Cà phê: kích thích thần kinh và tâm thần

2018-05-07 11:31 AM
Thường dùng trị suy nhược, mất sức do bệnh nhiễm trùng, mất trương lực dạ dày

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cà phê, Cà phê chè hay Cà phê Arabica - Coffea arabica L., thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.

Mô tả

Cây gỗ nhỏ, cao 4 - 5m, nhánh ngang và thõng xuống. Lá có phiến dài, không lông, gân phụ 9 - 12 cặp; lá kèm hình tam giác thấp. Cụm hoa như xim cọ gồm 8 - 15 hoa ở nách lá; hoa trắng, thơm; đài ngắn; tràng có 5 thuỳ, nhị 5. Quả hạch xoan cao 16 - 18mm, đỏ, hột 2, một mặt phẳng, thường dài tới 10mm, rộng 6 - 7mm.

Bộ phận dùng

Hạt - Semen Coffeae.

Nơi sống và thu hái

Loài cây của Abyssini (Bắc Phi), Tây Nam Ethiôpi và Bắc Xu Đăng, được thuần hoá ở các xứ Ả rập, nhiệt đới Phi Châu, Brazin. Ở nước ta có trồng, kể cả Cà phê Mokka - var. Mokka Cram, có quả nhỏ hơn. Ta cũng trồng khá nhiều cây Cà phê vối hay Cà phê Robusta - Coffea carephora Pierre ex Froehner var. robusta (Lind. ex Willd.) Chev., gốc ở Tây Phi, có kích thước lớn hơn, cao đến 8 - 12m, lá có phiến dài 10 - 13cm, có nhiều hoa hơn, hạt cỡ trung bình. Loài Cà phê mít hay Cà phê excelsa - Coffea dewevrei Willd. et Dur var. excelsa Chev. có kích thước lớn hơn, cao tới 15 - 20m, lá cũng dài hơn, tới 40cm.

Có thể thu hái hạt Cà phê quanh năm, đem chà vỏ và lấy hạt đem phơi khô.

Thành phần hóa học

Hạt cà phê xanh giàu glucid (hơn 50%, phần lớn là các polysaccharid) và lipid (10 đến 15%) cả protein (10 đến 15%) và acid hữu cơ (đặc biệt là các acid cafeylquinic hay acid chlorogenic. Hàm lượng về cafein thay đổi, từ 0,5 đến 1,8% ở Cà phê arabica (trung bình là 1 - 1,3%) và từ 1,3 đến 5,2% ở Cà phê vối (trung bình 2 - 3%), một phần của cafein thường kết hợp với acid chlorogenic. Cà phê rang lên có những chất thơm, gọi chung là cafeol (acid cafeic, oleic, linoleic, palmitic) khoảng 0,05%, nhưng đồng thời lại tạo ra một yếu tố phức hợp độc là cafeotoxin (0,07%).

Từ tháng 5 năm 1975, người ta đã biết được 468 chất của cà phê, ngày nay đã biết hơn 600 chất.

Tính vị, tác dụng

Cà phê có vị đắng, có tác dụng kích thích thần kinh và tâm thần, làm tăng hoạt động của tim, co mạch trung ương, co mạch ngoại vi (mạch phổi, mũi, vành, thận), lợi tiểu, làm khoan khoái, kích thích tiêu hoá. Cây có độc nhưng chỉ với liều cao và kéo dài, gây bồn chồn, mất ngủ, đau dây thần kinh, trầm cảm, nhưng nếu uống cà phê đun sôi thì cafeotoxin sẽ bị tiêu huỷ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng trị suy nhược, mất sức do bệnh nhiễm trùng, mất trương lực dạ dày. Người ta dùng bột cà phê hãm uống hay dùng cafein dạng viên (0,20 - 1g mỗi ngày) hoặc dạng thuốc tiêm dưới da.

Chống chỉ định

Loạn thần kinh, viêm cơ tim tiến triển.

Bài viết cùng chuyên mục

Chò xanh: làm thuốc kích thích tim và hơi lợi tiểu

Cây mọc ở nhiều tỉnh vùng núi đá vôi từ Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, Lạng Sơn, Bắc Thái, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh

Cóc kèn leo: dùng thân làm thuốc giải nhiệt

Cây dùng để duốc cá, nhưng lại không có tính chất diệt trùng mạnh, ở Thái Lan, trong y học cổ truyền, người ta dùng thân làm thuốc giải nhiệt

Lức, chữa ngoại cảm phát sốt

Rễ thường được dùng chữa ngoại cảm phát sốt nóng hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu. Lá có hương thơm, thường dùng để xông

Chè quay: cây thuốc dùng trị bệnh lậu

Hoa trắng, xếp dày đặc thành chuỳ dạng bông ở nách lá. Hoa có 8 lá đài, 8 cánh hoa có lông dài, 8 nhị, bầu giữa với 3 giá noãn

Cói sa biển: cây thuốc làm toát mồ hôi và lợi tiểu

Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Philippin, Niu Ghinê, châu Úc, châu Mỹ, Ở nước ta, thường gặp trên đất có cát dọc bờ biển

Lan hài đốm, thuốc thanh nhiệt tán ứ

Vị đắng, chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt tán ứ, tiêu thũng giải độc. Công dụng, chỉ định và phối hợp: ở Trung Quốc, người ta dùng cây trị rắn cắn

Liễu tường hoa đỏ, thuốc trị ho

Công dụng, chỉ định và phối hợp Cành dùng làm thuốc trị ho, cảm, Ở Trung Quốc, cành lá được dùng trị đòn ngã gẫy xương

Đậu tắc, cây thuốc chữa đau ngực

Nói chung khi ăn hạt, quả đậu tắc, thì nên luộc bỏ nước trước khi dùng. Hạt dùng làm tương, làm nhân bánh hay thức ăn cho vật nuôi

Phá cố chỉ: dùng trị lưng cốt đau mỏi

Được dùng trị lưng cốt đau mỏi, người già đái són, đái dắt, ỉa chảy kéo dài, gầy yếu ra nhiều mồ hôi, thần kinh suy nhược, di tinh; dùng ngoài trị phong bạch điển.

Fovepta, ngăn ngừa nhiễm virus viêm gan B

Liều vắc xin đầu tiên nên được tiêm cùng ngày với immunoglobulin người kháng viêm gan B, tiêm vào 2 vị trí khác nhau. Ở những bệnh nhân không có biểu hiện đáp ứng miễn dịch

Ô rô: dùng làm thuốc gội đầu, làm mượt tóc

Ở Thái Lan dùng lá phối hợp với Hồ tiêu làm viên thuốc bổ tăng tuổi thọ, lá cũng dùng làm thuốc gội đầu, làm mượt tóc

Găng tu hú: cây thuốc điều kinh

Rễ nghiền ra dùng duốc cá, Vỏ rễ và thân hãm uống để điều kinh, Quả dùng nhuộm vàng, lại dùng ngâm lấy nước trừ giun đất và đỉa.

Long kên, thuốc băng bó vết thương

Cây nhỡ cao 3m, hoàn toàn nhẵn. Lá dai, xoan tù ở gốc, nhọn mũi và có mũi cứng ở đầu, với mép gập xuống dưới, dài 4 đến 5cm, rộng 18 đến 22mm

Nhài dây: làm nước uống hạ sốt

Cây mọc ở rừng đồng bằng, từ Khánh Hoà tới Côn Đảo. Ở Campuchia, thân cây được dùng làm thứ nước uống hạ sốt.

Giổi trừ ho, cây thuốc nhuận tràng

Cây mọc ở rừng vùng núi miền Bắc nước ta, ven các sông suối, thung lũng, Thu hái vỏ cây và vỏ rễ quanh năm

Nữ lang: cây thuốc chữa hysteria động kinh

Ở Ấn Độ, thường được dùng thay thế loài Hiệt thảo chữa hystéria, động kinh, chứng múa giật, chứng loạn thần kinh chấn thương thời chiến

Cách lông vàng: khư phong giảm đau

Cách lông vàng là một loại cây dược liệu quý hiếm, thuộc họ Cỏ roi ngựa. Cây này có nhiều tác dụng trong việc điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp, thần kinh.

Quả ngọt: khư phong trừ thấp điều kinh hoạt huyết

Cây được dùng chữa Phong thấp, đau nhức khớp xương, đòn ngã tổn thương, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, bế kinh, dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết, rắn độc cắn.

Chua me đất hoa vàng: tác dụng giải nhiệt, kháng sinh, tiêu viêm

Người ta thường dùng các ngọn non để sống hay nấu canh chua, luộc với rau Muống, dùng ngoài giã tươi hoặc hơ nóng đắp để chữa vết thương, hoặc lấy nước uống

Lạc tiên Wilson, thuốc trị phong thấp đau xương

Ở Vân Nam Trung Quốc cây được dùng trị phong thấp đau xương, đòn ngã tổn thương, sốt rét, mụn nhọt, bệnh giun đũa. Dùng ngoài trị gãy xương

Mẫu thảo quả dài: trị viêm ruột lỵ

Người ta thường gặp chúng trong những chỗ ẩm lầy, bãi cỏ, dọc các sông, trong các ruộng ngập, từ vùng thấp tới vùng cao 1600m khắp nước ta

Ô rô nước: trị đau lưng nhức mỏi tê bại

Rễ có vị mặn chua, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm và làm long đờm, cây có vị hơi mặn, tính mát, có tác dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng, giảm đau.

Mức lông mềm, trị lao hạch cổ

Ở Trung Quốc, rễ, vỏ thân, lá dùng trị lao hạch cổ, phong thấp đau nhức khớp, đau ngang thắt lưng, lở ngứa, mụn nhọt lở loét, viêm phế quản mạn

Đỉnh tùng, cây thuốc cầm ho

Hạt ép dầu dùng chế sơn, nến, dầu hoá cứng, Hạt dùng làm thuốc có tác dụng nhuận phế, cầm ho, tiêu ứ

Cải trời, thanh can hoả

Cải trời có vị đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng thanh can hoả, giải độc tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng