Coca: sử dụng như chất gây tê cục bộ

2018-08-02 01:35 PM
Người ta chế ra chlorhydrat cocain dùng làm thuốc, trong một thời gian dài, người ta sử dụng cocain như chất gây tê cục bộ trong nhãn khoa, trong khoa tai mũi họng

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Coca - Erythroxylum coca Lam., thuộc họ Coca - Erythroxylaceae.

Mô tả

Cây bụi cao 1,5 - 2m. Lá hình trái xoan hay bầu dục, màu xanh lục, đậm, hơi có mũi nhọn, mép nguyên; gân phụ rất mảnh. Cụm hoa xim gồm 3 - 10 hoa ở nách lá; hoa mẫu 5, màu vàng; 10 nhị sinh sản. Quả hạch ủo có vỏ ngoài nạc, chứa 1 hạt.

Bộ phận dùng

Lá - Folium Erythroxyli Coca.

Nơi sống và thu hái

Cây có nguồn gốc ở các cao nguyên núi Andes của Pêru, được trồng ở Pêru, Bolivia. Còn có loài E. novo - granatense (Moris) Hieron của Colombia được trồng ở Java và ở nước ta làm hàng rào có hoa màu trắng. Người ta thu hái lá quanh năm và phơi khô, tán bột, đóng gói, làm nguyên liệu chiết xuất cocain.

Thành phần hoá học

Trong lá có vết tinh dầu, tanin, các ílavonoid. Các hoạt chất chính là các alcaloid ester dẫn xuất của tropan - 3 ( ol: Cocain, cinnamylcocain, truxillin. Còn có các pyrrolidin đơn: alhygrin, cuscohygrin. Hàm lượng của alcaloid thay đổi tuỳ loài và vùng địa lý, từ 0,5 - 2% nhưng chủ yếu là cocain (0,2%). Những mẩu lá coca trồng ở nước ta có hàm lượng cocain là 0,21 - 0,31%.

Tính vị, tác dụng

Lá có vị đắng, mùi thơm, khi nhai sẽ gây cảm giác tê lưỡi. Ngày nay, người ta đã biết những tính chất dược lý của cocain: 1. Gây tê cục bộ, nhất là gây tê bề mặt có các đầu mút thần kinh làm giảm tính dẫn truyền, do hiệu quả ổn định màng neuron thần kinh; 2. Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, khi tiêm qua mạch máu hay hít thở, alcaloid này kích thích các chức năng sinh lý, cảm giác, vận động, làm giảm cảm giác mệt, sau giai đoạn kích thích nhất thời, nó làm giảm các trung tâm vận mạch và hô hấp; 3. Tác dụng lên hệ thần kinh tự do. Như kiểu thần kinh giao cảm, cocain ức chế sự tiếp nhận nor-adrenalin ở mức khớp thần kinh; như chất co mạch, tăng huyết áp, dãn con ngươi; nó làm tăng hoạt động của tim ở liều thấp, nhưng với liều cao lại có thể làm ngừng đập tim. Dược động và các hiệu quả sinh lý quan sát được phụ thuộc vào cách sử dụng (ăn, hút, hít thuốc, tiêm).

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Nam Mỹ, người ta sử dụng lá Coca cách đây gần 5000 năm; họ nhai với tro để làm giảm cảm giác đói và mệt. Ngày nay, họ vẫn sử dụng để nhai, sử dụng bột Coca để hút lẫn với thuốc lá và lá cần sa, và chất cocain trong lá đã là nguồn gốc của nạn nghiện ma tuý. Trong y học, người ta không còn sử dụng lá Coca và các chế phẩm lấy lá làm dược liệu nữa. Người ta dùng lá làm nguồn chiết xuất alcaloid theo phương pháp kinh điển, nhưng có thể tăng hiệu suất bằng cách biến đổi các alcaloid khác trong lá, dẫn xuất của pseudotropanol thành ecgonin rồi sau đó được metyl hoá và benzoyl hoá. Người ta chế ra chlorhydrat cocain dùng làm thuốc. Trong một thời gian dài, người ta sử dụng cocain như chất gây tê cục bộ trong nhãn khoa, trong khoa tai - mũi - họng. Do có độc tố nên người ta không dùng trong nhãn khoa mà chỉ còn sử dụng trong khoa tai - mũi họng do các tính chất co mạch. Người ta thường dùng các dẫn xuất tổng hợp không có hiệu quả đối với thần kinh trung ương. Người ta cũng sử dụng cocain trong thành phần của cồn ngọt Brompton: cocain chlorhydrat 10mg, morphin chlorhydrat 5mg hay 10mg, ethanol 1,25ml; xirô thơm 2,5ml, nước có chloroform vừa đủ 10ml. Hằng ngày dùng 6 lần, mỗi lần 10ml, như là chất gây tê. Nhưng vì là loại thuốc độc nên ngày nay người ta chỉ sử dụng dạng đơn thuần là các thuốc mới có morphin mà không có cocain nữa.

Ghi chú

Ở các nước như Bolivia, Coloinbia..., có nhiều người sử dụng cocain gây nên nạn nghiện chất này. Cocain thường được sử dụng bằng cách hít hoặc tiêm qua mạch máu. Sau khi hít, sự tập trung dịch tương vẫn khá cao trong khoảng 1 giờ; sự sảng khoái của người nghiện chỉ là nhất thời và sau đó là cảm giác khó chịu. Với liều cao sẽ gây ra những nỗi kinh hoàng. Sự ngộ độc có biểu hiện như đau đầu, nôn mửa, thở gấp, xanh xao và ở giai đoạn tiếp là co giật với chứng xanh tím và sự khó thở, chứng loạn nhịp nhanh; cái chết sẽ xuất hiện do sự suy sụp tim - hô hấp. Vì vậy, việc nghiện cocain là một tai hoạ thực sự cho xã hội. Cần hiểu rõ để hạn chế tối đa việc trồng cây coca và sử dụng liên tục cocain làm thuốc mà không qua biến đổi hoá học và có chỉ dẫn nghiêm túc của thầy thuốc.

Bài viết cùng chuyên mục

Cần hôi: trị cảm mạo phong hàn, ho gà

Có nơi ở Trung Quốc, người ta thử dùng chữa mụn nhọt ở mũi họng, bằng cách lấy rễ hoặc cả cây tươi vắt lấy nước đem nhỏ thì thấy bệnh trạng thuyên giảm

Đầu rùa, cây thuốc chữa nứt lẻ

Loài của Việt Nam và Thái Lan, Ở nước ta, cây Đầu rùa mọc ở những chỗ trống nhiều nắng các tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, Khánh Hoà, Ninh Thuận

Cam thảo dây: tiêu viêm lợi tiểu

Người ta thường dùng dây lá Cam thảo dây để điều hoà các vị thuốc khác, dùng chữa ho, giải cảm, trị hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng.

Đầu heo, cây thuốc chữa hen suyễn

Vỏ để nhuộm và thuộc da. Quả ăn được tuy hơi chua, Lá dùng làm thức ăn cho vật nuôi, và có thể dùng để luyện thuốc trị bệnh suy nhược

Lục lạc lá ổi dài, chữa sưng họng, quai bị

Chữa sưng họng, quai bị, lỵ và điều kinh. Ở Lào, người ta dùng rễ để trị sỏi bàng quang. Ở Trung Quốc, toàn cây dùng trị ho, nôn ra máu, huyết áp cao

Ngải hoa vàng, thanh nhiệt giải thử

Vị đắng, cay, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải thử, trừ chưng, triệt ngược, còn có tác dụng lợi tiêu hóa, lợi tiểu

Choại: uống trị các cơn sốt

Ở Malaixia, người ta dùng nước sắc của cây và dịch của nó để uống trị các cơn sốt, nước hãm cây dùng đắp vào đầu để hạ nhiệt, làm mát.

Chìa vôi sáu cạnh: cành lá dùng trị đòn ngã

Loài của Trung Quốc và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở nhiều nơi từ Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế tới tận Đồng Nai, Kiên Giang

Linh lăng: thức ăn giàu protein

Linh lăng, hay cỏ luzerne, là một loại cây họ đậu có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng rộng rãi làm thức ăn cho gia súc cũng như trong y học cổ truyền.

Mặt quỷ: chữa đau bụng

Ở Trung Quốc, theo Hải Nam thực vật chí, cả cây bỏ rễ chữa sốt, ho, cầm máu, trị đau dạ dày, viêm gan cấp, ngoại thương chảy máu, còn dùng trị đau lưng, tê thấp.

Đinh công, cây thuốc tiêu sưng giảm đau

Vị cay, tính ấm, có độc, có tác dụng khu phong thắng thấp, dãn gân hoạt lạc, tiêu sưng giảm đau

Cát sâm: chữa cơ thể suy nhược

Cũng có thể tán bột uống. Người ta cũng thường dùng củ làm thuốc bổ mát, chữa nhức đầu, khát nước, bí đái.

Đuôi trâu, cây thuốc đắp chữa rắn cắn

Đồng bào dân tộc Dao dùng vỏ cây nấu nước gội đầu và dùng lớp vỏ nhớt nhai nuốt nước; lấy bã đắp chữa rắn cắn

Mức hoa đỏ: thuốc uống lợi tiểu

Loài đặc hữu của miền Trung Việt Nam, từ Quảng Nam - Đà Nẵng tới Khánh Hoà, Đắc Lắc, Ninh Thuận. Lá được nấu lên dùng làm thuốc uống lợi tiểu.

Quyết lông nhọn: cây được dùng trị bỏng

Vị hơi đắng, chát, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, kiện tỳ, giải độc, trấn kinh, cũng được dùng trị bỏng, trẻ em cam tích, lỵ, chó dại cắn

Mạn kinh lá đơn: phát tán phong nhiệt

Lá dùng chữa đòn ngã tổn thương, giã ra và ngâm vào rượu, lấy nước uống, bã đắp. Ở Thái Lan người ta dùng lá làm thuốc lợi tiêu hoá, làm long đờm và dùng trị bệnh ngoài da và ghẻ, rễ được dùng trị bệnh về gan.

Ghẻ, cây thuốc trị ghẻ

Còn phân bố ở Campuchia, Ân Độ, Malaixia, Inđônêxia, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lá, vò ra ngâm vào nước dùng trị ghẻ

Nấm tán da cam: hoạt tính kháng ung thư

Thịt nấm màu trắng, có mùi dễ chịu, thuộc loại nấm ăn ngon nổi tiếng của châu Âu, nấm này được sử dụng ở Trung Quốc, xem như có hoạt tính kháng ung thư.

Muồng trinh nữ: trị đinh nhọt và viêm mủ da

Dùng 10 đến 20g, dạng thuốc sắc hoặc dùng lá sao làm trà uống. Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận. Không dùng trong trường hợp ỉa chảy.

Giổi trái, cây thuốc trị các nhọt

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Các bộ phận của cây được dùng để trị các nhọt lớn tồn tại lâu, thường gọi là búi

Lá men: thuốc làm men rượu

Người ta cắt các nhánh để lấy lá dùng chế men rượu và trước đây cũng thường dùng xuất sang Trung Quốc.

A kê

Nhiều bộ phận khác của cây được xem như làm giảm đau, chống độc, chống nôn, cũng là chất độc và kích thích, được dùng làm thuốc trị viêm kết mạc

Móng rồng nhỏ: dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống

Rễ cây sắc nước dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống, các lương y ở Đồng Tháp, An Giang dùng nó làm thuốc thông kinh, trục huyết ứ và làm thuốc trị trúng gió và chữa đau nhức gân xương.

Bún (cây), làm dịu viêm

Lá có vị hơi đắng, Vỏ cây làm dịu viêm, dễ tiêu hoá, nhuận tràng, lợi tiểu, giải nhiệt, gây chuyển hoá. Lá và vỏ rễ gây sung huyết da

Khôi nước: thuốc trị thấp khớp

Hạt dùng trị rắn cắn, dầu hạt được sử dụng ở Ân độ đắp ngoài trị thấp khớp, Ở Trung quốc dùng thay cho hạt Ba đậu, Với liều cao sẽ gây độc.