Chanh: làm thuốc giải nhiệt giúp ăn ngon miệng

2018-06-15 11:33 AM
Lá Chanh có vị đắng the, mùi thơm, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, thông can khí, tiêu thũng, tán độc và hoạt huyết, khỏi ho, tiêu thực

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Chanh, Chanh ta - Citrus aurantifolia (Christm et Panzer) Swingle (C. medica L. var. acida Hook.f.), thuộc họ Cam - Rataceae.

Mô tả

Cây gỗ nhỏ cao 3 - 4m hay hơn, thân có nhiều cành; gai ở cành thẳng, dài 1cm, còn gai ở thân dài 2 - 3cm. Lá nhỏ, hình bầu dục, nguyên, hơi dai và màu lục bóng, dài 4 - 6cm, rộng 3 - 4cm, có nhiều tuyến nhỏ; cuống lá có đốt, dài 1cm, có cánh hẹp. Hoa trắng, nhỏ ở nách lá, tập hợp thành nhóm 3 - 10 cái. Quả có đường kính 3 - 6cm. hơi dài, màu lục hoặc vàng khi chín; vỏ mỏng dính vào múi; cơm quả chứa nhiều nước, rất chua. Cây ra hoa, kết quả quanh năm.

Bộ phận dùng

Lá và quả - Folium et Fructus Citri Aurantifoliae.

Nơi sống và thu hái

Cây của vùng Đông Nam á được trồng ở tất cả các vùng nhiệt đới của thế giới. Ở nước ta, Chanh cũng được trồng nhiều ở đồng bằng miền Trung và miền Nam để lấy quả ăn, khi còn xanh. Ở thành phố Hồ Chí Minh, có một thứ (var, italica Hort) có quả to với múi màu vàng vàng. Người ta thu hái lá quanh năm, dùng tươi hoặc phơi trong râm. Quả thu hái gần như quanh năm.

Thành phần hoá học

Trong lá có tinh dầu 0,19%, tinh dầu này chứa terpen 20,5%, alcohol 13,2%, aldehyd 26% ester 23,8%, acid 2% và citropten 2%. Lá còn chứa coumarin, isopimpinellin, bergapten. Vỏ quả chứa glucosid của aureusidin. Dịch quả chứa acid citric, tinh dầu bay hơi chứa citral, limonen, linalol, linalyl acetat, terpineol và cymen. Vỏ cây chứa xanhthyletin.

Tính vị, tác dụng

Lá Chanh có vị đắng the, mùi thơm, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, thông can khí, tiêu thũng, tán độc và hoạt huyết, khỏi ho, tiêu thực. Quả có vị chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, khỏi nôn, tiêu thực, sát trùng, sáng mắt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả Chanh được dùng làm thuốc giải nhiệt, giúp ăn ngon miệng, lợi tiêu hoá, chống bệnh scorbut; còn dùng làm thuốc long đờm, trị ho, trị nôn ra mật. Lá Chanh được dùng làm gia vị và cũng được dùng làm thuốc trị sốt rét dai dẳng, cảm cúm, hen phế quản, ho gà và trị bệnh ngoài da, rắn cắn. Ở Đôminica, người ta dùng nước hãm lá uống để trị cao huyết áp; còn lá được dùng làm thuốc trị giun, dùng hãm hoặc sắc rồi pha thêm vào dầu giun. Dịch lá tươi, phối hợp với dầu giun, rau sam, hoà vào nước đun sôi, rồi thêm dầu thông có tác dụng trị giun tốt. Dịch quả thêm mật ong dùng chữa tưa lưỡi. Nước hãm lá dùng uống trị cảm cúm và giúp cho răng mọc tốt.

Đơn thuốc

Sốt rét dai dẳng, dùng lá Chanh 100g, rượu 30o 100ml. Lá Chanh được thái nhỏ, đổ rượu vào ngâm rồi đem phơi sương một đêm, uống một lần vào lúc sáng sớm, uống 3 - 5 ngày liền.

Cảm cúm: Lá Chanh 16g, Tỏi 4 - 6g, lá Dung hoặc lá Mít 16g, Nghệ 16g, nước 450ml, sắc còn 150ml, uống xong nằm đắp chăn cho ra mồ hôi.

Hen phế quản: Lá Chanh một nắm, dây Tơ hồng một nắm; tất cả sao vàng, khử thổ, đổ ba bát nước, nấu còn một bát, ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần một bát; uống 7 - 10 ngày liền.

Ho gà; Lá Chanh tươi sắc với vài lát Gừng thêm đường đủ ngọt, uống dần.

Chữa sâu quảng: Lá Chanh non, lá Diếp cá, lá Húng Chanh, lá Mùi tàu, tất cả hái khi còn tươi, mỗi thứ một nắm, thái nhỏ trộn cho đều, gói vào lá chuối hơ nóng, rạch cho thoáng rồi buộc lên vết loét, sau 24 giờ mới mở và thay miếng khác (Vương Thừa Ân).

Rắn cắn: Rễ Chanh 8g, hạt Chanh 4g, Phèn chua 2g, Gừng 2g, giã nhỏ, thêm 100ml nước sôi, lọc kỹ, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài viết cùng chuyên mục

Lau, thuốc chữa bệnh nhiệt phiền khát

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Chữa bệnh nhiệt phiền khát, nước tiểu đỏ ngầu, nôn ói do vị nhiệt, ho khan do phế nhiệt, sưng phổi mủ

Đại quản hoa Nam Bộ: cây thuốc chữa tê thấp

Thường được dùng để chữa ho, tê thấp nếu nó mọc trên cây hồi; nhưng lại dùng chữa ỉa chảy nếu nó mọc trên cây nhót, nếu nó mọc trên cây chanh lại dùng chữa ho, hen.

Nho đất: làm thuốc trừ thấp

Quả ăn được, hơi chua. Ở Trung Quốc, người ta dùng cành, lá thuốc làm thuốc trừ thấp, tiêu thũng, lợi tiểu

Chòi mòi nam: dùng lá hãm uống

Loài đặc hữu của Trung Việt Nam, Nam Việt Nam và Campuchia, Ở Campuchia, nhân dân dùng lá hãm uống xem như là bổ

Kê huyết đằng núi, thuốc thông kinh hoạt lạc

Cũng như Kê huyết đằng nhưng hiệu lực kém hơn, Dây có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, mạnh gân, thông kinh hoạt lạc

Dứa sợi gai nhỏ, cây thuốc chiết hecogenin

Lá chứa các steroid sapogenin mà chất chính là Hecogenin, Lá cây chứa saponaza có thể chuyển đổi saponin của củ các loài Dioscorea thành diosgenin

Lục lạc lá bắc: trị sốt và chống ecpet

Loài phân bố ở Mianma, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Việt Nam đến Philippin. Cây mọc ở đất hoang, trảng cỏ, rừng rụng lá từ Ninh Bình qua Quảng Bình.

Bạc biển, cây thuốc chữa nọc rắn

Cây gỗ nhỏ cao 3, 4m, gốc to 20cm. Lá mọc khít nhau ở ngọn các nhánh; phiến lá hình trái xoan thuôn, dài 10, 16cm, rộng cỡ 6cm, đầy lông như nhung màu trắng bạc

Đậu mỏ leo, cây thuốc trị phù

Vị đắng và cay, tính bình; có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, khư phong hoà huyết, giải độc sát trùng

Ngô thù du lá xoan: dùng trị đau dạ dày

Ở Trung Quốc, được dùng trị đau dạ dày, đau đầu, đau tim, khí trệ, ung thũng di chuyển

Kim cang Trung quốc: thuốc chữa lậu, ghẻ lở

Ngọn non ăn được, Thân rễ dùng chữa lậu, ghẻ lở, nhọt độc, phong thấp, nhức mỏi, đau nhức xương, Ngày dùng 20, 30g sắc uống.

Ngũ gia gai: có tác dụng ích khí kiện tỳ

Vị cay, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng ích khí kiện tỳ, bổ thận an thần, thư cân hoạt huyết, khư phong thấp.

Đơn trắng, cây thuốc cầm ỉa chảy và lỵ

Được dùng chữa thận suy, lưng xương đau mỏi, yếu gân, điều hoà kinh nguyệt, lại trị bạch đới, lỵ, Cũng dùng làm cho mát mẻ bào thai và giải nóng ho

Chân chim núi: thuốc trị đau mình mẩy

Thu hái vỏ cây quanh năm, tốt nhất khi sắp ra hoa, cũng chế biến như vỏ các loài Chân chim khác. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi

Dưa lông nhím, cây thuốc lợi sữa

Loài của Trung Quốc và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở Lào Cai và Ninh Bình, Thu hái cây và quả vào mùa thu-đông, dùng tươi hay phơi khô

Quyển bá yếu: có tác dụng giải độc, chống ung thư

Quyển bá yếu vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải độc, chống ung thư (kháng nham), cầm máu, khu phong thoái nhiệt

Huỳnh liên, thuốc trị sốt cao

Dân gian dùng rễ giã với nước muối, thêm nước chưng để uống trị sốt cao, Rễ được sử dụng ở Ân Độ làm thuộc trị nọc độc, diệt chuột và trị bò cạp đốt

Móng bò lửa, thuốc chữa hậu sản

Loài khu trú ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cây mọc leo lên các bờ bụi ven rừng, ven suối, có gặp ở rừng Than mọi tỉnh Lạng Sơn

Mắt trâu nhỏ: xoa đắp trị ghẻ

Lá kép lông chim lẻ, lá chét 7 đến 13 hình ngọn giáo rất không cân ở gốc, thon dài thành mũi nhọn sắc, mép hơi khía lượn, mặt trên phủ lông nằm rất ngắn, chỉ hơi rô ở phiến.

Muồng đỏ, trừ giun sát trùng

Chúng thường mọc trên các vùng núi đá vôi luôn luôn ở các quần hệ hở, trong đó có rừng rụng lá cây họ Sao dầu từ Lai Châu đến Thanh Hoá

Cẩm cù nhiều hoa: thuốc lợi tiểu

Ở Ân Độ, dịch của cây dùng làm thuốc lợi tiểu. Ở Java của Inđonêxia, người ta dùng lá giã ra đắp trị tê thấp.

Đơn nem: cây thuốc tiêu thũng

Lá thường được dùng để ăn gỏi, ướp nem, ăn với thịt, cá nướng, Lá cũng được dùng nấu nước uống thay chè, Thường được dùng làm thuốc trị.

Lục lạc sét, bổ tỳ thận

Vị ngọt, hơi chua, tính ấm; có tác dụng bổ tỳ thận, liễm phế khí, lợi thuỷ, giải độc. Có tác giả cho là cây có tác dụng tiêu viêm, chỉ khái, bình suyễn, lợi niệu, tiêu thũng

Màng tang: tán phong hàn

Tính vị, tác dụng, Vị cay, đắng, tính ấm; có mùi thơm của sả; có tác dụng tán phong hàn, ôn trung hạ khí, trừ thấp giảm đau.

Bìm bìm ba thuỳ, dùng đắp trị đau đầu

Cây mọc ở bờ rào, lùm bụi ở đồng bằng tới độ cao 700m, khắp nước ta. Cành mang hoa; hoa quả, Có nhựa. Ở Malaixia, lá cây được dùng đắp trị đau đầu