- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Chóc: dùng trị nôn mửa ở phụ nữ có thai
Chóc: dùng trị nôn mửa ở phụ nữ có thai
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chóc, Củ chóc, Bán hạ ba thuỳ -Typhonium trilobatum (L.) Schott, thuộc họ Ráy - Araceae.
Mô tả
Cây thảo cao 30 - 50cm, có thân củ gần hình cầu, đuờng kính đến 4cm. Lá hình mũi mác chia làm ba thuỳ hình trái xoan; cuống lá dài 25 - 30cm, phình thành bẹ. Cụm hoa là một bông mo, mo có phần ống thuôn dài 2,5cm, và phần phiến hình trái xoan thuôn nhọn, mặt ngoài màu lục, mặt trong màu đỏ bầm, rộng 5 - 6cm. Trục hoa màu hồng, mang nhiều hoa nhỏ, kéo dài thành một phần hình dùi, phần không sinh sản dài màu đỏ điều. Quả mọng hình trứng.
Cây ra hoa đầu mùa hạ.
Bộ phận dùng
Thân rễ - Rhizoma Typhonii.
Nơi sống và thu hái
Cây của vùng Ân Độ - Malaixia mọc hoang trên đất trũng ẩm mát, bờ ao, ven suối, ở vườn, ven đường đi, đặc biệt phong phú trên các vùng đất phù sa bãi sông; gặp nhiều ở vùng đồng bằng. Thu hái củ từ tháng 7 - 12 rửa sạch, để nguyên hoặc thái miếng mỏng, phơi khô hoặc chế thành Nam tinh. Trước hết ngâm nước nóng một ngày đêm cho sạch nhựa, rồi ngâm với nước bồ kết một ngày đêm, với nước phèn chua một ngày đêm, sau đem nấu với Gừng. Dùng Gừng sống 150g cho 1kg củ chóc, giã nát chế nước vào ngâm với củ Chóc trong một buổi, lại đổ ngập nước, nấu trong 2 giờ, đem phơi sấy khô. Nếu còn ngứa, thì lại nấu với nước Gừng lần nữa cho đến khi hết ngứa mới dùng. Theo quy định của Dược điển Việt Nam, thì phải ngâm củ Chóc vào nước vo gạo 1 - 2 ngày rồi vớt ra, rửa sạch, ngâm với phèn chua trong hai ngày. Khi nhấm không còn cay thì vớt ra, rửa sạch để ráo nước. Giã hơi giập, phơi qua, phân loại củ to, củ nhỏ, tẩm nước gừng, ủ 2 - 3 giờ rồi đem sấy cháy cạnh. Bảo quản nơi khô ráo.
Thành phần hoá học
Dịch chiết cồn củ Chóc chứa □- sitosterol, 2 sterol chưa xác định và một chất kết tinh. Củ Chóc của Việt Nam chứa alcaloid.
Tính vị, tác dụng
Củ Chóc có vị rất cay và có tác dụng kích thích mạnh, Hoạt chất gây cay là một chất dễ bay hơi nên qua quá trình đun nóng hoặc phơi khô thì vị cay không còn nữa. Khi đã chế thành dạng Nam tinh thì vẫn còn ít vị cay ngứa, tính ấm, có độc, tán phong đờm, kết hạch, sưng tấy, sát trùng, hạ khí tiêu nước ứ đờm đọng, cầm nôn oẹ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị nôn mửa ở phụ nữ có thai, nôn mửa trong trường hợp viêm dạ dày mạn tính, chữa ho, hen suyễn nhiều đờm, họng viêm có mủ, đau đầu hoa mắt, tiêu hoá kém, ngực bụng trướng đầy.
Liều dùng 6 - 12g củ Chóc, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, lấy củ chóc tươi (có thể dùng toàn cây) giã nát, đắp tại chỗ chữa rắn cắn, mụn nhọt, viêm vú, viêm mủ da, đòn ngã tổn thương chảy máu. Củ có nhiều bột dùng được làm bột ăn.
Ở Ân Độ, người ta dùng củ làm thuốc chữa trĩ, dùng ăn với Chuối chữa bệnh đau dạ dày và đắp ngoài chữa các vết cắn của rắn độc.
Đơn thuốc
Chữa kinh giản lưng gáy cứng đờ, miệng chảy đờm rãi, hoặc trúng phong méo mồm lệch mắt. Nam tinh, Kinh giới và Gừng sống đều 12g sắc uống. Ngoài dùng củ Chóc chuột giã nát hoặc tán bột trộn với nước Gừng đắp vào sau gáy và bên mặt không méo (nếu tê liệt mắt).
Chữa hen suyễn: Nam tinh tán bột trộn với mật bò hay mật lợn vừa đủ dính (độ 30%) đặt trên sanh đồng sấy khô, làm viên với hồ, uống mỗi lần 2 - 3g, ngày uống 3 - 4 lần với nước Gừng. Khi đang lên cơn thì uống với nước sắc Hẹ và Gừng, mỗi vị 10g.
Đinh nhọt và viêm mủ da; lấy một lượng củ Chóc vừa phải nghiền bột, trộn thêm ít bột Hồng hoàng làm chất bột dẻo để đắp.
Kiêng kỵ
Người cơ thể suy nhược, khô tân dịch, khát nước, đại tiện táo, ho khan và người có mang không dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Dứa gỗ nhỏ: cây thuốc trị bệnh hoa liễu
Dứa gỗ nhỏ là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học dân gian. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.
Bèo hoa dâu, chữa sốt chữa ho
Cây mọc hoang dại trên các ruộng lúa, ao hồ và cũng được trồng làm phân xanh bón lúa, làm thức ăn cho vịt. Cây sinh sản rất nhanh, tạo thành một thảm màu lục trên mặt nước
Hồ lô ba, cây thuốc bổ dưỡng
Thường dùng làm thuốc bổ dưỡng chung nhất là bổ thận, Ở Trung Quốc dùng trị tạng thận hư yếu, đau dạ dày, đau ruột, chân sưng, đi lại khó khăn do ẩm thấp
Lan cò môi đỏ: thuốc chữa cam trẻ con
Lan cò môi đỏ là một loài lan rừng quý hiếm, được biết đến với vẻ đẹp độc đáo và những giá trị dược liệu tiềm năng. Loài lan này thường được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh.
Hế mọ, cây thuốc trị lỵ amip
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Đồng bào Thái dùng trị lỵ amip và viêm đại tràng mạn tính
Bời lời đắng: đắp lên vết đau
Ở Malaixia, lá cây luộc lên có thể dùng để đắp lên những vết đau, và mụn nhọt như một thứ cao dán
Đậu biếc lông vàng: cây thuốc trị phù thũng
Cây dây leo cứng, rễ phình thành củ, nhánh không lông. Lá kép với 3 lá chét hình ngọn giáo rộng, cứng.
Mảnh cộng, đắp chữa đau sưng mắt
Lá non có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô thường dùng để ướp bánh (bánh mảnh cộng). Lá tươi giã đắp chữa đau sưng mắt và đem xào nóng lên dùng bó trặc gân, sưng khớp, gẫy xương
Bưởi bung: tác dụng giải cảm
Rễ có vị cay, lá có vị hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, trừ đờm, chống ho, kích thích tiêu hoá, tán huyết ứ.
Cáng lò: dùng trị cảm mạo
Cây cáng lò là một loài cây gỗ nhỏ có giá trị kinh tế và dược liệu. Với những đặc điểm sinh thái và thành phần hóa học đặc trưng, cây cáng lò đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Bát giác liên, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Vị đắng cay, tính ấm, có độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoá đàm tán kết, khu đàm tiêu thũng, Thường dùng trị mụn nhọt lở ngứa, tràng nhạc, sưng yết hầu
Guồi, cây thuốc trị lỵ và bệnh gan
Ở Campuchia, thân cây được sử dụng làm các chế phẩm thuốc trị lỵ và bệnh về gan và bệnh ghẻ cóc, Có khi người ta ngâm rượu làm thuốc cho phụ nữ
Cói quăn bông tròn: cây thuốc trị cảm mạo, kinh nguyệt không đều
Thân rễ có vị cay, tính ấm; có tác dụng điều kinh giảm đau, hành khí giải biểu, Toàn cây có vị cay, hơi đắng, tính bình; có tác dụng khư phong bổ dương, giải uất điều kinh
Khế rừng: thuốc tăng lực bà đẻ
Dân gian thường dùng nấu nước cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho chóng lại sức, Có khi thêm các vị rễ Bổ béo, Ké hoa vàng, Dạ cẩm với liều bằng nhau.
Mộc tiền to: thuốc trị ho
Ở Ân Độ và Malaixia, rễ lấy trong các lá hình bầu dùng phối hợp với lá Trầu không làm thuốc trị ho; các thân bò cũng có thể thay thế cho rễ.
Mắt gà, thanh nhiệt giải độc
Cây mọc hoang dại ở các băi cỏ ven đường, các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai. Thu hái toàn cây vào mùa hè thu, rửa sạch phơi khô để dùng
Hy thiêm: thuốc trị phong thấp
Thường dùng trị phong thấp, tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, rắn cắn, ong đốt.
Bằng phi: cây thuốc chữa ỉa chảy
Chỉ gặp ở các đảo ngoài biển một số nơi của nước ta, Ở Nhật Bản, người ta thường dùng làm cây cảnh. Nhân dân thu hái vỏ quanh năm, thường dùng tươi.
Ná nang lá nguyên: chữa đái dầm
Dịch cây được dùng ở Java để chữa đái dầm, cũng dùng rửa mặt và trị mụn. Ở Sumatra, người ta giã lá ra đắp vào đầu trị đau đầu.
Chìa vôi bò: đắp ung nhọt lở loét và đinh nhọt
Lá và ngọn non của thứ có lá không đỏ ở mặt dưới thái nhỏ dùng nấu canh chua, Ở Ân Độ, người ta dùng cây giã đắp ung nhọt lở loét và cả đinh nhọt, áp xe nhỏ làm cho mưng mủ
Nhài: trị ngoại cảm phát sốt
Hoa sắc nước dùng rửa mặt, chữa viêm màng khoé mắt và màng mộng, chữa trẻ em lên sởi có sốt, sởi mọc không đều
Kim cang quả to: thuốc chữa tê thấp
Cây này cũng được sử dụng trong y học dân tộc của Lào làm thuốc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ và làm thuốc chống ho.
Đại quản hoa Robinson: cây thuốc lợi tiểu
Ở Quảng Trị, lá cây được dùng nấu nước uống thay trà, có tác dụng lợi tiểu và làm xọp bụng trướng.
Bạc hà cay: cây thuốc lợi tiêu hóa
Cũng được dùng như Bạc hà. Bạc hà cay dùng làm thuốc lợi tiêu hoá, chống co thắt ruột, trướng bụng, vàng da, sỏi mật. Dùng xông chữa cảm cúm và đau họng.
Ổ sao vẩy ngắn: tác dụng thanh nhiệt giải độc lợi tiểu
Cây mọc bám vào cây gỗ ở rừng núi cao Lào Cai Sapa, Vĩnh Phú Tam Đảo, Hà Tây Ba Vì, Thừa Thiên Huế Bạch Mã, Khánh Hoà, Kon Tum.