- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Khoai lang, thuốc nhuận tràng
Khoai lang, thuốc nhuận tràng
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Khoai lang hay Lang - Ipomoea batatas (L.) Lant, thuộc họ Khoai lang - Convolvulaceae.
Mô tả
Cây thảo sống lâu năm, có thân mọc bò, dài 2 - 3m. Rễ phình thành củ tròn dài, màu đỏ, trắng hay vàng. Lá có nhiều hình dạng, thường hình tim xẻ ba thuỳ sâu hay cạn, có cuống dài. Hoa màu tím nhạt hay trắng, mọc thành xim ít hoa ở đầu cành hay nách lá.
Bộ phận dùng
Củ và lá - Radix et Folium Ipomoeae.
Nơi sống và thu hái
Cây của Mỹ châu nhiệt đới, được trồng ở khắp nơi để lấy củ ăn. Lá cũng dùng luộc ăn được. Để dùng làm thuốc, có thể dùng củ tươi, hoặc củ thái lát phơi khô hay tán bột.
Thành phần hoá học
Củ Khoai lang chứa 24,6% tinh bột, 4,17% glucose. Khi còn tươi, củ chứa 1,3% protein 0,1% chất béo, các diastase, tro có Mn, Ca, Cu, các vitamin A, B,C, 4,24% tanin, 1,375% pentosan. Khi đã phơi ở chõ thoáng mát, trong cũ có inosit, gôm, dextrin, acid chlorogenic, phytosterol, carotin, adenin, betain, cholin. Dây khoai lang cũng chứa adenin, betain, cholin. Ngọn dây Khoai lang đỏ có một chất gần giống insulin. Lá chứa chất nhựa tẩy (1,95 - 1,97%).
Tính vị, tác dụng
Khoai lang có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng, bổ hư tổn, ích khí lực, mạnh tỳ thận.
Công dụng
Thường dùng trị 1. Lỵ mới phát; 2. Đại tiện táo bón; 3. Di tinh, đái đục; 4. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, loạn kỳ, máu xấu; 5. Cúm mùa hè, sốt nóng li bì, thân thể đau mỏi. Có tác giả còn cho rằng Khoai lang có thể giúp con người phòng ngừa chứng xơ cứng động mạch, hạ huyết áp, giảm béo phì và chứng già yếu. Nó cũng có khả năng chống ung thư vú và ung thư đại tràng,
Cách dùng
Ngọn non và lá Khoai lang dùng ăn luộc và uống nước hàng ngày từ 60 - 100g. Cũng có thể dùng 30 - 40g lá khô sắc uống. Đễ chữa táo bón, dùng củ tươi gọt vỏ, nghiền nát chế nước chín, quấy đều, uống sáng sớm lúc đói 1/2 cốc to và 1/2 cốc uống vào trước bữa ăn. Cũng có thể ăn củ luộc. Có thể chế bột khoai, phối hợp với Vừng (Mè) đen sao vàng tán bột, luyện viên. Để chữa lỵ mới phát, lấy vài ba củ nướng cho đến khi cháy hết vỏ ngoài, thịt trong vừa chín đem bóc vỏ ăn lúc còn nóng, thì đại tiện thông, hết mót rặn.
Đơn thuốc
Di tinh đái đục: Hột khoai lang khô uống mỗi lần 15 - 20g vào sáng sớm và trước lúc đi ngủ.
Cúm mùa hè: Khoai lang khô 1 bát, Ngấy tía 1 nắm, Sắn dây 1 nắm, Rau má 1 nắm, sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Hoa chông: cây thuốc trị ho ra máu
Ở Trung Quốc dùng trị phổi nóng, ho ra máu, ho gà, sốt rét, Ở Ân Độ, rễ và lá dùng tiêu sưng, nước sắc rễ, lá dùng trị ho; cây được dùng trị rắn cắn
Hoa giấy, cây thuốc điều hoà khí huyết
Cành lá dùng trị bệnh tiêu huyết. Hoa có thể dùng trị xích bạch đới hạ của phụ nữ và kinh nguyệt không đều
Bàm bàm nam, cây thuốc chống co giật
Dây có vị hơi đắng và se, tính bình có tác dụng trừ phong thấp và hoại huyết, Hạt có vị ngọt và se, tính bình, có độc, có tác dụng chống co giật, giảm đau, lợi tiểu
Khế rừng: thuốc tăng lực bà đẻ
Dân gian thường dùng nấu nước cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho chóng lại sức, Có khi thêm các vị rễ Bổ béo, Ké hoa vàng, Dạ cẩm với liều bằng nhau.
Kê huyết đằng núi, thuốc thông kinh hoạt lạc
Cũng như Kê huyết đằng nhưng hiệu lực kém hơn, Dây có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, mạnh gân, thông kinh hoạt lạc
Mè đất: khư phong giải biểu
Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch lá làm thuốc trị ghẻ và bệnh ngoài da, cũng dùng trị đau đầu và cảm mạo. Ở Inđônêxia, cây cũng được dùng trị bệnh ngoài da.
Móng bò đỏ: có tác dụng lợi trung tiện
Loài cổ nhiệt đới nhưng không gặp mọc hoang ở Đông Nam châu Á. Được trồng ở các vùng nhiệt đới làm cây cảnh. Ta thường trồng ở vùng đồng bằng vì hoa to, đẹp.
Cói túi quả mọng: cây thuốc dùng trị kinh nguyệt không đều
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị kinh nguyệt không đều, chó dại cắn, huyết hư, sưng vú, khạc ra máu, băng huyết, dạ dày ruột xuất huyết
Mã đậu linh: chữa viêm dạ dày ruột
Chữa viêm dạ dày, ruột, đau họng, dùng ngoài chữa vết thương và nhọt độc, Liều dùng 4, 6g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, giã rễ tươi đắp hoặc dùng rễ khô tán bột rắc.
Hương thảo: thuốc tẩy uế
Hương thảo có vị chát, nóng, mùi thơm nồng, hơi se, có tính tẩy uế và chuyển máu, dùng với liều thấp, nó gây sự dồn máu ở các cơ quan vùng bụng.
Căm xe: trị ho ra máu
Ở Campuchia, người ta sử dụng vỏ cây, quả gỗ của Căm xe làm thuốc trị ho ra máu.
Bạch truật: cây thuốc bổ
Khoảng năm 1960, ta nhập nội đem trồng thử ở Bắc Hà và Sa Pa tỉnh Lào Cai, nay được đem trồng ở nhiều nơi cả miền núi và đồng bằng.
Ba bét hoa nhiều: cây thuốc trị đau dạ dày
Cây nhỡ, nhánh non không lông, Lá mọc so le hay mọc đối, phiến lá hình lọng dài 5, 9cm, không lông, mặt dưới có tuyến vàng, gân từ gốc 5, 7, cuống dài
Mua: giải độc tiêu thũng
Mua có vị đắng chát, tính bình; có tác dụng giải độc tiêu thũng, tán ứ tiêu tích trệ, lại có tính thu liễm, cầm máu.
Nữ lang nhện: cây thuốc trị nhức đầu đau dạ dày
Vị cay, đắng, ngọt, mùi thơm, có tác dụng giảm đau, trừ thấp tán hàn, điều kinh hoạt huyết và cầm máu. Tinh dầu có tác dụng kháng sinh và kháng động vật nguyên bào
Huyền tinh, thuốc chữa đi tiểu ra máu
Dân gian dùng bột củ quấy sống với nước chín để nguội uống chữa đi tiểu ra máu, Ở Ân Độ người ta sử dụng rễ củ của loài Tacca pinnatifida Forst
Nhót rừng: dùng lá chữa bệnh tràng nhạc
Hoa nhóm thành chùm ngắn ở nách lá, dài 2 đến 3cm; cuống hoa 1,5mm; hoa trắng. Quả nhỏ, vỏ ngoài mọng nước, có lông
Đào: cây thuốc chữa bế kinh
Đào nhân, dùng sống trị kinh nguyệt bế tắc, sinh hòn cục, bụng dưới đầy, đau, vấp ngã ứ huyết, dùng chín thì hoạt huyết, chữa đại tiện khó đi do huyết táo.
Kim cang nhiều tán: thuốc trị kiết lỵ
Rễ giã ra với nước rỉ đường hay sữa bò đông đặc rồi thêm nước dùng uống trị kiết lỵ ra máu lẫn với phân và trị đau đường tiết niệu khi đái ra nước tiểu đen và đỏ.
Huyết giác, thuốc chỉ huyết, hoạt huyết
Hoa ăn được, Huyết giác được dùng chữa bị thương máu tụ sưng bầm, đòn ngã tổn thương, bế kinh, tê môi, đau lưng nhức xương và đơn sưng, u hạch
Mái dầm: thuốc trị kiết lỵ
loài C.yunnanenses H. Li được dùng trị đòn ngã tổn thương, phong thấp, đau nhức xương, viêm dạ dày ruột cấp tính viêm đa khớp, tay chân rũ mỏi, lưng đùi đau nhức, bệnh cấp tính.
Mát, dùng làm thuốc trừ sâu
Trong hạt có một số các chất dầu, gôm, chất nhựa có độc đối với cá, một ít rotenon, một chất có tinh thể hình lăng trụ, một chất có tinh thể hình kim, một saponin trung tính và một saponin acid
Nhài thon: trị đau nhức khớp thắt lưng
Nhài thon là một loài cây thuộc họ Ô liu, được biết đến với hương thơm đặc trưng và vẻ đẹp thanh lịch. Loài cây này không chỉ được trồng làm cảnh mà còn có nhiều ứng dụng trong y học và ẩm thực.
Mua bà: trị ỉa chảy
Dân gian dùng lá chữa mụn nhọt, sâu quảng, chữa sưng khớp và tê thấp, chữa cam tẩu mã. Rễ dùng chữa sâu răng. Có thể sắc nước uống hoặc dùng lá giã đắp hay tán bột đắp.
Lúa mạch: giúp tiêu hoá, lợi tiểu
Hạt Lúa mạch ngoài công dùng làm lương thực như gạo tẻ, còn dùng sắc uống làm thuốc điều trị sỏi niệu đạo, trướng bụng đầy hơi.