Gáo, cây thuốc chữa ho

2017-11-11 10:27 AM
Đế hoa hoá nạc dùng ăn được, Ở Yên Bái, vỏ dùng ngâm trong nước sôi chữa ho được xem như là bổ, Ở Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, vỏ dùng chữa sốt rét

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Gáo, Gáo trắng, Cà tôm, Phay vì - Anthocephalus cadamba (Roxb.) Miq (A. indicus A. Rich- Nauclea calamba Roxb.), thuộc họ Cà phê- Rubiaceae.

Mô tả

Cây gỗ lớn cao 15 - 20m, thân thẳng, hình trụ, tán rộng. Lá hình bầu dục, thuôn, xoan hay xoan ngược, đột nhiên cụt hay thon nhọn ngắn và tròn ở gốc, có mũi, nhọn ở đầu, dài 10 - 20cm, rộng 5 - 7cm, có lông khi còn non, lấp lánh và màu nâu sẫm ở trên, nâu sáng ở dưới; cuống lá 2 - 3 cm. Hoa màu da cam, thành đầu hình cầu, đơn độc, ở ngọn, đường kính 2,5 - 6cm. Quả khô, cao 5mm, rộng 1,5mm, dai, dính phần gốc với đế hoa nạc. Hạt đen đen, có góc.

Hoa tháng 7 - 9, quả tháng 10 - 11.

Bộ phận dùng

Vỏ và lá - Cortex et Folium Anthocephali.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Ân Độ, Xri Lanka, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc ở các tỉnh từ Lào Cai, Hà Giang, Hoà Bình đến các tỉnh miền Trung. Cây ưa đất tốt, tầng đất dày và ẩm. Tái sinh hạt mạnh, sinh trưởng nhanh, ở chỗ ẩm sáng, dọc theo bìa rừng, ven suối.

Thành phần hoá học

Có một chất đắng tương tự acid cinchotannic. Hoa chứa tinh dầu. Vỏ chứa alcaloid, steroid, chất béo và đường giảm.

Tính vị, tác dụng

Vỏ bổ, hạ nhiệt, làm se.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Đế hoa hoá nạc dùng ăn được. Ở Yên Bái, vỏ dùng ngâm trong nước sôi chữa ho được xem như là bổ. Ở Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, vỏ dùng chữa sốt rét. Ở Lào Cai, người ta dùng vỏ để nhuộm đen.

Ở Ân Độ, người ta dùng vỏ trị rắn cắn. Nước sắc lá dùng súc miệng trong trường hợp bị bệnh aptơ. Quả se dùng trị ỉa chảy. Ở Campuchia, nhân dân vùng Xiêm Riệp dùng thân và vỏ để chế một loại thuốc giảm đau và làm dịu.

Bài viết cùng chuyên mục

Kim điệp, cây thuốc

Ở nước ta, cây mọc ở rừng từ Nghệ an qua Kontum, Lâm đồng cho tới vùng đồng bằng sông Cửu long. Thu hái cũng như Thạch hộc

Duối leo, cây thuốc gây nôn

Nước sắc lá dùng uống để gây nôn khi ăn phải thức ăn độc, cũng dùng chữa hậu sản, Ở Malaixia, nước sắc lá dùng làm trà uống cho phụ nữ sinh đẻ

Chành ràng: dùng chữa thống phong và thấp khớp

Lá hãm uống dùng trị sốt. Còn dùng chữa thống phong và thấp khớp, trị các vết thương sưng phù và bỏng. Vỏ gỗ nấu nước tắm và chườm nóng làm se

Nhàu nước: hạ huyết áp nhẹ

Nhân dân thường dùng rễ cây Nhàu nước, thái nhỏ sao vàng, ngâm rượu uống chữa bệnh đau lưng, nhức mỏi tay chân, tê thấp

Lan quạt lá đuôi diều, thuốc trị nhiễm đường niệu

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị cảm nhiễm đường niệu, viêm bàng quang, đòn ngã tổn thương, gãy xương, viêm niệu đạo

Cam chua: chữa trạng thái thần kinh dễ kích thích

Ở Pháp, người ta dùng chữa trạng thái thần kinh dễ kích thích, đánh trống ngực, nuối hơi, bệnh thần kinh, mất ngủ, trằn trọc ban đêm.

Cầu qua nhám: trị đầy hơi và nhai trị sâu răng

Ở Ân Độ, rễ sắc uống trị đầy hơi và nhai trị sâu răng; dây và lá được dùng trị chóng mặt, thiếu mật và nhuận tràng dịu

Ớt bị: dùng ngoài trị nẻ da

Thứ ớt này có quả to, tròn hay hình túi, nhăn nheo, khi còn non màu xanh lục, khi chín màu vàng hay đỏ cam, vỏ quả dày, rất thơm nhưng không cay

Ổ sao dãy: dùng chữa bệnh đường tiết niệu

Vị ngọt và hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, lương huyết, chỉ huyết, ở Thiểm Tây, cây được xem như có vị nhạt, tính hàn

Chuồn chuồn (cây): sắc uống để chữa bệnh tim đập nhanh

Nước hãm thân cây mang lá được dùng sắc uống để chữa bệnh tim đập nhanh và dùng nấu nước tắm để làm cho sự mọc răng được dễ dàng

Chòi mòi: dùng chữa ho sưng phổi

Quả ăn được, có vị chua, dùng chữa ho, sưng phổi. Hoa chữa tê thấp, Ở Campuchia, vỏ, cành non và lá được sử dụng nhiều hơn

Cỏ bướm tím: dùng chữa đau đầu cảm sốt

Thường dùng chữa đau đầu, cảm sốt, kinh nguyệt không đều, ngày dùng 30 đến 50g cây tươi giã nát, ngâm nước sôi 10 phút, gạn lấy nước trong uống làm 1 lần

Đào tiên: cây thuốc trị ho long đờm

Cơm quả hơi chua, sau khi nấu dùng chế xi rô trị ho, làm long đờm, Cơm quả chưa chín hoàn toàn và dịch cây nhuận tràng, Cồn chiết với liều 10 centigam là thuốc khai vị.

Ghi lá xoan, cây thuốc tắm khi bị sốt

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng cây này nấu nước tắm cho trẻ em 2, 3 tuổi bị sốt

Chiêng chiếng: dùng làm thuốc lợi tiểu chữa bệnh về thận

Rễ được dùng làm thuốc lợi tiểu chữa bệnh về thận và sỏi trong bàng quang, Hạt và thân cành giã ra dùng để duốc cá

Lan đất bông ngắn, thuốc chữa liệt dương

Ở nước ta, cây mọc ở tầng thấp trong rừng núi đất từ Nghĩa Lộ, Ninh Bình, tới Quảng Ninh, Hải Phòng cho đến Đồng Nai, Côn Đảo

Lấu ông: cây thuốc

Lấu ông, một loài cây thuộc họ Cà phê, là một loại dược liệu quý giá trong y học cổ truyền. Cây thường được tìm thấy ở các vùng rừng núi và được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Mộc nhĩ trắng, có tác dụng bổ chung

Nên thu hái vào sáng sớm, chiều tối hay trong những ngày ẩm trời, râm mát. Dùng một cái dao tre để gỡ nấm. Rửa sạch, loại bỏ tạp chất rồi phơi hay sấy khô

Chân chim núi: thuốc trị đau mình mẩy

Thu hái vỏ cây quanh năm, tốt nhất khi sắp ra hoa, cũng chế biến như vỏ các loài Chân chim khác. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi

Móng ngựa: cây thuốc

Cây mọc ở rừng Bắc Thái, có nhiều ở ven suối và những chỗ ẩm ướt trên dẫy núi Tam Đảo. Có tác giả cho rằng cây mọc ở miền Bắc và miền Trung của nước ta, cũng gặp ở Lào và Campuchia.

Đăng tiêu: cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều

Hoa có vị ngọt, chua, tính lạnh, có tác dụng hành huyết, làm tan máu ứ, mát máu, trừ phong, điều hoà kinh nguyệt, Rễ có tác dụng hành huyết, làm tan máu ứ, tiêu viêm.

Nhị đinh răng nhỏ: tiêu viêm và lợi niệu

Nhị Đinh Răng Nhỏ thường mọc hoang ở các vùng rừng núi và được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Giẻ, cây thuốc chữa đẻ khó

Hoa rất thơm, có thể cất lấy tinh dầu chế nước hoa, Ở Hoà Bình, đồng bào dùng nước sắc của hoa cho phụ nữ uống chữa đẻ khó

Nàng hai: dùng trị sốt kéo dài

Nàng hai, với tên khoa học Dendrocnide sinuata, là một loài thực vật thuộc họ Gai (Urticaceae). Cây này nổi tiếng với những chiếc lá chứa nhiều lông gai độc, gây cảm giác ngứa rát khi tiếp xúc.

Mò răng cưa, thanh nhiệt giải độc

Vị đắng cay, tính mát, có ít độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ sốt rét, làm liền xương, khư phong trừ thấp, tránh thai. Đây là một trong số ít cây thuốc có tác dụng kháng histamin