- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Châm châu: đắp chữa chân sưng đau do viêm khớp
Châm châu: đắp chữa chân sưng đau do viêm khớp
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Châm châu, Hồng bì dại, Dâm hôi, Mắc mật, Giổi - Clausena excavata Burm. f. thuộc họ Cam -
Rutaceae.
Mô tả
Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ cao 1 - 5m, bao giờ cũng xanh, có ít nhiều lông, không có gai. Lá kép lông chim, mọc so le, mùi hôi hôi, mang 15 - 21 lá chét không cân, mặt trên bóng, mặt dưới dày lông, chuỳ hoa ở ngọn, nụ tròn, hoa màu hồng nhạt, cao khoảng 24mm, có 4 lá đài, 4 cánh hoa, 8 nhị, bầu hình trụ có lông. Quả mọng hình trứng kéo dài, màu cam hay đỏ, không lông, chứa 1 - 2 hạt. Ở var. villosa Gagnep., lá dày lông mịn vàng vàng.
Hoa tháng 4 - 6; quả tháng 7 - 9.
Bộ phận dùng
Lá, vỏ cây, hạt - Folium, Cortex et Semen Clausenae Excavatae.
Nơi sống và thu hái
Cây của á châu nhiệt đới, mọc hoang ở vùng núi, trên các đồi cây bụi, nương rẫy cũ từ các tỉnh phía Bắc cho tới các tỉnh Tây Nguyên. Cũng thường được trồng trong các vườn gia đình miền núi. Lá và vỏ cây thu hái quanh năm. Hạt lấy ở những quả già, dùng tươi hay phơi khô.
Tính vị, tác dụng
Cây có vị đắng, làm săn da; ở Ân Độ, người ta cho cây là có tính lợi tiểu. Lá cây có vị đắng, có tác dụng tiêu viêm, sát trùng và trừ giun. Vỏ cây và thân cây có vị đắng, bổ và làm se. Quả có vị chua hơi ngọt; hạt hơi the có tác dụng trừ giun và làm chóng tiêu cơm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ở Campuchia, người ta dùng lá ăn với somlo, cũng dùng lá non làm rau gia vị. Quả ăn được. Người ta thường dùng các bộ phận khác nhau của cây làm thuốc giúp sự tiêu hoá. Lá thường được dùng đắp chữa chân sưng đau do viêm khớp hay bong gân và nấu nước trị ghẻ, mụn nhọt. Ở Java, người ta dùng dịch lá trị ho và trừ giun. Ở Campuchia, còn dùng lá trừ giun cho gia súc. Vỏ cây ðýợc dùng chữa ðau bụng kém tiêu và ho đờm khản cổ. Thân cây được dùng ở Campuchia làm thuốc hãm uống trị đau bụng có hay không có ỉa chảy, Malaixia, người ta còn dùng rễ và cả lá nghiền ra làm thuốc đắp trị loét mũi và dùng lá nấu nước xông.
Cách dùng
Ngày dùng 8 - 16g vỏ, hạt, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài giã lá tươi đắp (có thể trộn rượu hay giấm) hoặc nấu nước tắm rửa hay súc miệng.
Đơn thuốc
Tê thấp, đầu gối đau; dùng lá tươi giã nát, trộn giấm đắp.
Ghẻ, mụn nhọn; dùng lá Châm châu tươi giã với lá Đại lấy nước đặc bôi. Dân gian còn dùng rễ băm nhỏ nấu nước ngậm chữa đau cổ không ăn uống được.
Bài viết cùng chuyên mục
Địa phu, cây thuốc thanh nhiệt lợi thấp
Quả có vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư phong trừ ngứa, trợ tim và lợi tiểu
Ké hoa đào: thuốc tiêu viêm trừ thấp
Tính vị, tác dụng, Ké hoa đào có vị ngọt dịu, tính mát, không độc, có tác dụng tiêu viêm trừ thấp, lợi tiểu.
Lấu núi, thuốc đắp vết loét và sưng
Lá nấu lên dùng rửa các vết thương lở loét và chữa đau bụng. Ở Ân Độ, rễ được dùng làm thuốc đắp vết loét và sưng; cũng dùng nấu nước tắm toàn thân khi bị sốt và bị chứng lách to
Gõ mật, cây thuốc trị ỉa chảy và lỵ
Vỏ dùng nhuộm lưới đánh cá, Quả dùng ăn với trầu, Ở Campuchia, vỏ được dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác trị ỉa chảy và lỵ
Môn dóc, cây thuốc
Thân rễ và lá non ăn được. Người ta cắt lấy dọc, thái bằng hai đốt ngón tay, đun nước thật sôi, chần qua rồi đem xào, nấu canh hay muối dưa
Húp lông: thuốc lợi tiêu hoá
Húp lông từ lâu được xem như lợi tiêu hoá, bổ đắng, giúp ăn ngon miệng, làm tan đờm, chặn ho, làm dịu thần kinh, gây ngủ nhẹ.
Đậu mỏ leo, cây thuốc trị phù
Vị đắng và cay, tính bình; có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, khư phong hoà huyết, giải độc sát trùng
Cói dùi thô: cây thuốc trị ỉa chảy và nôn mửa
Cây mọc ở nhiều nơi trên đất có bùn từ Tuyên Quang, Hoà Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Lâm Đồng tới những nơi còn ảnh hưởng của thuỷ triều ở Long An, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, Kiên Giang
Nho đất: làm thuốc trừ thấp
Quả ăn được, hơi chua. Ở Trung Quốc, người ta dùng cành, lá thuốc làm thuốc trừ thấp, tiêu thũng, lợi tiểu
Cải bắp: bồi dưỡng tiêu viêm
Cải bắp có vị ngọt, tính mát, có nhiều tác dụng như bồi dưỡng, trị giun, tẩy uế, trừ sâu bọ, làm dịu đau, chống hoại huyết, lọc máu, chống kích thích thần kinh.
Bạc lá: cây thuốc làm trà uống
Cây gỗ cao khoảng 13m, có nhánh sần sùi với nhiều vết sẹo lá sít nhau, Lá cụm 3, 8 cái ở ngọn các nhánh, nguyên hình trái xoan hay ngọn giáo, nhọn thành mũi mảnh ở đỉnh.
Ga: cây thuốc trị lỵ
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Campuchia, vỏ được dùng sắc uống trị lỵ, Cũng được dùng chữa bệnh cho gia súc.
Bụt mọc, trị thấp khớp
Cây có rễ thớ hình trụ cao thấp khác nhau. Có thể nhân giống bằng hạt. Cũng thường được trồng làm cây cảnh trong chậu
Cao su: làm thuốc dán, thuốc cao lá
Cao su được dùng ỏ trạng thái nguyên để làm thuốc dán, thuốc cao lá. Nó cũng được sử dụng làm các đồ phụ tùng
Lục lạc mụt, trị bệnh sốt
Ở Xri Lanca, người ta cũng dùng cây đắp ngoài trị ghẻ và phát ban da và dùng uống với liều rất thấp làm tiết mật. Nói chung, người ta hạn chế dùng loài này làm thuốc
Kim cang nhiều tán: thuốc trị kiết lỵ
Rễ giã ra với nước rỉ đường hay sữa bò đông đặc rồi thêm nước dùng uống trị kiết lỵ ra máu lẫn với phân và trị đau đường tiết niệu khi đái ra nước tiểu đen và đỏ.
Nguyệt quới: đắp vết thương và vết đứt
Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ rễ nghiền ra để ăn và sát lên những chỗ đau của cơ thể, bột lá dùng đắp vết thương và vết đứt.
Nấm cà: cây thuốc
Nấm cà mọc đơn độc hay thành cụm lớn trên đất nhiều chất hữu cơ, trên đất vườn vào mùa xuân hè và thu, nhất là từ tháng 4 tới tháng 5 ở Hà Tây, Hoà Bình, Hà Nội
Hoạt bi: cây thuốc trị tê thấp
Thường là cây bụi hoặc cây nhỏ. Lá đơn hoặc kép, mép lá có thể trơn hoặc răng cưa. Hoa nhỏ, màu trắng hoặc vàng nhạt, mọc thành cụm. Quả thường nhỏ, hình cầu hoặc bầu dục.
Cói dùi có đốt: cây được dùng làm thuốc xổ
Loài của Ấn Độ, Thái Lan, Inđônêxia, Philippin, Tân Ghi nê và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc nơi đất bùng dựa rạch và trên các ruộng đồng bằng, có gặp ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà
Lim: cây thuốc có độc
Vỏ dùng tẩm tên độc, làm thuốc độc. Cũng được dùng gây tê cục bộ nhưng độc, Vỏ cũng dùng để thuộc da. Gỗ thuộc loại tốt, Trên vỏ cây thường gặp loài nấm Linh Chi.
Quyết trăng non ba lá: cây thường dùng trị đòn ngã
Cây mọc rất phổ biến, hầu như ở rừng thứ sinh nào cũng gặp, từ nơi có độ che bóng cao đến ven rừng nơi có nhiều ánh nắng, ở khắp nước ta
Bạch xà (cây): cây thuốc hạ nhiệt
Được dùng làm thuốc long đờm trong trường hợp viêm khí quản và làm tiết mật, có tác dụng nhuận tràng nhẹ, Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hay tán bột uống.
Húng lũi, thuốc lợi tiêu hoá
Dùng hãm uống làm thuốc lợi tiêu hoá, Cũng dùng ngoài giã đắp làm thuốc sát trùng, chữa vết thương chữa sưng vú
Đỗ trọng dây: cây thuốc hành khí hoạt huyết
Tính vị, tác dụng, Vị cay, tính bình, có tác dụng hành khí hoạt huyết, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Được dùng trị, Phong thấp đau nhức xương, Đòn ngã tổn thương.