- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Móc: chữa đái ra máu
Móc: chữa đái ra máu
Bẹ non có vị đắng, sít, tính bình; có tác dụng thu liễm cầm máu và làm sít ruột, tan hòn cục. Quả Móc vị cay, tính mát; có tác dụng giải khát và mệt mỏi. Rượu có tác dụng nhuận tràng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Móc - Caryota urens L., thuộc họ Cau - Arecaceae.
Mô tả
Thân cột thẳng, thường đơn, cao 10-15m, đường kính 40-50cm. Lá to dài 5-6m, hai lần lông chim, có thùy lông chim hơi dai, có hình tam giác với mép ngoài dài hơn, có răng không đều về phía trước. Cụm hoa ở nách lá, thành bông mo phân nhánh, dài 30 -40cm, bao bởi 4 mo dài 30cm, lợp lên nhau, dài, các nhánh trải ngang, dài 30-40cm. Quả hình cầu lõm, đường kính 12-15mm, màu đỏ khi chín, có vỏ quả ngoài hơi dày, vỏ quả trong có nạc ngọt, dễ chịu. Hạt 1 -2, hình khối, có nội nhũ sừng.
Bộ phận dùng
Bẹ móc, nhân quả hạch - Petiolus et Semen Caryotae Urentis.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố từ Ân Độ tới Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc hoang khá phổ biến ở vùng đồi núi, nhất là ở miền Trung trong rừng thứ sinh vùng trung du, cũng được trồng ở vườn để lấy lá lợp nhà, chằm áo tơi, mũ lá. Bẹ móc có thể thu lượm quanh năm.
Thành phần hóa học
Dịch ngọt của cây chứa 13,6% saccharose và vết của đường giảm; khi cho lên men, dịch hay rượu ngọt của cây chứa 1% đường giảm, 2-4,5% rượu và 0,3% acid acetic.
Tính vị, tác dụng
Bẹ non có vị đắng, sít, tính bình; có tác dụng thu liễm cầm máu và làm sít ruột, tan hòn cục. Quả Móc vị cay, tính mát; có tác dụng giải khát và mệt mỏi. Rượu có tác dụng nhuận tràng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Lá có sợi rất dai dùng khâu nón, khâu tơi, làm bàn chải, làm chổi. Thân cây cắt ngang cho một lượng lớn dịch ngọt, mà khi cho bốc hơi một cách đơn giản, người ta được đường và khi thuỷ phân sẽ có rượu cọ, mô mềm của lõi thân chứa nhiều bột cũng tốt như bột cọ loại tốt. Nõn thân này thái nhỏ, luộc qua, bỏ nước hoặc chần qua nước sôi sau đó xào và nấu canh ăn. Quả Móc, nấu ăn không bóc vỏ sẽ gây cảm giác ngứa rát ở môi và lưỡi do có nhiều tinh thể hình kim trong vỏ quả giữa, nhưng tách phần này ra thì quả có vị ngọt, dễ chịu. Người ta thường tẩm giấm ngào với mật để ăn. Bẹ Móc được sử dụng làm thuốc chữa lỵ, ỉa ra máu, bạch đới, rong kinh băng huyết. Liều dùng: 20g đốt tồn tính, tán bột uống hay sắc uống.
Nhân quả hạch được dùng ở Ân Độ làm thuốc đắp vào đầu trong trường hợp bị đau nửa đầu.
Đơn thuốc
Chữa đái ra máu hay tiểu tiện không thông, dùng bẹ Móc tươi 20g sắc uống.
Chữa ho ra máu, dùng bẹ Móc đốt cháy 10g, hạt Dưa trời (Qua lâu nhân) 12g sắc uống.
Ghi chú
Có một loài khác gọi là Móc mương - Caryota rumphiana Blume, mọc ở Thanh
Hoá, có hạt dùng ăn với trầu.
Bài viết cùng chuyên mục
Mâu linh: chống co giật
Cây thảo bò, không lông, thân hình trụ, nâu. Lá ở phía dưới có phiến hình tim, các lá trên hình xoan, bầu dục, gốc hơi bất xứng dài 5,5cm, rộng 4,5cm, gân phụ 2 cặp, một đi từ gốc.
Cáp hàng rào: làm thuốc điều hoà kinh nguyệt
Ở Ân Độ, người ta dùng cây làm thuốc hạ nhiệt, chuyển hoá tăng trương lực và dùng trị các bệnh ngoài da
Hoa bươm bướm, cây thuốc chữa bệnh ngoài da
Cây được dùng trị các chứng bệnh ngoài da như eczema, trứng cá, vẩy nến, nấm tóc, chốc lở, bệnh nấm, loét, Cũng dùng trị viêm tĩnh mạch, trị ecpet
Đậu mèo lớn, cây thuốc có độc
Ở một số vùng, người ta giã hạt ra làm thuốc kích dục, Còn ở Ân Độ, vỏ được dùng trị đau thấp khớp, giã ra, trộn với gừng khô và đắp trên phần đau
Cóc chua: dùng vỏ cây trị lỵ
Nhân hạt dùng làm gia vị, ở Campuchia, người ta cũng thường trồng trong các vườn để lấy quả ăn và lấy lá làm rau
Kháo vàng bông: thuốc giãn gân
Vỏ cây được sử dụng ở Trung quốc làm thuốc giãn gân, tiêu thũng. Hạt ép dầu chế xà phòng và dầu bôi trơn.
Nhót: cây thuốc ngừng hen suyễn và cầm ỉa chảy
Ở Ấn Độ, người ta dùng hoa xem như bổ tim và làm săn da, còn quả dùng làm thuốc săn da
Ban lá dính, cây thuốc giải độc
Nhọt sưng đinh độc, đòn ngã tổn thương, rắn cắn, chốc đầu, bỏng nước sôi. Lấy cây tươi giã đắp hoặc tán bột đắp; cũng có thể nấu nước để rửa
Địa liền, cây thuốc trị ăn không tiêu
Địa liền có vị cay, tính ấm, có tác dụng âm trung tiện, tán hàn, trừ thấp, trừ nề khí. Nước chiết ở củ có tính hạ đờm, lợi trung tiện
Cầy: chữa no hơi đầy bụng
Ở Campuchia, vỏ cây được sử dụng trong toa thuốc bổ, dùng cho phụ nữ mới sinh đẻ uống cho khoẻ. Dầu hạt dùng làm xà phòng và thắp đèn.
Hoàng cầm: cây thuốc trị phế nhiệt ho
Chữa sốt cao kéo dài, phế nhiệt, ho, kiết lỵ, đái dắt, ung nhọt, nôn ra máu, chảy máu cam, ỉa ra máu, băng huyết, an thai.
Huỳnh liên, thuốc trị sốt cao
Dân gian dùng rễ giã với nước muối, thêm nước chưng để uống trị sốt cao, Rễ được sử dụng ở Ân Độ làm thuộc trị nọc độc, diệt chuột và trị bò cạp đốt
Lục lạc tù: trị bệnh đường hô hấp
Hạt rang lên, bỏ vỏ, dùng ăn được. Cây được sử dụng làm thuốc trị một số bệnh đường hô hấp. Cây được dùng ở Ân Độ trị ghẻ và ngứa lở.
Đắng cay, cây thuốc tán hàn
Quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, giảm đau, trừ giun, Cành và gai có tác dụng làm thông hơi, giúp tiêu hoá
Hương nhu tía: thuốc tê tại chỗ, sát trùng
Trong y học, eugenol được dùng làm thuốc tê tại chỗ, thuốc sát trùng chống bệnh hoại thư và bệnh lao phổi, dưới dạng nang hay tiêm dưới da.
Bìm bìm vàng: tác dụng thanh nhiệt
Ở Trung Quốc, dùng trị cảm mạo, viêm amygdal cấp tính, viêm hầu họng, viêm kết mạc cấp tính, Dùng ngoài trị mụn nhọt, giã cây tươi đắp.
Đậu tương dại: cây thuốc hạ sốt
Cây thảo leo hoặc trườn, nhánh dạng sợi, có lông mịn màu vàng hoe. Lá kép với 3 lá chét hình bầu dục hẹp, dày, dài 2-3,5cm, rộng 1-1,5cm.
Cáp gai đen: thuốc về đường tiêu hoá và trị ỉa chảy
Vỏ rễ được sử dụng làm thuốc về đường tiêu hoá và trị ỉa chảy. Lá dùng đắp trị nhọt, sưng phù và trĩ
Kim anh: thuốc chữa di tinh
Kim anh tử có vị chua, ngọt, chát, tính bình, có tác dụng cố tinh, thu liễm, chỉ tả, Rễ Kim anh có vị chua, tính bình; có tác dụng hoạt huyết, tan ứ trệ, chỉ thống.
Bâng khuâng, cây thuốc giải độc
Lá có mùi thơm hắc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng cành lá sắc nước uống trị cảm sốt
Đưng láng, cây thuốc trị ho
Loài phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanca, Inđônêxia, Ôxtrâylia, Ở nước ta, cũng chỉ gặp ở ven rừng vùng Sapa, tỉnh Lào Cai
Nấm mực, trị vô danh thũng độc
Nấm còn non ăn được. Nhưng khi ăn nấm và uống với rượu thì lại gây độc 48 giờ sau bữa ăn, biểu hiện với da mặt bị sung huyết và tay chân bi giá lạnh
Mạ sưa to: dùng làm thuốc đắp
Quả có độc, ở Inđônêxia, các lá thật non và hoa có mùi dễ chịu dùng ăn được, ở Ân Độ, các chồi non và lá cũng được dùng ăn, cây được dùng làm thuốc đắp.
Ngọc vạn vàng: trị miệng khô
Ngọc Vạn Vàng (Dendrobium chrysanthum Lindl.) là một loài lan quý hiếm, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Loài lan này có nhiều tên gọi khác như Hoàng thảo hoa vàng, Khô mộc hoa vàng, Thúc hoa thạch hộc.
Hành tăm, cây thuốc giải cảm, làm ra mồ hôi
Hành tăm có vị đắng cay, mùi hăng nồng, tính ấm, có tác dụng giải cảm, làm ra mồ hôi, hành khí hạ đàm, lợi tiểu, giải độc, sát trùng