng hiệu lực kém hơn, Dây có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, mạnh gân, thông kinh hoạt lạc
Móc diều: trị phong hàn cảm mạo
Ở Trung Quốc, rễ được dùng trị phong hàn cảm mạo, sởi không mọc, sán khí, viêm nhánh khí quản. Hạt dùng trị sốt rét, lỵ. Lõi thân dùng trị trẻ em cam tích.
Chân chim hoa chụm: dùng chữa phong thấp đau xương
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, chỉ gặp ở các rừng vùng cao tới rừng Cúc Phương tỉnh Ninh Bình.
Lạc tiên cảnh: thuốc trị phong nhiệt đau đầu
Ở Vân Nam Trung Quốc rễ, dây quả dùng trị phong thấp đau xương, đau bệnh sa và đau bụng kinh; dùng ngoài bó gãy xương.
Giềng Giềng, cây thuốc trị ỉa chảy và kiết lỵ
Nhựa cây có màu đỏ, đông lại ngoài không khí, phồng lên trong nước lã và làm cho nước có màu đẹp, Nhựa này có vị se. Hạt có tính tẩy và trừ giun
Đại quản hoa Robinson: cây thuốc lợi tiểu
Ở Quảng Trị, lá cây được dùng nấu nước uống thay trà, có tác dụng lợi tiểu và làm xọp bụng trướng.
Đậu muồng ăn, cây thuốc trị sốt
Quả đậu non và hạt dùng để ăn. Hạt được sử dụng làm thức ăn trị sốt và làm tăng thị lực của mắt
Ké đay vàng, thuốc lợi tiểu và tiêu sạn sỏi
Rễ có vị đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu và tiêu sạn sỏi, thanh nhiệt và trừ được cảm lạnh. Lá, hoa và quả có chất nhầy, làm dịu và se
Ích mẫu nam: thuốc hạ nhiệt giảm sốt
Lá có vị đắng, là loại thuốc bổ đắng, có tác dụng hạ nhiệt giảm sốt, chống nôn, chống co thắt và trừ giun, hạt có hoạt tính trừ ký sinh trùng sốt rét.
Dùi đục, cây thuốc trị hen suyễn
Vỏ chứa một chất có bản chất glucosidic là hiptagin, Cho tác dụng với các alcalin loãng hay các acid, nó sẽ giải phóng acid cyanhydric Hiptagin cũng có trong rễ
Mã đậu linh: chữa viêm dạ dày ruột
Chữa viêm dạ dày, ruột, đau họng, dùng ngoài chữa vết thương và nhọt độc, Liều dùng 4, 6g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, giã rễ tươi đắp hoặc dùng rễ khô tán bột rắc.
Măng tây, thuốc trị thấp khớp, thống phong
Rễ cây có vị đắng, hơi cay, tính hơi ấm, có tác dụng nhuận phế trấn khái, khư đàm, sát trùng Măng có tác dụng làm dịu sự kích thích, lợi tiểu, nhuận tràng, trợ tim, làm dịu, bổ và kích dục
Biến hóa: dùng chữa tê thấp đau nhức
Chữa hen suyễn gặp lạnh lên cơn nghẹt thở, hoặc cảm phong hàn, ngực căng khó thở, ho suyễn kéo đờm, đầu mặt xây xẩm, thân thể nặng nề đau nhức.
Màn màn tím, hạ khí tiêu đờm
Màn ri tía được dùng chữa các chứng cám cúm nóng lạnh, nhức đầu, ho hen, và chứa cả rắn cắn. Lá dùng chữa viêm đau thận. Ở Ân Độ, rễ dùng làm thuốc trị giun
Bâng khuâng, cây thuốc giải độc
Lá có mùi thơm hắc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng cành lá sắc nước uống trị cảm sốt
Nấm phiến đốm chuông, chất độc gây ảo giác
Nấm mọc trên phân hoại mục ở các bãi cỏ từ tháng giêng tới tháng 9, thường riêng lẻ hoặc họp thành nhóm nhỏ. Có gặp ở Hà Nội, Hải Hưng
Kính: thuốc khư phong tiêu thũng
Cây bụi nhỏ hoặc cây gỗ nhỏ, cao khoảng 2-5m. Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục hoặc hình mác, mép lá thường nguyên.
Nhàu lá nhỏ: dùng rễ trị thấp nhiệt sinh ỉa chảy
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta chỉ gặp ở Quảng Bình
Khoai sọ, cây thuốc cầm ỉa
Củ Khoai trồng có bột màu trắng dính, có vị ngọt hơi the, trơn, tính bình, điều hoà nội tạng, Lá Khoai sọ vị cay, tính lạnh, trợn; có tác dụng trừ phiền, cầm ỉa
Móng bò đỏ: có tác dụng lợi trung tiện
Loài cổ nhiệt đới nhưng không gặp mọc hoang ở Đông Nam châu Á. Được trồng ở các vùng nhiệt đới làm cây cảnh. Ta thường trồng ở vùng đồng bằng vì hoa to, đẹp.