- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đậu mỏ leo, cây thuốc trị phù
Đậu mỏ leo, cây thuốc trị phù
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đậu mỏ leo - Rhynchosia volubilis Lour, thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả
Cây thảo leo; thân và lá có lông mịn và tuyến như đốm nhỏ vàng. Lá chét dày, có lông dày vàng; lá chét giữa xoan bánh bò, dài 4 - 5cm; gân bên 4 cặp; lá kèm cao 7mm. Cụm hoa dài đến 5cm ở nách lá, gồm 2 chùm. Hoa vàng, đài cao 6mm; cánh hoa dài 8-10mm; cuối cánh hoa có móng; cánh cờ bầu dục có tai; cánh bên thuôn, có tai; cánh thìa có mũi nhọn dài, có tai; bầu có lông dài dài. Quả đậu có cuống, dài 12mm, rộng 5mm, dẹp. Hạt 2, đen, bóng loáng, 7 x 5mm.
Hoa tháng 6 - 9, quả tháng 9 - 11.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Rhynchosiae Volubilis.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Đông á châu, tại Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, thường thấy chủ yếu trong các bờ bụi, lùm cây, rừng thưa, ở chân núi, trên đất đá vôi ở các tỉnh Vĩnh Phú, Quảng Bình, Hoà Bình, Hà Tây, Ninh Bình tới Thanh Hoá, Thừa Thiên - Huế. Thu hái cây vào mùa hè và thu. Rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Tính vị, tác dụng
Vị đắng và cay, tính bình; có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, khư phong hoà huyết, giải độc sát trùng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ở Trung Quốc dùng chữa 1. Viêm thận, thuỷ thũng; 2. Trẻ em ăn uống kém và suy dinh dưỡng; 3. Lao cổ, viêm hạch bạch huyết; 4. Thấp khớp viêm khớp, đau lưng. Liều dùng 15 - 30g, dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài trị mụn nhọt và viêm mủ da, đòn ngã tổn thương, bỏng nước, bỏng lửa và rắn cắn. Giã cây tươi đắp ngoài.
Đơn thuốc
Viêm hạch bạch huyết, lao cổ: Dùng Đậu mỏ leo 15g, nấu với ít đậu và ăn.
Thấp khớp viêm khớp, đau lưng. Rễ Đậu mỏ leo 30-45g, sắc nước. Có thể nấu với giò lợn để ăn.
Bài viết cùng chuyên mục
Chút chít nhăn: làm thuốc uống trong trị thiếu máu
Thường được dùng làm thuốc uống trong trị thiếu máu, ho lao, viêm gan, thấp khớp mạn tính, vàng da, đái đường và bệnh ngoài da, hắc lào, eczema, nấm tóc
Mặt quỷ: chữa đau bụng
Ở Trung Quốc, theo Hải Nam thực vật chí, cả cây bỏ rễ chữa sốt, ho, cầm máu, trị đau dạ dày, viêm gan cấp, ngoại thương chảy máu, còn dùng trị đau lưng, tê thấp.
Nuốt hôi: quả và lá đều có độc
Loài phân bố ở Ấn Độ, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi các tỉnh Hà Tây, Kontum, Ninh Thuận, Đồng Nai và An Giang
Bạch hạc: cây thuốc chữa bệnh hô hấp
Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân, Hoa màu trắng nom như con hạc đang bay. Quả nang dài, có lông.
Chùm lé: dùng lá đắp chữa mụn nhọt
Cây mọc dựa biển, dọc sông nước mặn và các vùng ngập mặn các tỉnh phía Nam nước ta, từ Ninh Thuận đến Minh Hải Bạc Liêu
Cò kè Á châu: cây thuốc dùng trị phát ban mụn mủ
Cây mọc ở rừng thưa, rừng già các tỉnh Nam Hà, Ninh Bình, Quảng Bình, Đắc Lắc, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Quả làm se, làm mát và lợi tiêu hoá
Chua ngút: có tác dụng kháng sinh sát trùng
Chua ngút, với tên khoa học Embelia ribes, là một loài cây bụi leo quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam.
Bướm bạc trà: trị bệnh sốt
Quả mọng hình bầu dục hay hình trứng, mang phần còn lại của lá đài, dài 8 đến 15mm, có gai, màu đen đen. Hạt rất nhiều, màu nâu, có chấm.
Gối hạc đen: cây thuốc trị thấp khớp tê bại
Thường được dùng như Gối hạc trị thấp khớp tê bại, bán thân bất toại, Cũng dùng trị ỉa chảy, kiết lỵ, trẻ em cam tích, đậu sởi và phụ nữ rong kinh.
Lòng trứng thông thường, khư phong tán nhiệt
Ở Trung Quốc, được dùng trị mụn ghẻ, ghẻ lở, ngoại thương xuất huyết, gãy xương và đòn ngã tổn thương
Cát sâm: chữa cơ thể suy nhược
Cũng có thể tán bột uống. Người ta cũng thường dùng củ làm thuốc bổ mát, chữa nhức đầu, khát nước, bí đái.
Cải rừng bò lan: cây thuốc
Cải rừng bò lan, hay còn gọi là Hoa tím lông (Viola serpens), là một loài thực vật thuộc họ Hoa tím. Cây thường mọc ở vùng núi cao, có nhiều tác dụng trong y học dân gian.
Móc cánh hợp: cây thuốc
Móc cánh, với tên khoa học Caryota sympetala Gagnep, là một loài cây thuộc họ Cau (Arecaceae). Cây thường được tìm thấy ở các khu vực rừng nhiệt đới ẩm, đặc biệt là ở các vùng núi cao.
Găng tu hú: cây thuốc điều kinh
Rễ nghiền ra dùng duốc cá, Vỏ rễ và thân hãm uống để điều kinh, Quả dùng nhuộm vàng, lại dùng ngâm lấy nước trừ giun đất và đỉa.
Khứu tiết thảo, thuốc hoạt huyết tán ứ
Ở Trung quốc, cây được dùng trị sốt rét, cảm mạo phát nhiệt, viêm nhánh khí quản, đòn ngã tổn thương; dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết
Bướm bạc: thanh nhiệt giải biểu
Bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khai uất, hoà lý, lương huyết, tiêu viêm
Bàm bàm, cây thuốc trừ thấp
Dây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, đồ rồi phơi khô dùng; hạt thu hái vào mùa đông, mùa xuân, lột bỏ vỏ, hấp hoặc rang lên, phơi khô hoặc tán bột
Cám trắng: trị cơn đau bụng
Ở Campuchia, người ta ngâm hay hãm vỏ để uống trị các cơn đau bụng hay cơn sỏi
Hàm huốt: cây thuốc chữa đau xương
Loài phân bố từ Lạng Sơn, Hoà Bình, Ninh Bình đến Lâm Đồng, Đồng Nai, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Cả cây chữa đau xương, cảm.
Đơn rau má, cây thuốc trừ phong thấp
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt và đắng, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giải độc, hoạt huyết, tiêu sưng
Chay Cúc phương: rễ dùng ăn trầu
Gỗ màu vàng nhạt, thớ mịn thường sử dụng đóng đồ. Quả ăn ngon và thơm. Rễ dùng ăn trầu như Chay Bắc bộ
Cà vú dê: dùng trị bệnh tràng nhạc
Ở Hải Nam, cả cây dùng trị bệnh tràng nhạc. Ở Saint Dominica, người ta dùng dạng cao để trị bệnh đau vùng tâm vị
Mua bà: trị ỉa chảy
Dân gian dùng lá chữa mụn nhọt, sâu quảng, chữa sưng khớp và tê thấp, chữa cam tẩu mã. Rễ dùng chữa sâu răng. Có thể sắc nước uống hoặc dùng lá giã đắp hay tán bột đắp.
Lốp bốp, thuốc bổ
Thường dùng 8 đến 12g ngâm rượu uống. Dân gian còn dùng nó trị dị ứng do ăn uống, trị phong ngứa ban trái, trị gan nóng
Han voi: cây thuốc chữa ho hen
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ: Thân cây có lông gai rất độc, chạm vào sẽ gây bỏng rát. Lá đơn: Hình trái tim, mặt trên có lông, mép lá có răng cưa. Hoa nhỏ: Mọc thành cụm ở nách lá. Quả hạch: Nhỏ, chứa hạt.