Cần thăng: lợi tiêu hoá và kích thích

2018-05-07 11:13 AM
Quả, vỏ Cần thăng có vị đắng, hôi, lá có mùi thơm, tính mát, không độc. Có tác dụng giải nhiệt, làm se, lợi tiêu hoá và kích thích

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cần thăng - Limonia acidissima L. (Feronia limonia (L.) Swingle. F. elephantum Correa), thuộc họ Cam -Rutaceae.

Mô tả

Cây gỗ nhỏ, cao tới 12m, thường có gai chắc, dài 1cm. Lá kép lông chim lẻ, có 2 - 3 đôi lá chét mọc đối, gần như không cuống, nhẵn, dạng màng hay hơi dài, có điểm tuyến thơm; lá chét cuối hình trứng ngược, dài tới 4cm; cuống lá có cánh. Hoa trắng kem, xanh lục hay hơi hồng tía, thành chùm đơn ở kẽ lá, ngắn hơn lá. Quả dạng quả mọng, gần hình cầu, đường kính 7 - 8cm có vỏ dày, màu trắng hay hơi xám, bao bởi vỏ quả ngoài màu xanh, hoá gỗ, có thịt màu hồng xám; hạt nhiều, thuôn dẹp, dài 5 - 6mm, có lông.

Hoa tháng 2 - 3, quả tháng 10 - 11.

Bộ phận dùng

Quả, vỏ thân, gai và lá - Fructus, Cortex, Spina et Folium Limoniae Acidissimae.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc khá phổ biến ở nước ta cũng như nhiều nước ở châu Á: Ân Độ, Mianma, Lào, Campuchia. Ở nước ta, cây cũng được trồng để lấy quả. Ở Campuchia, thường trồng để nuôi cánh kiến. Ta có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

Thành phần hóa học

Thịt quả chiếm 1/3 thể tích của quả; quả non chứa 3 - 5% pectin. Trong 100g phần thịt ăn được có nước 74g, protid 8g, lipid 1,5g, carbohydrat 7,5g và tro 5g. Trong 100g phần ăn được của hạt có nước 4g, protid 20g, lipid 27g, carbohydrat 35g và tro 5g.

Thịt quả để khô chứa 15% acid citric và một lượng nhỏ K, Ca và muối Fe. Lá chứa 0,7% tinh dầu.

Tính vị, tác dụng

Quả, vỏ Cần thăng có vị đắng, hôi; lá có mùi thơm, tính mát, không độc. Có tác dụng giải nhiệt, làm se, lợi tiêu hoá và kích thích.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả chín ăn được và được sử dụng nhiều ở Ân Độ, ở Campuchia. Khi nấu chín, có mùi thơm của dâu tây nhưng vì có vị chát nên khi ăn thường phải cho thêm đường. Dịch của thịt quả có tác dụng kích thích sự ngon miệng, giúp tiêu hoá tốt; cũng dùng chống tiết nước bọt và giúp trị mụn nhọt ở miệng. Người ta cho rằng nó có tính chất làm chắc lợi răng. Vỏ thân (và cả thịt quả) dùng riêng hay phối hợp với vỏ cây Lộc vừng (chiếc) giã ra đắp ngoài da làm thuốc trị các vết cắn, vết đốt của côn trùng và bò sát độc; còn dùng trong trường hợp rối loạn gan do thiểu năng mật, buồn nôn. Gai (và cả vỏ nghiền ra hãm uống được dùng làm thuốc cầm máu trong chứng băng huyết. Lá có mùi của Hồi, vị thơm, dùng nấu nước uống làm lợi tiêu hoá và gây trung tiện. Trong dân gian, người ta còn dùng lá tươi giã đắp làm mát mắt trị đau mắt đỏ. Thân cây khi chích sẽ cho một chất nhựa hơi trong màu vàng hay nâu; ở Ân Độ, người ta dùng nó thay gôm arabic và là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

Bài viết cùng chuyên mục

Cóc chua: dùng vỏ cây trị lỵ

Nhân hạt dùng làm gia vị, ở Campuchia, người ta cũng thường trồng trong các vườn để lấy quả ăn và lấy lá làm rau

Mùi: làm dễ tiêu hoá

Rau mùi có vị cay, tính ấm. Dùng uống trong, nó có tác dụng gây trung tiện, dễ tiêu hoá, kích thích. Nó cũng là loại thuốc phát tán, làm cho sởi mọc và tiêu đờm trệ.

Đơn vàng: cây thuốc trị đau bụng

Ở Campuchia, người ta hãm mỗi lần hai nắm cành lá cho vào nửa lít nước làm thuốc uống trị các cơn đau bụng.

Ổ sao lá màng: dùng chữa viêm bàng quang viêm niệu đạo

Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa viêm bàng quang, viêm niệu đạo, lỵ, thủy thũng, mụn nhọt, ung thũng, đái ra sỏi, nhiệt kết đi đái khó.

Cỏ đầu rìu hoa nách: điều trị các vết đứt và mụn nhọt

Toàn cây được sử dụng, dùng ngoài để điều trị các vết đứt và mụn nhọt, ở Ấn Độ, toàn cây cũng được dùng làm thuốc trị viêm màng nhĩ và dùng đắp ngoài trị cổ trướng

Kim cang Campuchia: thuốc giải độc tiêu viêm

Các nghiên cứu cho thấy trong cây Kim Cang Campuchia có chứa nhiều hợp chất quý như saponin, flavonoid, alkaloid... Chính những hợp chất này mang lại nhiều tác dụng dược lý quý giá cho cây.

Khồm, thuốc trị trướng bụng

Lá dùng làm rau gia vị ăn sống hay luộc chín ăn, Cũng dùng pha nước uống thay chè, Ở Ân độ, hạt trị trướng bụng, nấc, buồn nôn và đau ở bàng quang

Chùm gởi ký sinh: dùng sắc uống làm dịu đau dạ dày

Bụi bán ký sinh, nhánh mảnh, lá mọc đối, phiến xoan hay xoan bầu dục, dài 5 đến 10cm, rộng 3 đến 5cm, có gân không rõ, không lông, đen khi khô.

Dung lá thon: cây thuốc trị chấn thương

Cây mọc trong rừng rậm hay thưa, ở độ cao thấp cho tới 2000m từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng.

Chua me lá me: có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm

Nhân dân thường lấy cành lá luộc với rau Muống cho có vị chua mát hoặc nấu giấm chua với cá, thường được dùng làm thuốc chữa nóng ruột, xót ruột, viêm ruột ỉa chảy và ho ra máu

Nắm cơm, khư phong tán hàn

Vị ngọt, hơi cay, tính hơi ấm, mùi thơm; có tác dụng khư phong tán hàn, hành khí chỉ thống, thư cân hoạt lạc

Mè đất rìa, khư phong tán hàn

Toàn cây dùng trị mụn nhọt sưng lở, ngứa ngoài da, trẻ em cam tích, mắt hoa, bệnh giang mai, vô danh thũng độc, ngửa lở ngoài da và gẫy xương

Lan cuốn chiếu, thuốc thanh nhiệt

Vị ngọt và đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, tiêu viêm, chỉ thống, chỉ huyết, kháng sinh

Lưỡi rắn trắng: thanh nhiệt giải độc

Thông thường ở bờ ruộng vùng trung du và ở đồng bằng nhiều nơi, nhất là vào tháng 6, thu hái cả cây vào mùa hạ, thu, rửa sạch phơi khô để dùng.

Lộc vừng: chữa đau bụng

Lá non và chồi non mà ta gọi là Lộc vừng có vị chát chát dùng ăn ghém với rau và các thức ăn khác. Vỏ thân thường dùng chữa đau bụng, sốt, ỉa chảy.

Cẩm cù nhiều hoa: thuốc lợi tiểu

Ở Ân Độ, dịch của cây dùng làm thuốc lợi tiểu. Ở Java của Inđonêxia, người ta dùng lá giã ra đắp trị tê thấp.

Chòi mòi: dùng chữa ho sưng phổi

Quả ăn được, có vị chua, dùng chữa ho, sưng phổi. Hoa chữa tê thấp, Ở Campuchia, vỏ, cành non và lá được sử dụng nhiều hơn

Chạ bục: thuốc trị ho gà

Cây chỉ gặp ở rừng một số địa phương của nước ta; ở miền Nam, nó phân bố từ Lâm Đồng tới Bà Rịa.

Bìm bìm lam, tác dụng nhuận tràng

Cây của Nam Mỹ, hiện nay đã thuần hoá, thường gặp mọc ở hàng rào, lùm bụi. Cũng có khi trồng, Thu hái quả chín vào mùa thu, trước khi quả nứt, đập lấy hạt rồi phơi khô

Cải kim thất, chữa phong thấp

Cây mọc hoang ở các đồi bãi, savan cỏ và cả trên núi đá, núi đất sa thạch, từ Nam Hà, Ninh Bình, qua Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, đến Kontum, Lâm Đồng

Hoa chuông đỏ, cây thuốc trị bệnh dạ dày và viêm tiết niệu

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Vỏ đắp hay sắc uống trị lở dạ dày và viêm đường tiết niệu

Ớt cà: dùng trị phong thấp

Cây bụi, lá thuôn nhọn, dài 3 đến 7cm, quả dài, to bằng quả xơri, đường kính 2cm, màu đỏ chói, rất cay

Nhót núi: cây thuốc dùng trị phong thấp đau nhức khớp xương

Rễ dùng trị phong thấp đau nhức khớp xương, đòn ngã ứ đau, thổ huyết, chó dại cắn. Lá dùng trị viêm nhánh khí quản mạn tính, hen phế quản, cảm mạo và ho

Bứa: tác dụng tiêu viêm

Vỏ có tính săn da và hơi đắng, mát, hơi độc, có tác dụng tiêu viêm, hạ nhiệt, làm săn da, hàn vết thương.

Lan cò môi đỏ: thuốc chữa cam trẻ con

Lan cò môi đỏ là một loài lan rừng quý hiếm, được biết đến với vẻ đẹp độc đáo và những giá trị dược liệu tiềm năng. Loài lan này thường được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh.