- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Náng: lợi tiểu và điều kinh
Náng: lợi tiểu và điều kinh
Hành của Náng có vị đắng, có tác dụng bổ, nhuận tràng, long đờm. Rễ tươi gây nôn, làm mửa và làm toát mồ hôi. Hạt tẩy, lợi tiểu và điều kinh.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Náng hay Náng hoa trắng, Tỏi lơi, Chuối nước, Đại tướng quân - Crinum asiaticum L., thuộc họ Thuỷ tiên - Amaryllidaceae.
Mô tả
Cây thảo cao lm, có hành (giò) cỡ trung bình, hình trứng, đường kính 5 - 10cm, thót lại thành cổ dài 12 - 15cm hay hơn. Lá mọc từ gốc, nhiều, hình dải ngọn giáo, lõm, có khía ở trên, mép nguyên, dài tới hơn 1m, rộng 5 - 10cm. Cụm hoa hình tán nằm ở đầu một cán dẹp dài 40 - 60cm, to bằng ngón tay, mang 6 - 12 hoa, có khi nhiều hơn, màu trắng, có mùi thơm về chiều, bao bởi những mo dài 8 - 10cm. Hoa có ống mảnh, màu lục, các phiến hoa giống nhau, hẹp, dài, 6 nhị có chỉ nhị đỏ, bao phấn vàng. Quả mọng hình gần tròn, đường kính 3 - 5cm, thường chỉ chứa một hạt.
Cây ra hoa vào mùa hè.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Crini Asiatici.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố từ Ấn Độ qua Inđônêxia tới đảo Molluyc. Ở nước ta, cây mọc hoang dại ở những nơi ẩm mát, dựa rạch, cũng thường trồng làm cảnh; người ta thường tách các hành con để trồng.
Để làm thuốc, người ta thu hái các bộ phận khác nhau của cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá học
Các bộ phận của cây, nhất là hành chứa lycorin. Rễ cây chứa alcaloid harcissin (lycorin), vitamin và các hợp chất kiềm có mùi hôi của tỏi. Hạt chứa lycorin và crinamin.
Tính vị, tác dụng
Hành của Náng có vị đắng; có tác dụng bổ, nhuận tràng, long đờm. Rễ tươi gây nôn, làm mửa và làm toát mồ hôi. Hạt tẩy, lợi tiểu và điều kinh. Lá làm long đờm.
Trong y học Đông phương, người ta xem Náng có vị cay, tính mát, có độc; có tác dụng thông huyết, tán ứ, tiêu sưng, giảm đau. Hành của nó có vị đắng, hôi, tính nóng; có tác dụng khư phong tán hàn, giải độc tiêu sưng.
Công dụng
Toàn cây dùng trị: 1. Đau họng, đau răng; 2. Đinh nhọt, viêm mủ da, loét ở móng, ở bàn chân; 3. Đòn ngã tổn thương, đau các khớp xương; 4. Rắn cắn. Ngày dùng 3 - 10g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, giã cây tươi đắp.
Ở Ấn Độ, người ta còn dùng hành của cây để trị chứng thiếu mật và những rối loạn đường tiết niệu. Lá được dùng đắp trị bệnh ngoài da và làm tan sưng.
Đơn thuốc
Bong gân, sai gân khi bị ngã, đau các khớp xương, dùng lá Náng tươi giã ra, thêm ít rượu, nướng nóng đắp vào chỗ đau rồi băng lại.
Hoặc dùng 10 lá Náng, 10g lá Dây đòn gánh, 8g lá Bạc thau, giã đắp.
Mụn nhọt, rắn cắn, bệnh ngoài da, trĩ ngoại, giã lá Náng tươi đắp, hoặc ép lấy nước uống.
Gây nôn, làm toát mồ hôi, làm long đờm, dùng hành ép lấy nước, pha loãng uống.
Ghi chú
Nếu ăn phải hành của Náng, hoặc uống nước ép đặc sẽ bị nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy, mạch nhanh, hô hấp không đều, nhiệt độ cơ thể cao, thì giải độc bằng nước trà đặc hoặc dung dịch a cid tannic 1 - 2%. Hoặc cho uống nước đường, nước muối loãng; cũng có thể dùng giấm với nước Gừng (tỷ lệ 2 : 1) cho uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Ớt làn lá nhỏ: dùng trị đau bụng
Rễ dùng trị đau bụng, hầu họng sưng đau, phong thấp tê đau và huyết áp cao, cũng có thể dùng trị rắn cắn và rút gai dằm.
Lâm phát: thuốc điều kinh hoạt huyết
Ở Ân Độ, các hoa đỏ, dẹp dùng để nhuộm bông, lụa và da cho có màu đỏ, hoa khô được dùng như thuốc săn da để chữa lỵ, rong kinh.
Ngũ gia hương: Chữa cảm mạo sốt cao, ho đau ngực
Nước sắc và rượu chế từ vỏ cây được dùng phổ biến làm thuốc bổ nâng cao sức của các cơ, tăng trí nhớ.
Mã đề kim: thanh nhiệt tiêu viêm
Mã đề kim là một loài cây thân thảo thuộc họ Khoai lang (Convolvulaceae). Cây có kích thước nhỏ, lá tròn, mọc sát mặt đất, tạo thành một thảm xanh mướt.
Náng hoa đỏ: gây buồn nôn
Hành được dùng trị bỏng, chín mé, nhọt, có khi được dùng như Náng hoa trắng trị tê thấp, phù thũng.
Mỏ quạ: trị phong thấp đau nhức
Quả dùng ăn được hoặc để nấu rượu. Rễ được dùng trị đòn ngã, phong thấp đau nhức lưng gối, lao phổi, ho ra máu hoặc khạc ra đờm lẫn máu, bế kinh, hoàng đản và ung sang thũng độc.
Nấm cựa gà, dùng trong khoa sản
Do tác dụng mạnh, nên ở nước ngoài, Nấm cựa gà chỉ được chỉ định dùng theo ý kiến của thầy thuốc, thường được dùng trong khoa sản
Nguyệt quế: làm thuốc điều kinh
Hạt ép dầu dùng trong công nghiệp. Quả dùng làm thuốc điều kinh, dùng trị ỉa chảy, bạch đới và phù thũng.
Bìm bìm tía, trừ thấp nhiệt
Cây mọc tự nhiên ở độ cao 2000m, và cũng được trồng ở Himalaya. Thu hái vào mùa thu, đông, phơi khô đập lấy hạt
Kim vàng, thuốc chữa rắn cắn
Chỉ mới được dùng trong dân gian làm thuốc chữa rắn cắn, cắt cơn suyễn, cảm cúm, ho, thổ huyết, băng huyết, đau nhức răng, tê bại nhức mỏi, bong gân
Ổi: dùng trị viêm ruột cấp và mạn kiết lỵ
Vỏ ổi cũng có vị chát, lá cũng vậy, do có nhiều chất tanin nên nó làm săn niêm mạc ruột, làm giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột, còn có tác dụng kháng khuẩn
Địa hoàng: cây thuốc chữa huyết hư
Sinh địa dùng chữa bệnh huyết hư phát nóng, thổ huyết, băng huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, động thai; bệnh thương hàn.
Ngải đắng, lợi tiêu hóa
Vị đắng, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng bổ, lợi tiêu hóa, hạ nhiệt, làm dịu đau, chống ho, trừ giun và điều kinh. Hoa có tác dụng trị giun và bổ
Mạnh trâu, bổ gân
Cây nhỡ leo mọc trên đá hoặc bám vào các cây gỗ lớn. Có hai loại lá, lá ở thân mọc bò bò, có phiến hình tim, có lông mịn, còn lá ở nhánh sinh sản có phiến mỏng, không lông, láng như da
Đảng sâm: cây thuốc bổ
Đảng sâm là một loại cây thảo sống lâu năm, thân leo, có củ. Củ đảng sâm là bộ phận được sử dụng làm thuốc, có hình trụ dài, phân nhánh, màu vàng nhạt.
Bướm bạc Campuchia, làm thuốc trị ho
Người ta dùng hoa làm thuốc trị ho, hen, sốt rét có chu kỳ, đau thắt lưng. Dùng ngoài để chữa các bệnh về da. Lá cũng dùng làm trà uống giải nhiệt
Hải thông: cây thuốc trị đau nửa đầu
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Tứ Xuyên Trung Quốc, dân gian dùng cành lá sắc nước làm thuốc uống trị đau nửa đầu.
Quế Bon: dùng trị cảm lạnh
Có vị ngọt cay, mùi thơm, tính nóng, cũng được dùng trị cảm lạnh, kích thích tiêu hoá, trị ỉa chảy và sát trùng.
Ô đầu: trị nhức mỏi chân tay tê bại đau khớp
Thường dùng làm thuốc ngâm rượu xoa bóp, trị nhức mỏi chân tay, tê bại, đau khớp, sai khớp, đụng giập
Lan giáng hương: thuốc chữa nhọt trong tai
Lan giáng hương, hay còn gọi là giáng xuân, là một loài lan biểu sinh rất được ưa chuộng bởi vẻ đẹp thanh tao và hương thơm quyến rũ. Ngoài giá trị thẩm mỹ, lan giáng hương còn được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh.
Ô môi: chữa đau lưng nhức mỏi
Người ta cũng dùng cơm quả ngâm rượu hoặc nấu cao mềm uống làm thuốc bổ, chữa đau lưng, nhức mỏi, kích thích tiêu hoá, nhuận tràng, chữa kiết lị và ỉa chảy.
Bùm bụp gai, thanh nhiệt lợi niệu
Ở Trung Quốc, rễ dùng trị viêm ruột, ỉa chảy, tiêu hoá không bình thường, viêm niệu đạo, bạch đới, sa tử cung; lá dùng trị ghẻ ngứa và ngoại thương xuất huyết
Cầy: chữa no hơi đầy bụng
Ở Campuchia, vỏ cây được sử dụng trong toa thuốc bổ, dùng cho phụ nữ mới sinh đẻ uống cho khoẻ. Dầu hạt dùng làm xà phòng và thắp đèn.
Đầu rùa, cây thuốc chữa nứt lẻ
Loài của Việt Nam và Thái Lan, Ở nước ta, cây Đầu rùa mọc ở những chỗ trống nhiều nắng các tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, Khánh Hoà, Ninh Thuận
Húng cây, thuốc làm dễ tiêu
Thân lá cũng dùng làm thuốc, thường dùng hãm uống coi như làm dễ tiêu, có hiệu quả đối với bệnh đau bụng, nói chung, cây có tác dụng làm thông hơi