- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Bầu đất dại: cây thuốc giải nhiệt
Bầu đất dại: cây thuốc giải nhiệt
Người ta còn dùng củ sắc uống làm thuốc trị sốt rét, nên ở vùng Lai Vung tỉnh Đồng Tháp có tên gọi là Ngải rét.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bầu đất dại, Kim thất giả, Thổ tam thất, Ngải rít - Gynura pseudocchina (L.) DC., thuộc họ Cúc Asleraceae.
Mô tả
Cây thảo mọc đứng, nhẵn nhiều hay ít, có rễ nạc tròn, có thớ, nom như dạng củ Tam thất.
Lá mọc từ gốc hình trái xoan ngược hay thuôn, gân nhẵn hay có lông phấn, chóp tròn, gốc thót lại hẹp dài, mép hầu như nguyên, lượn sóng hay xẻ thuỳ lông chim, dài 10 - 15cm, rộng 1,5 - 5cm. Cụm hoa hình rổ màu vàng, xếp 4 - 5 cái thành ngù ở ngọn cây; bao chung có nhiều hàng lá bắc có hình dạng khác nhau. Quả bế hình trụ dài 2,5mm, có 10 cạnh.
Bộ phận dùng
Toàn cây, nhất là củ - Radix Gynurae; thường gọi là Thổ tam thất, Nam bạch truật.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc phổ biến trong các savan cỏ khô hạn khắp Đông Dương và cũng phổ biến ở Ân Độ, Inđônêxia, Thái Lan, Trung Quốc. Ở nước ta, thường gặp ở vùng núi Quảng Trị, Lâm Đồng, Tây Ninh cho tới đồng bằng. Có nơi trồng để lấy củ. Đào lấy củ, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, thái lát phơi hay sấy khô, cũng thường dùng tươi.
Tính vị, tác dụng
Lá cây có tính làm dịu và tan sương có tác dụng giải nhiệt và tiêu độc. Củ có tính bổ dưỡng, điều huyết. Ở Hải Nam (Trung Quốc), người ta cho rằng rễ chống ho, làm mát máu, sinh tân dịch.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thân và lá có thể dùng làm rau ăn như rau bầu đất, vừa mát lại giải nhiệt. Người ta thường dùng cây lá giã nát đắp trên các mụn nhọt để làm tan sưng và trị viêm quầng. Dịch lá dùng làm thuốc súc miệng để trị viêm họng. Nhưng cách sử dụng thông thường nhất là dùng rễ củ phơi hay sấy khô tán nhỏ thành bột và chiên với nước trà làm thuốc uống cho phụ nữ sinh nở để điều hoà huyết; cũng có tác dụng bổ. Theo Poilane, lá cây có tác dụng ngăn thụ thai. Người ta còn dùng củ sắc uống làm thuốc trị sốt rét, nên ở vùng Lai Vung tỉnh Đồng Tháp có tên gọi là Ngải rét; có khi còn dùng làm thuốc đắp vào tay người bệnh khi lên cơn. Rễ còn được dùng trị xuất huyết tử cung, lỵ và tiêu viêm các vết thương.
Ở Ân Độ, cây được dùng làm thuốc dịu, tan sưng, dùng chữa viêm quầng và u bướu ở vú. Dịch lá làm thuốc súc miệng dùng khi bị viêm họng.
Bài viết cùng chuyên mục
Mùi chó quả mọng, cây thuốc
Thuốc đắp thường không có kết quả tốt, nhưng lá khô ngâm trong cồn chiết ether lại làm phồng da nhanh và không gây đau đớn. Nếu cho nước cồn chiết ether bay hơi thì phần còn lại là một chất nhựa
Nghể nhẵn, dùng trị đau bụng
Cây mọc ở nơi ẩm lầy khắp nước ta, thường gặp ở ven đầm nước vào tháng 5, tháng 12 từ Hà Giang, Hà Nội, Nam Hà, Ninh Bình qua các tỉnh Tây Nguyên cho đến các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long
Chôm chôm: tác dụng giải nhiệt và trị kiết lỵ
Lá nghiền ra hãm trong nước sôi vài giờ, hoặc toàn cây sắc uống có tác dụng giải nhiệt và trị kiết lỵ, Cũng dùng trị sốt rét, trị giun
Phong vũ hoa: dùng trị mụn nhọt ghẻ lở
Ở Vân Nam Trung Quốc, cây và thân tươi được dùng trị mụn nhọt ghẻ lở, đòn ngã sưng đỏ, rắn độc cắn, thổ huyết, băng huyết
Nghệ điểm: chữa rắn cắn
Nghệ điểm, nghệ bột (Polygonum lapathifolium L.) là một loài cây thảo dược thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Cây này thường mọc hoang ở các vùng đất ẩm, ven sông, hồ hoặc các khu vực có độ ẩm cao.
Bông vàng, uống làm thuốc tẩy
Cành lá sắc uống làm thuốc tẩy, trị sốt, sốt rét, tê thấp. Lá hãm uống tẩy và chữa bệnh táo bón dai dẳng sau khi bị nhiễm độc chì
Cần hôi: trị cảm mạo phong hàn, ho gà
Có nơi ở Trung Quốc, người ta thử dùng chữa mụn nhọt ở mũi họng, bằng cách lấy rễ hoặc cả cây tươi vắt lấy nước đem nhỏ thì thấy bệnh trạng thuyên giảm
Khoai dái, thuốc tiêu viêm
Trong y học cổ truyền, thường dùng Dái củ, Nó có vị đắng, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, long đờm, cầm máu
Quyết ấp đá lá nạc: cây được dùng chữa đòn ngã sưng đau
Dùng chữa đòn ngã sưng đau, ho do phổi nóng, rắn độc cắn, có nơi dùng chữa trẻ em sốt cao, dùng ngoài trị phong thấp, gãy xương, viêm tai giữa.
Lan xương cá: thuốc chữa viêm họng
Loài của Ân Độ, Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Philippin, Inđônêxia. Ở nước ta thường thấy bám trên cây chè, cà phê.
Mè đất rìa, khư phong tán hàn
Toàn cây dùng trị mụn nhọt sưng lở, ngứa ngoài da, trẻ em cam tích, mắt hoa, bệnh giang mai, vô danh thũng độc, ngửa lở ngoài da và gẫy xương
Nấm chân chim, trị thần kinh suy nhược
Loài phân bố rộng trên toàn thế giới. Ở nước ta, nấm chân chim mọc quanh năm, khắp nơi sau khi mưa; thường gặp trên tre gỗ, gỗ mục và những giá thể khác
Bùm bụp, hoạt huyết bổ vị tràng
Bùm bụp có vị hơi đắng và chát, tính bình. Rễ có tác dụng hoạt huyết, bổ vị tràng, thu liễm, lá và vỏ đều có tác dụng tiêu viêm, cầm máu
Quýt rừng: chữa các bệnh đường hô hấp
Quả ăn được, quả và lá dùng để chữa các bệnh đường hô hấp, dân gian cũng dùng rễ nấu nước uống cho phụ nữ sau khi sinh đẻ
Mà: chữa bệnh chóng mặt nhức đầu
Ở Campuchia người ta khai thác vỏ để ăn trầu, còn dùng để chữa bệnh chóng mặt, nhức đầu. Ở Ân Độ, người ta dùng vỏ và rễ làm thuốc thu liễm.
Cẩm địa la: bổ huyết điều kinh
Cẩm địa la có vị cay nồng, đắng, hơi hăng, mùi thơm mạnh, tính bình, có tác dụng bổ huyết, điều kinh, cầm máu, giảm đau, giải độc
Câu đằng lá thon: trị trẻ em sốt cao
Móc câu trị trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, bệnh cao huyết áp, đau đầu do thần kinh
Gối hạc, cây thuốc chữa sưng tấy
Rễ Gối hạc có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu sưng, thông huyết, Do có tác dụng này như vị Xích thược nên người ta gọi là Nam xích thược
Nhuỵ lưỡi lá nhỏ: dùng trị sưng amydal cấp tính
Vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư ứ hoạt huyết, lợi thấp tiêu thũng
Đơn mặt trời: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Thường dùng chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, đi lỵ, đái ra máu, đại tiện ra máu, ỉa lỏng lâu ngày, Ở Thái Lan, lá còn được dùng làm thuốc trợ đẻ.
Kim ngân hoa to, thuốc chữa bệnh ngoài da
Cây mọc ở ven rừng từ Bắc thái, Cao bằng tới Thừa thiên Huế, qua Kon tum tới Lâm đồng, Cũng như Kim ngân, chữa bệnh ngoài da và mụn nhọt
Cà gai: lợi thấp tiêu thũng
Loài của Ân Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Malaixia, Cây mọc ở các bãi hoang, đầu làng, bờ ruộng, bờ rào, phổ biến ở nhiều nơi của nước ta.
Đơn trà: cây thuốc
Cây bụi nhỏ: Thường mọc dưới tán rừng, cao khoảng 1-2 mét. Lá: Đơn, mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, mép nguyên. Hoa: Mọc thành chùm ở kẽ lá, màu trắng. Quả: Hình cầu, khi chín có màu đen.
Nấm sữa, ức chế báng nước
Nấm ăn ngon. Còn có hoạt tính kháng nham, nhất là đối với bướu thịt S-180 và còn có thể ức chế báng nước
Đuôi công hoa trắng, cây thuốc khu phong trừ thấp
Rễ có vị đắng, chát và gây nôn, Lá cay, có độc, Có tác dụng khu phong trừ thấp, tán ứ tiêu sưng; còn có thể thư cân hoạt huyết, làm sáng mắt