- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Lai, thuốc chữa lỵ
Lai, thuốc chữa lỵ
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lai - Aleurites moluccana (L) Willd, thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.
Mô tả
Cây to cao tới 15m, các cành con có góc, có lông hình sao ngắn. Lá nhóm họp ở đỉnh cành, hình bầu dục, nguyên hay chia làm 3 - 5 thuỳ, đầu lá nhọn, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới trăng trắng; ở gốc lá có hai tuyến. Hoa đực và hoa cái cùng gốc, mọc thành chùm màu trắng. Quả hạch, hình bầu dục ngang có 1 - 2 hạt hình trứng nhăn nheo, vỏ hạt màu đen.
Ra hoa tháng 4 - 7, quả tháng 9 - 11.
Bộ phận dùng
Hạt và dầu - Semen et Oleum Aleuritis.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Ân Độ, Nam Trung Quốc, Thái Lan, các nước Đông
Dương, Malaixia, Philippin, Ôxtrâylia. Ở nước ta, cây mọc hoang và cũng được trồng ở các tỉnh miền núi và trung du từ Lào Cai, Hà Giang, Bắc Thái tới Thừa Thiên - Huế. Gieo trồng bằng hạt, sau 5 - 6 năm, cây ra hoa quả, mỗi cây có thể cho tới 2000kg quả mỗi năm.
Thành phần hoá học
Nhân hạt chứa khoảng 51,67 - 62,25% dầu nửa khô hay không mau khô, thành phần chủ yếu gồm các acid olestearic, linoleic, oleic, palmitic, stearic và glycerin. Vỏ quả chứa tinh dầu, khoảng 0,3%.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Người ta dùng hạt để ăn sau khi rang và lấy dầu ăn; còn được dùng trong công nghiệp xà phòng, chế dầu nhờn, thắp sáng, pha sơn, véc ni. Khô dầu có 50% protein, khử độc làm thức ăn chăn nuôi.
Ở Ân Độ và Philippin, dầu hạt cũng được dùng làm thuốc xổ thay thế dầu Thầu dầu.
Ở Inđônêxia, dầu được dùng chữa bệnh lỵ, ỉa chảy, bệnh spru, bệnh về tóc các tuyến.