- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Thông đất: dùng chữa viêm gan cấp tính
Thông đất: dùng chữa viêm gan cấp tính
Thông đất thường dùng chữa viêm gan cấp tính, mắt sưng đỏ đau, phong thấp nhức xương và ho mạn tính, liều dùng 20 đến 40g, sắc uống, hay phối hợp với các vị thuốc khác
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thông đất - Lycopodiella cernua (L.) Pie. - Serm. (Lycopodium cernuum L.), thuộc họ Thông đất - Lycopodiaceae.
Cây thông đất
Mô tả
Cây mọc trên đất rồi vươn lên; thân cao 30 - 50cm, phân nhánh nhiều. Lá mọc sít nhau, hình dải nhọn. Bông rất nhiều, tương đối nhỏ, treo thõng ở đầu các cành nhỏ bên, màu nâu nhạt. Túi bào tử gần hình cầu, hai mảnh vỏ không đều nhau.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Lycopodiellae Cernuae.
Nơi sống và thu hái
Loài của Trung Quốc và các nước nhiệt đới Á châu. Ở nước ta, cây mọc rất thông thường trong các rừng thưa, các savan, ưa sáng, chịu được hạn, chịu nóng ở nhiều nơi thuộc các độ cao khác nhau.
Thành phần hóa học
Trong cây có một alcaloid là cernuin và một lượng nhỏ nicotin.
Tính vị, tác dụng
Vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng khư phong khử thấp, thư cân hoạt huyết, trấn khái, thu liễm chỉ huyết và lợi niệu. Ở Vân Nam (Trung Quốc), cây được xem như có vị ngọt, hơi đắng, tính bình; có tác dụng thanh can minh mục, khư phong chỉ khái, giải độc, chỉ huyết an thai, thư cân hoạt huyết, lợi niệu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Người ta thường dùng chữa viêm gan cấp tính, mắt sưng đỏ đau, phong thấp nhức xương và ho mạn tính. Liều dùng 20 - 40g, sắc uống, hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Ở Vân Nam (Trung Quốc) được dùng trị đau khớp xương, mồ hôi trộm, quáng gà, tiểu tiện bất lợi, có triệu chứng đẻ non, bỏng lửa, trẻ em bị tê liệt sau di chứng.
Ở Malaixia, nước sắc cây dùng làm thuốc rửa trị phù thũng và cũng dùng trị ho. Tro cây ngâm trong giấm dùng chườm chữa phát ban da.
Bài viết cùng chuyên mục
Cà dại quả đỏ: trị viêm phế quản mạn tính
Được dùng trị đòn ngã tổn thương, viêm phế quản mạn tính, phong thấp đau lưng, mụn nhọt độc, lâm ba kết hạch, nứt nẻ, đau dạ dày.
Móng ngựa: cây thuốc
Cây mọc ở rừng Bắc Thái, có nhiều ở ven suối và những chỗ ẩm ướt trên dẫy núi Tam Đảo. Có tác giả cho rằng cây mọc ở miền Bắc và miền Trung của nước ta, cũng gặp ở Lào và Campuchia.
Nấm sữa, ức chế báng nước
Nấm ăn ngon. Còn có hoạt tính kháng nham, nhất là đối với bướu thịt S-180 và còn có thể ức chế báng nước
Cà phê: kích thích thần kinh và tâm thần
Thường dùng trị suy nhược, mất sức do bệnh nhiễm trùng, mất trương lực dạ dày
Anh đào
Quả có vỏ quả khá dày, thịt đỏ, mọng nước, mùi dễ chịu, có thể ăn được và chế rượu uống, người ta đã chế ra loại rượu Anh đào của Đà Lạt
Lòng trứng, thanh nhiệt giải độc
Lá có vị nhạt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng, giảm đau, làm se, cầm máu, trừ phong, Quả có vị cay, tính ấm, Vỏ cây có vị đắng
Nhàu lông: làm săn da
Loài của các nước Đông Dương, Thái Lan, Ấn Độ, Mianma. Ở nước ta, cây thường mọc ở rừng thưa, rừng còi Tây Nguyên
Chìa vôi bốn cạnh: trị rối loạn tiêu hoá
Ở nước ta, nhân dân thường dùng dây sắc uống làm trà cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho lại sức, Còn Ấn Độ, người ta dùng lá và chồi hoa giã làm bột để trị rối loạn tiêu hoá.
Lốt, thuốc trị đau bụng lạnh
Ở Trung Quốc, cây được dùng làm thuốc trị đau bụng lạnh, ho do phong hàn, thuỷ thũng, sốt rét, đau răng, đau sa nang, phong thấp đau nhức xương
Báo xuân hoa: cây thuốc kiện tỳ
Hoa nhỏ có cuống hoa dài; lá đài có lông, tràng có ống mang 5 thuỳ, có vẩy ở miệng, nhị gắn ở nửa dưới của ống; bầu 1 ô, Quả nang nở thành 5 thuỳ từ đỉnh.
Cầy: chữa no hơi đầy bụng
Ở Campuchia, vỏ cây được sử dụng trong toa thuốc bổ, dùng cho phụ nữ mới sinh đẻ uống cho khoẻ. Dầu hạt dùng làm xà phòng và thắp đèn.
Câu đằng Trung Quốc: sử dụng làm thuốc an thần
Ở nước ta chỉ gặp ở rừng Sapa, tỉnh Lào Cai. Thu hái móc ở cành nhỏ, phơi khô. Ở Trung Quốc, người ta cũng sử dụng làm thuốc an thần như Câu đằng
Hôi: cây thuốc chữa lở, ghẻ
Cây chỉ mới được dùng theo kinh nghiệm dân gian, Lá và thân giã ra rưới với nước gạo cho ngấm, rồi nướng nóng đắp bên ngoài da chữa sâu quảng, sâu cối.
Nấm rơm: cây thuốc tiêu thực khử nhiệt
Với hương vị thơm ngon đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, nấm rơm đã trở thành một nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn truyền thống.
Cói túi quả mọng: cây thuốc dùng trị kinh nguyệt không đều
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị kinh nguyệt không đều, chó dại cắn, huyết hư, sưng vú, khạc ra máu, băng huyết, dạ dày ruột xuất huyết
Đại trắng, cây thuốc xổ
Vỏ rễ có vị đắng, tính mát, có tác dụng xổ, chuyển hoá, làm sạch. Hạt có tác dụng cầm máu, Nhựa có tác dụng tiêu viêm, sát trùng
Giọt sành Hồng kông, phòng nóng đột quỵ
Thường được dùng trị Cảm mạo phát sốt, phòng trị cảm nắng, nóng đột ngột, trúng thử, Viêm gan, Đòn ngã tổn thương, Táo bón
Lan bạch hạc, thuốc ngưng ho long đờm
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị xương gãy cơ bắp bị thương, đòn ngã tổn thương, lao phổi viêm phổi, viêm khí quản, viêm nhánh quản
Mần mây: làm chắc chân răng
Vỏ dùng làm thuốc uống làm chắc chân răng và dùng chữa viêm lợi. Người ta còn dùng làm thuốc tẩy xổ trong các bệnh về gan. Ở Thái Lan, vỏ được dùng uống trong làm thuốc trị giun.
É dùi trống, cây thuốc trị đau đầu
Lá được sử dụng làm thuốc đắp trị đau đầu ở Philippin, Còn ở Java, chúng được dùng đặt lên bụng của trẻ em để chống giun
Cát đằng thon: dùng khi bị rong kinh
Ở Ấn Độ, dịch lá được dùng khi bị rong kinh và cho vào tai chữa điếc tai, ở Malaixia, lá giã ra dùng đắp vết đứt và nhọt
Nho núi: dùng trị cước khí thuỷ thũng
Ở Trung Quốc được dùng trị Cước khí thuỷ thũng, đòn ngã tổn thương, phong thấp đau lưng chân, mụn nhọt lở ngứa
Mít: làm săn da
Mít là một loại cây ăn quả nhiệt đới nổi tiếng với quả to, thịt ngọt và thơm. Ngoài giá trị kinh tế, mít còn được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh.
Bạch cổ đinh: cây thuốc chữa rắn cắn
Ở Ân Độ, người ta dùng toàn cây uống trong và đắp ngoài, làm thuốc chữa vết độc do rắn cắn và các loài bò sát khác cắn.
Chút chít răng: dùng trị các bệnh ngoài da
Cây chút chít răng (Rumex dentatus L.) là một loài cây thuộc họ Rau răm, có nhiều ứng dụng trong y học dân gian, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ngoài da.