- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Duối rừng, cây thuốc cầm máu
Duối rừng, cây thuốc cầm máu
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Duối rừng - Streblus indica (Bur.) Corn. (Pseudostreblus indica Bur.), thuộc họ Dâu tằm - Moraceae.
Mô tả
Cây gỗ cao 5 - 15m, vỏ màu xám nâu, cành không lông. Lá có phiến thon, dài 6 - 15cm, rộng 2,5 - 4cm, đầu có mũi dài, gốc nhọn, hơi không cân, mép nguyên; cuống lá dài 1 -2,5cm. Cụm hoa ở nách lá, đực cái cùng gốc; hoa đực mọc thành chùm, lá bắc 3, bao hoa 5 phiến, gần hình tròn, nhị 5; hoa cái đơn độc ở nách lá, có 4 lá bắc nhỏ, bao hoa 4 - 5 phiến, gần hình tròn, có lông mềm; bầu có vòi nhuỵ chia 2 nhánh, có lông.
Bộ phận dùng
Vỏ thân - Cortex Strebli Indicae.
Nơi sống và thu hái
Loài của Ân Độ, Mianma, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaixia và Việt Nam. Ở nước ta, có gặp ở rừng Kon Hà nừng thuộc tỉnh Gia Lai.
Tính vị, tác dụng
Vị đắng cay, tính ấm, có tác dụng cầm máu, chống đau, tiếp xương.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ở Vân Nam (Trung Quốc), vỏ cây được dùng trị xuất huyết đường tiêu hoá và đau dạ dày, dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết, gãy xương, đòn ngã tổn thương.
Bài viết cùng chuyên mục
Đinh công, cây thuốc tiêu sưng giảm đau
Vị cay, tính ấm, có độc, có tác dụng khu phong thắng thấp, dãn gân hoạt lạc, tiêu sưng giảm đau
Bấc: cây thuốc chữa mất ngủ
Cây mọc hoang dại ở những nơi ẩm lầy, gặp nhiều ở Nam Hà, Ninh Bình, Lâm Đồng, Cũng được trồng để lấy bấc và để làm thuốc.
Canhkina: làm thuốc chữa thiếu máu
Vỏ Canhkina dùng làm thuốc chữa thiếu máu, mệt mỏi toàn thân, dưỡng sức, chữa sốt, sốt rét vì nhiễm trùng, lao và đái đường
Nấm bọc, tác dụng thanh phế
Thường mọc hoại sinh trên đất vườn, bãi cỏ, bờ đê, bờ ruộng, gặp nhiều vào lúc trời vừa mưa xong, hoặc lúc ẩm và nóng, đặc biệt là vào tháng 5 tới tháng 8
Bèo tấm tía, phát tán phong nhiệt
Thường dùng trị sởi không mọc, mày đay, ghẻ ngứa, phù thũng, đái ít. Liều dùng 3 đến 9g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài với lượng vừa phải, giã cây tươi đắp, rửa
Chan chan: xông hơi để trị sưng phồng cẳng chân
Cây mọc phổ biến ở Nam Trung Bộ, trong các rừng còi từ Khánh Hoà đến Ninh Thuận. Còn phân bố ở Campuchia, Thái Lan.
Nàng hai: dùng trị sốt kéo dài
Nàng hai, với tên khoa học Dendrocnide sinuata, là một loài thực vật thuộc họ Gai (Urticaceae). Cây này nổi tiếng với những chiếc lá chứa nhiều lông gai độc, gây cảm giác ngứa rát khi tiếp xúc.
Quế Bon: dùng trị cảm lạnh
Có vị ngọt cay, mùi thơm, tính nóng, cũng được dùng trị cảm lạnh, kích thích tiêu hoá, trị ỉa chảy và sát trùng.
Đậu mèo: cây thực phẩm
Cây dây leo dài hàng chục mét, thân tròn, có khía rãnh dọc và lông trắng, lá kép với 3 lá chét mỏng, hình xoan hoặc tam giác.
Long đởm cứng: mát gan sáng mắt
Loài của Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở trảng cỏ vùng núi Tây Nguyên, Vị đắng, tính hàn; có tác dụng làm mát gan, sáng mắt, giúp tiêu hoá.
Bạch hạc: cây thuốc chữa bệnh hô hấp
Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân, Hoa màu trắng nom như con hạc đang bay. Quả nang dài, có lông.
Húp lông: thuốc lợi tiêu hoá
Húp lông từ lâu được xem như lợi tiêu hoá, bổ đắng, giúp ăn ngon miệng, làm tan đờm, chặn ho, làm dịu thần kinh, gây ngủ nhẹ.
Ba chĩa, cây thuốc chữa sốt rét
Chuỳ hoa ở ngọn, có lông, hoa vàng cao 2mm; bao phấn 5; bầu 3 ô, Quả mọng xoan, cao 4cm, màu vàng; hạt 1 Một đoạn lá kép
Bù dẻ trườn, lợi tiêu hóa
Vị đắng, ngọt, tính hơi ấm; có tác dụng lợi tiêu hóa, kiện tỳ hành khí, trừ thấp, giảm đau
Hoa phấn, cây thuốc tiêu viêm
Rễ củ Hoa phấn có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, hoạt huyết tán ứ, Ở Ân Độ người ta cho rằng rễ kích dục, lọc máu
Móc cánh hợp: cây thuốc
Móc cánh, với tên khoa học Caryota sympetala Gagnep, là một loài cây thuộc họ Cau (Arecaceae). Cây thường được tìm thấy ở các khu vực rừng nhiệt đới ẩm, đặc biệt là ở các vùng núi cao.
Giổi nhung, cây thuốc chữa đau bụng, sốt
Cây cho gỗ tốt, phẩm chất tốt, dùng đóng đồ gỗ, Hạt dùng làm thuốc như loài Giổi khác, vỏ chữa đau bụng, sốt
Đương quy: cây thuốc trị thiếu máu suy nhược
Đương quy được dùng chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại.
Lâm phát: thuốc điều kinh hoạt huyết
Ở Ân Độ, các hoa đỏ, dẹp dùng để nhuộm bông, lụa và da cho có màu đỏ, hoa khô được dùng như thuốc săn da để chữa lỵ, rong kinh.
Nụ đinh: cây thuốc lý khí chỉ thống bổ thận cường thân
Lá phối hợp với lá cây Lù mù, Allophylus glaber Radlk., dùng làm thuốc cho phụ nữ uống trong trường hợp sinh đẻ khó khăn
Nưa chân vịt: cây thuốc điều hoà kinh nguyệt
Cây mọc ở một số nơi ở miền Nam nước ta tại Kiên Giang Phú Quốc, Hà Tiên và Bà Rịa Vũng Tàu Côn Đảo
Đuôi chồn hoe, cây thuốc trị bệnh về da
Ở nước ta, tại tỉnh Tây Ninh, người ta dùng cây này trong y học dân gian để chữa một số bệnh về da
Cỏ đuôi lươn: dùng chữa sản hậu
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị ghẻ, nấm, ở Việt Nam, người ta sắc nước cho phụ nữ có mang uống; có nơi còn dùng chữa sản hậu.
Bèo tấm: giải cảm sốt
Thường dùng uống trong giải cảm sốt, chữa bí tiểu, đái buốt, đái dắt. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, bệnh ngoài da. Ngày dùng 10, 20g sắc hoặc tán bột uống.
Cách thư Oldham: trị viêm xương khớp
Dầu hạt được dùng chế vật phẩm hoá trang và làm dầu công nghiệp. Rễ được dùng trị đòn ngã và viêm xương khớp.