Ngưu bàng: làm thuốc lợi tiểu, giải nhiệt

2018-05-08 04:37 PM
Trong y học phương Đông, quả của Ngưu bàng dùng làm thuốc lợi tiểu, giải nhiệt, có thể trị được phù thũng, đau họng, sưng họng, phế viêm

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ngưu bàng - Arctium lappa L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Mô tả

Cây thảo lớn, sống 2 năm, có thân thẳng, có khía và phân nhánh, cao 1 - 2m. Lá hình trái xoan, mọc thành hình hoa thị ở gốc và mọc so le ở trên thân; phiến lá to rộng tới 50cm, gốc hình tim, đầu tù hay nhọn, mép có răng hay lượn sóng, có nhiều lông trắng ở mặt dưới. Hoa đỏ hay tím nhạt họp thành đầu to 3 - 4cm; các lá của bao chung kéo dài thành mũi nhọn, có móc ở chóp. Quả bế, màu xám nâu điểm hồng, có nhiều móc quặp, phía trên có một mào lông ngắn màu vàng vàng.

Hoa tháng 6 - 7, quả tháng 8 - 9 của năm thứ hai.

Bộ phận dùng

Quả - Fructus Arctii, thường gọi là Ngưu bàng tử. Ở Âu châu, người ta thường dùng rễ.

Nơi sống và thu hái

Cây của Âu châu, Tây Á, Sibêri, Himalaya, Nhật Bản, Angiêri. Ta nhập trồng từ năm 1959 làm thuốc ở vùng núi cao Lai Châu, Lào Cai, Nghĩa Lộ, chỉ thấy cây trồng trong vườn của đồng bào miền núi. Trồng bằng hạt. Sang năm thứ hai, khi cây có quả, thu hái cụm quả chín, phơi khô rồi lấy quả (thường gọi là hạt) dùng sống hoặc sao qua đến thơm và nổ lép bép là được. Giã nát dùng vào thuốc thang. Rễ thu hái vào mùa thu năm đầu hoặc mùa xuân năm thứ hai, dùng tươi hay phơi khô ở nhiệt độ 70o, sau khi đã chẻ dọc rễ.

Thành phần hoá học

Quả và lá chứa một chất đắng là arctiosid (arctiin) khi thuỷ phân cho glucose và arctigenin; còn có lappaol A,B. Rễ chứa chủ yếu là inulin (45%), rễ tươi chứa tinh dầu; còn có tanin, acid stearic, một carbur hydrogen và một phytosterol. Không có glucosid, alcaloid và hoạt chất đắng trong rễ.

Tính vị, tác dụng

Quả có vị cay, đắng, tính hàn; có tác dụng trừ phong, tán nhiệt, thông phổi làm mọc ban chẩn, tiêu thũng, giải độc, sát trùng. Rễ có vị đắng, cay, tính hàn; có tác dụng lợi tiểu (loại được acid uric), khử lọc, làm ra mồ hôi, lợi mật, nhuận tràng, chống giang mai, trị đái đường, diệt trùng và chống nọc độc.

Công dụng

Cây Ngưu bàng đã được sử dụng ở nước ta từ lâu. Trong Bản thảo Nam dược, cụ Nguyễn Hoành đã nói đến việc sử dụng lá Ngưu bàng non gọi là rau Cẩm Bình nấu canh ăn rất tốt, hạt (quả) chữa phong lở, mày đay, bụng sình.

Trong y học phương Đông, quả của Ngưu bàng dùng làm thuốc lợi tiểu, giải nhiệt, có thể trị được phù thũng, đau họng, sưng họng, phế viêm, cảm cúm, tinh hồng nhiệt. Đối với mụn nhọt đã có mủ và viêm tuyến lâm ba, có tác dụng thúc mủ nhanh, với đậu chẩn cũng làm cho chóng mọc. Ngày dùng 6 - 10g, dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Rễ thường được dùng trị mụn nhọt, cụm nhọt, áp xe, bệnh nấm da, hắc lào, eczema, loét, mất trương lực, viêm hạch, vết thương có mủ. Thường dùng dưới dạng nước sắc 40g/lít. Dùng ngoài lấy rễ tươi nấu nước rửa. Bên ngoài dùng lá tươi giã đắp trị nọc độc rắn cắn, đắp trị bệnh về phổi mạn tính, cúm kéo dài và các chứng đau khác.

Đơn thuốc

Chữa đậu chẩn mọc chậm, viêm cổ họng: Ngưu bàng tử 8g, Cát cánh 6g, Cam thảo 3g, sắc uống trong ngày.

Chữa cảm mạo, thuỷ thũng, chân tay phù: Ngưu bàng tử 80g, sao vàng tán bột, mỗi ngày uống 8g, chia 3 lần, dùng nước nóng chiêu thuốc.

Chữa phù thận cấp: Ngưu bàng tử (nửa sao, nửa sống), Bèo cái (sao khô) 2 vị bằng nhau, tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần 5g, uống ngày 3 lần với nước nóng.

Bài viết cùng chuyên mục

Hải đồng nhiều hoa, cây thuốc trị nọc độc

Tính vị, tác dụng, Vỏ đắng, thơm, làm long đờm, hạ nhiệt, chống độc, gây mê, Dầu làm mát, bổ kích thích

Cánh nỏ: cây thuốc

Chỉ mới biết qua kinh nghiệm dân gian dùng rút mảnh đạn

Lan quạt dẹt, thuốc trị bò cạp cắn

Loài phân bố ở Xri Lanca, Nam Trung Quốc Thái Lan, Campuchia và Việt Nam từ Quảng Trị đến Khánh Hoà, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Cây dùng để trị bò cạp cắn

Nấm độc xanh đen, tăng cường chức năng thận

Lúc còn tươi, nấm có mùi yếu, có hương của hoa hồng tàn; nhưng khi chụp nấm bắt đầu rữa thì nấm có mùi khó chịu

Quyết vòi voi: cây thuốc uống hạ sốt

Lá cao 60cm, cuống có vẩy ở gốc, phiến mang lá chét mỏng, dài 0 đến 12cm, mép có răng, gân phụ làm thành ổ hai bên

Mè tré: ôn bổ tỳ thận

Quả thường được dùng như quả cây Ích trí, Alpinia oxyphylla Miq. để chữa đau dạ dày, kém tiêu, đau bụng, ỉa chảy, kiết lỵ, di tinh, đái nhiều về đêm, Rễ và hạt cũng dùng chống nôn.

Ổ vẩy: thanh nhiệt lợi thủy trừ phiền thanh phế khí

Loài phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma và các nước Đông Dương, ở nước ta, cây mọc trong rừng núi cao Sapa, Ba Vì, Tam Đảo ở phía Bắ c và vùng Đồng Trị.

Ngọt nai: uống sau khi sinh đẻ

Vỏ cây được dùng trong y học dân gian Lào, sắc nước cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ.

Nấm phiến đốm chuông, chất độc gây ảo giác

Nấm mọc trên phân hoại mục ở các bãi cỏ từ tháng giêng tới tháng 9, thường riêng lẻ hoặc họp thành nhóm nhỏ. Có gặp ở Hà Nội, Hải Hưng

Ké hoa vàng, thuốc tiêu viêm, tiêu sưng

Toàn cây có vị ngọt dịu, hơi đắng, tính mát, không độc; có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, làm tan máu ứ, lợi tiểu, giảm đau, làm ra mồ hôi nhẹ

Cà: chữa các chứng xuất huyết

Cà có vị ngọt, tính lạnh, không độc; có tác dụng chữa nóng lạnh, ngũ tạng hao tổn, tán huyết ứ, tiêu sưng và cầm máu.

Đương quy: cây thuốc trị thiếu máu suy nhược

Đương quy được dùng chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại.

Chàm mèo: chữa đơn lở nổi bọng nước đau nhức

Chàm mèo và Thanh đại có vị đắng nhạt. tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban mẩn, sưng viêm và cầm máu.

Pison hoa tán: dùng trị băng huyết

Lá được dùng trị băng huyết, thường lấy lá tươi đâm lấy nước, cho thêm tí muối uống, trị đái đường, dùng lá tươi giã ra lấy nước thêm 2 chỉ Châu sa để uống

Lan gấm, thuốc tiêu viêm

Vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng tư âm nhuận phế, làm mát phổi, mát máu sinh tân dịch, tiêu viêm, lọc máu

Gai: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Rễ gai có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, an thai, chỉ huyết.

Linh chi: giúp khí huyết lưu thông

Nấm linh chi (Ganoderma lucidum) từ lâu đã được coi là một loại thảo dược quý hiếm, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.

Bạch đàn xanh, cây thuốc hạ nhiệt

Cây gỗ lớn vỏ nhẵn, màu nhợt, nhánh vuông. Lá ở chồi non mọc đối, không cuống, gốc hình tim, màu mốc, xếp ngang. Lá ở nhánh già mọc so le

Móc: chữa đái ra máu

Bẹ non có vị đắng, sít, tính bình; có tác dụng thu liễm cầm máu và làm sít ruột, tan hòn cục. Quả Móc vị cay, tính mát; có tác dụng giải khát và mệt mỏi. Rượu có tác dụng nhuận tràng.

Lục lạc tù: trị bệnh đường hô hấp

Hạt rang lên, bỏ vỏ, dùng ăn được. Cây được sử dụng làm thuốc trị một số bệnh đường hô hấp. Cây được dùng ở Ân Độ trị ghẻ và ngứa lở.

Lá men: thuốc làm men rượu

Người ta cắt các nhánh để lấy lá dùng chế men rượu và trước đây cũng thường dùng xuất sang Trung Quốc.

Quýt rừng: chữa các bệnh đường hô hấp

Quả ăn được, quả và lá dùng để chữa các bệnh đường hô hấp, dân gian cũng dùng rễ nấu nước uống cho phụ nữ sau khi sinh đẻ

Lá buông, cây thuốc

Lá non, màu ngà đen, dùng để đan nhiều đồ đẹp như túi, chiếu, buồm và dùng đem làm vách phên

Bầu đất, cây thuốc giải nhiệt

Người ta dùng cành lá, ngọn non chần qua nước sôi, xào hoặc nấu canh cua, cũng dùng làm rau trộn dầu giấm, Canh bầu đất được xem như là bổ, mát

Hu đay, thuốc thanh lương, chỉ huyết

Có tác dụng thanh lương, chỉ huyết, giảm đau, Vỏ dùng làm dây buộc và được dùng chế bông nhân tạo