- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Quế quan: gây kích thích hệ thần kinh
Quế quan: gây kích thích hệ thần kinh
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Quế quan - Cinnamomum zeylanicum Blume, thuộc họ Long não - Lauraceae.
Mô tả
Cây gỗ cao 10 - 15m, phân cành nhiều, có vỏ dày và sù sì. Lá mọc đối, hình trái xoan thuôn, nguyên, nhọn, dài 10 - 18cm, rộng 4 - 5cm, có 3 gân chính rõ. Cụm hoa là những xim có hoa đều, màu trắng, đế hoa dạng chén, trên mép chén dính các mảnh bao hoa và các nhị; bầu 1 ô chứa 1 noãn ở gốc đáy chén. Quả mọng, dài 1 - 1,5cm, màu đen.
Hoa tháng 1 - 3, quả tháng 8 - 9.
Bộ phận dùng
Vỏ - Cortex Cinnamomi Zeylanici, cũng được gọi là Nhục quế - Tích lan Nhục quế.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc hoang và cùng được trong từ Nghệ An trở vào Côn Sơn, Phú Quốc. Còn phân bố ở Tây Ấn Độ, Xri Lanca và được trồng ở nhiều xứ nhiệt đới khác. Lúc cây đến độ cao 1,5 - 2m, người ta cắt sắt gốc để nó đâm nhiều nhánh, chỉ cần giữ 4 - 6 nhánh mỗi gốc. Đến 3 - 4 năm và cứ 2 năm một, vào mùa mưa, người ta lấy vỏ. Người ta lột từng khoanh; sau khi phơi khô, cạo bỏ phần bần.
Thành phần hóa học
Vỏ Quế quan chứa 8 - 12% nước, 5% chất khoáng, tinh bột, một ít đường, tanin, 3 - 4% chất nhầy. Hoạt chất là tinh dầu 1 - 2% mà thành phần chính là aldehyd cinamic (50 - 75%) kèm theo eugenol (4 - 10%), vết của các aldehyd khác của các carbur terpenic (pinen, phellandren, caryophyllen) và của methylamylceton. Tinh dầu vỏ rễ có nhiều eucalyptol, eugenol, safrol và borneol.
Tính vị, tác dụng
Vỏ có vị cay, mùi thơm, tính nóng; có tác dụng bổ, kích thích. Do có tanin, Quế quan làm săn da nhẹ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Cũng dùng như Quế. Thường dùng dưới dạng bột hay thuốc nước. Tinh dầu cũng được dùng làm thuốc. Với liều thấp, nó gây kích thích hệ thần kinh, tăng hô hấp và nhịp tim và là một chất kháng sinh; nó còn dùng thúc đẻ, kích thích ruột và trừ giun. Với liều cao, nó gây co giật.
Vỏ cây cũng được sử dụng làm gia vị dùng trong nghề làm bánh, làm nước uống, chế cary.
Bài viết cùng chuyên mục
Lục lạc năm lá, trị rắn cắn và bò cạp đốt
Loài được biết từ Ân Độ, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam tới tận Philippin và Tân Ghi Nê. Cây mọc ở đất hoang, rừng thưa nơi ẩm trên đất cát sét
Móng bò Lakhon: phụ nữ sau sinh uống
Loài cây này phân bố chủ yếu ở Lào và các vùng phụ cận của Bắc Thái Lan và Bắc Việt Nam. Việc xác định chính xác phạm vi phân bố sẽ giúp bảo tồn và phát triển loài cây này một cách hiệu quả.
Mơ tròn, trị lỵ trực trùng
Thường dùng trị lỵ trực tràng, chữa sôi bụng, ăn không tiêu, viêm dạ dày, viêm ruột. Còn dùng trị ho gió, ho khan, mệt ít ngủ, thiếu sữa và dùng bó gãy xương
Bách bộ: cây thuốc chữa bệnh hô hấp
Cắt bỏ rễ con, rửa sạch, nhúng trong nước sôi, hoặc đồ vừa chín. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc dài, phơi nắng hoặc sấy khô.
Chuối: giúp ích cho hệ xương cho sự sinh trưởng
Chuối xanh phơi khô ở nhiệt độ thấp rồi tán bột ăn hàng ngày, kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy lót bên trong dạ dày bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy.
Mạc ca: chữa bạch đới khí hư
Loài của Việt Nam, Philippin, cũng chỉ gặp ở Khánh Hoà Nha Trang, Công dụng, Cành lá sắc uống chữa bạch đới, khí hư, cảm sốt.
Đào lộn hột, cây thuốc chữa chai chân
Cuống quả mà ta quen gọi là quả Điều, thường được dùng ăn tươi, thái thành lát mỏng chấm muối ớt hay mắm tôm để ăn. Nước ép của nó dùng xoa bóp trị đau nhức
Cỏ đuôi lươn: dùng chữa sản hậu
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị ghẻ, nấm, ở Việt Nam, người ta sắc nước cho phụ nữ có mang uống; có nơi còn dùng chữa sản hậu.
Huyết rồng: thuốc chữa huyết hư kinh bế
Dùng chữa huyết hư, kinh bế, di tinh, bạch đới, kinh nguyệt không đều và làm thuốc bổ huyết. Ngày dùng 20, 40g dạng thuốc sắc, rượu hoặc cao.
Dương cam cúc, cây thuốc chữa rối loạn tiêu hóa
Thường được dùng trong chữa các rối loạn của dạ dày, kèm theo đau, chữa trướng bụng, khó tiêu hoá, trị ỉa chảy và buồn nôn
Móng bò lửa, thuốc chữa hậu sản
Loài khu trú ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cây mọc leo lên các bờ bụi ven rừng, ven suối, có gặp ở rừng Than mọi tỉnh Lạng Sơn
Khứu tiết thảo, thuốc hoạt huyết tán ứ
Ở Trung quốc, cây được dùng trị sốt rét, cảm mạo phát nhiệt, viêm nhánh khí quản, đòn ngã tổn thương; dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết
Bầu: cây thuốc giải nhiệt
Quả bầu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, tiêu thũng, trừ ngứa, Lá bầu có vị ngọt, tính bình, có thể làm thức ăn chống đói.
Hành: cây thuốc làm toát mồ hôi tiêu viêm
Hành có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm toát mồ hôi, lợi tiểu, tiêu viêm, tây y cho là nó có tính chất lợi tiêu hoá, chống thối, chống ung thư.
Cọ: dùng rễ chữa bạch đới khí hư
Cây cọ lá nón có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau, từ vùng núi cao đến đồng bằng. Chúng thường mọc ở ven suối, đất ẩm, nhưng cũng có thể sống được ở những nơi khô hạn hơn.
Cảo bản: lưu thông khí huyết
Vị đắng, hơi cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, ráo thấp, lưu thông khí huyết.
Mán đỉa trâu, thuốc tác dụng tiêu thũng
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Trung Quốc quả được xem như là có độc, cành lá được dùng làm thuốc có tác dụng tiêu thũng, khư thấp
Muồng nhiều hoa: dùng trị cảm mạo
Muồng nhiều hoa, với tên khoa học Cassia fistula L., là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). Cây thường được trồng làm cảnh và cũng được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền.
Bạch tiền lá liễu, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc, toàn cây dùng làm thuốc thanh nhiệt giải độc, Thân rễ được sử dụng nhiều chữa các bệnh về phổi, ho nhiều đờm, đau tức ngực, trẻ em cam tích
Chua ngút: có tác dụng kháng sinh sát trùng
Chua ngút, với tên khoa học Embelia ribes, là một loài cây bụi leo quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam.
Đa cua: cây thuốc trị vết thương
Cây gỗ cao vài chục mét, nhánh non khá mảnh, nhẵn, có các lông sít nhau, lồi, Lá hình bầu dục, tù hay tròn ở gốc, hơi thót lại ở đầu tù, rất nhẵn, dai, nguyên.
Ngút Wallich: trị các bệnh về đường khí quản
Ở Ấn Độ, người ta dùng quả trị các bệnh về đường khí quản và kích thích đường tiết niệu.
Cóc chuột: nước rửa phát ban sinh chốc lở
Vỏ dùng dưới dạng nước xức rửa phát ban sinh chốc lở, loét do bệnh phong và những mụn loét ngoan cố, lá dùng hơ nóng lên và áp vào những chỗ sưng và đau của cơ thể
Gối hạc bằng, cây thuốc làm se
Rễ củ và thân cây có tính làm se và có nhầy, Cây có những tính chất trừ lao do tinh dầu ngăn cản sự phát triển của Mycobacterium tuberculosis
Mãng cầu xiêm: giải khát bổ mát
Thịt quả trắng, mùi dễ chịu, vị dịu, hơi ngọt, chua giống mùi na, mùi Dừa, mùi Dâu tây. Nó có tính giải khát, bổ và cũng kích dục, chống bệnh scorbut. Quả xanh làm săn da.