Ba gạc châu Phi: cây thuốc hạ huyết áp

2017-11-01 11:31 AM

Chỉ mới gặp ở huyện Phù Ninh tỉnh Vĩnh Phú, Nơi đây thời trước có trạm thí nghiệm trồng cây nhiệt đới do người Pháp lập ra, có thể là cây nhập từ châu Phi.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ba gạc châu Phi hay Bầu giác - Rauvolíía vomitoria Afzel ex Spreng, thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae.

Mô tả

Cây nhỡ cao 4 - 8m, thường là 3 - 4 m, phân nhánh nhiều. Thân cành màu nâu bạc, có nốt sần và vết sẹo của lá; nhựa mủ trắng, lá mọc vòng 3 - 5 cái, phần nhiều là 4, hình ngọn giáo đến bầu dục, dài tới 20cm, rộng 7cm. Hoa nhỏ, nhiều, màu trắng lục, mọc thành xim hai ngả hình tán ở nách lá và đầu cành. Cánh hoa xoăn, ống tràng phình ở hai đầu, vòi nhuỵ có lông ở gốc. Quả đại xếp từng đôi, có khi chỉ có 1 cái phát triển hình trứng hoặc hình cầu, khi chín màu đỏ cam, hạt dẹt cong, có khía.

Hoa tháng 7 - 8, quả tháng 9 - 12.

Bộ phận dùng

Rễ - Radix Rauvolííae Vomitoriae.

Nơi sống và thu hái

Chỉ mới gặp ở huyện Phù Ninh tỉnh Vĩnh Phú. Nơi đây thời trước có trạm thí nghiệm trồng cây nhiệt đới do người Pháp lập ra, có thể là cây nhập từ châu Phi, trữ lượng hiện nay không đáng kể. Ta có chủ trương khoanh vùng bảo vệ nơi có cây mọc từ nhiều và gây trồng để giữ giống và phát triển.

Rễ Ba gạc châu Phi có đường kính 4 - 5cm đến 9cm, mặt ngoài vàng nâu, khía dọc, cũng có thể thu hái như rễ các loại Ba gạc khác.

Thành phần hoá học

Chủ yếu là alcaloid tập trung ở rễ và lá, ở rễ, hàm lượng alcaloid toàn phần là 1 - 1,5%, tập trung 90% ở vỏ rễ. Cây trồng ở Việt Nam có vỏ rễ chứa 3,28 - 5,66% alcaloid toàn phần. Rễ chứa reserpin (0,2%) ạịmalin, reserpilin và một số alcaloid đặc biệt thuộc nhóm yohimbin (sederin) heteroyohimbin, rauvanin (đồng phân của reserpilin) alstonin (đồng phân của serpentin). Vỏ rễ là nguyên liệu để chiết xuất reserpin, ajmalin, reserpilin. Lá chứa 1% alcaloid là dẫn chất của heleroyophimbin - oxiadol tương ứng (rauvocin, rauvocinin). Ngoài ra, lá còn chứa các hợp chất flaconoid dưới dạng heterosid của kaempferol.

Từ loài Ba gạc này, đã chiết xuất được 0,05% reserpin và ajmalin.

Tính vị, tác dụng

Cũng như các loài Ba gạc khác.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Được dùng trị huyết áp cao, sốt cao và ăn uống không tiêu.

Bài viết cùng chuyên mục

Mây dang, cây thuốc

Cây mọc ở rừng đồng bằng Bắc Bộ đến Nam Bộ. Gặp nhiều trong rừng thường xanh ở Quảng Ninh, Thừa Thiên và Bà Rịa

Nhạ nhầu: nấu uống làm thuốc lợi sữa

Dân gian dùng dây lá nấu uống làm thuốc lợi sữa

Giền, cây thuốc bổ máu

Nhân dân dùng vỏ cây Giền để làm thuốc bổ máu, chữa xanh xao suy nhược, điều trị sốt rét, làm rượu bổ cho phụ nữ sau khi đẻ, làm thuốc điều kinh

Lan quạt dẹt, thuốc trị bò cạp cắn

Loài phân bố ở Xri Lanca, Nam Trung Quốc Thái Lan, Campuchia và Việt Nam từ Quảng Trị đến Khánh Hoà, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Cây dùng để trị bò cạp cắn

Găng hai hạt: cây thuốc trị sốt

Vỏ dùng trị sốt, Cũng được dùng sắc uống chữa đau bụng cho phụ nữ sau khi sinh, Gỗ cứng dùng để đóng đồ đạc thông thường.

Phòng phong thảo: dùng chữa cảm mạo ho viêm mũi mạn tính

Vị cay, đắng, tính hơi ấm, có hương thơm; có tác dụng khư phong phát biểu, tiêu viêm chống đau, tiêu tích trệ, hoà trung chỉ ẩu

Hạ khô thảo, cây thuốc lợi tiểu mát gan

Hạ khô thảo có vị đắng, tính hàn; có tác dụng lợi tiểu mát gan, sát trùng, tiêu độc, có tác giả cho là nó thanh hoả minh mục, tán kết tiêu thũng

Bách hợp: cây thuốc chữa ho

Chữa lao phổi, ho khan hoặc ho có đờm quánh, ho ra máu, viêm phế quản, sốt, thần kinh suy nhược. Còn dùng chữa tim đập mạnh, phù thũng.

Chìa vôi sáu cạnh: cành lá dùng trị đòn ngã

Loài của Trung Quốc và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở nhiều nơi từ Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế tới tận Đồng Nai, Kiên Giang

Kinh giới nhăn: thuốc cầm máu giảm đau

Ở Trung quốc, cây được dùng trị cảm mạo phong hàn, đau đầu nôn mửa, viêm dạ dày ruột cấp tính, sản hậu đau bụng, lỵ, ăn uống không tiêu, ỉa chảy.

Hàn the cây: cây thuốc chữa bệnh về phổi

Ở nước ta, thường gặp trên các đồi cát dựa biển Bà Rịa và cũng gặp ở trong đất liền, Thu hái cây quanh năm, thường dùng tươi.

Kim quất, thuốc trị bệnh đường hô hấp

Quả dùng làm mứt, nấu trong xirô, ngâm rượu, lá dùng trị bệnh đường hô hấp, Ở Inđônêxia, lá dùng đắp vào cơ thể để trị ỉa chảy, đau bụng và bệnh ngoài da

Nhân trần nhiều lá bắc: có tác dụng làm tiết mật

Cây mọc tốt trên đất có phèn ở vùng thấp và dọc đường đi một số nơi từ Kontum, Đắc Lắc tới Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh

Lục lạc đài dài: trị cam tích của trẻ em

Lục lạc đài (Crotalaria calycina Schrank) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), được biết đến với nhiều công dụng trong y học dân gian và làm cảnh.

Hèo, cây thuốc trị chảy máu

Ở Trung Quốc, rễ Hèo dùng trị lao thương, Sợi của bẹ lá trị chảy máu, khạc ra máu, sản hậu băng huyết

Kim anh: thuốc chữa di tinh

Kim anh tử có vị chua, ngọt, chát, tính bình, có tác dụng cố tinh, thu liễm, chỉ tả, Rễ Kim anh có vị chua, tính bình; có tác dụng hoạt huyết, tan ứ trệ, chỉ thống.

Ngấy lông gỉ, trừ phong thấp

Cây mọc dọc đường đi, ven các làng, các bụi cây ở Lạng Sơn. Thu hái rễ, lá vào mùa hè và mùa thu, rửa sạch, thái phiến, phơi khô

Quyển bá quấn: tác dụng thanh nhiệt nhuận phế

Cây ưa bóng mọc trong rừng ẩm ở độ cao 1000 đến 2000m, trên đất đá vôi, ở các mỏm đá, khe đá, lòng suối, nhiều nơi từ vùng cao Sapa cho đến Gia Lai, thu hái toàn cây quanh năm

Quế Bắc bộ: chữa thận hư đau lưng cảm mạo và đau xương

Cây gỗ lớn, nhánh mảnh, dẹp dẹp, nâu đen, lá mọc so le, có phiến bầu dục, thon nhỏ, dài 7,5 đến 10cm, rộng 2,5 đến 3cm; mặt trên ôliu nâu nâu, 3 gân gốc, một cặp cách gốc 3 đến 4mm

Kim ngân lẫn: thuốc dùng trị mụn nhọt

Vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Cũng nhu Kim ngân, dùng trị mụn nhọt, lở ngứa. Liều dùng hoa 8 đến 20g.

Cau cảnh vàng: dùng lá nấu nước trị ghẻ

Người ta dùng lá nấu nước trị ghẻ, Ở Trung Quốc, người ta dùng làm thuốc cầm máu

Gùi da có cánh: cây thuốc có độc

Ở Campuchia, người ta dùng quả để ăn nhưng hạt được xem như là độc, Gỗ thân được dùng làm hàng rào.

Nhàu lông: làm săn da

Loài của các nước Đông Dương, Thái Lan, Ấn Độ, Mianma. Ở nước ta, cây thường mọc ở rừng thưa, rừng còi Tây Nguyên

Đơn Trung Quốc: cây thuốc hạ huyết áp

Vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh can, hạ huyết áp, hoạt huyết tán ứ, thanh nhiệt giải độc, hành khí giảm đau.

Bạch hạc: cây thuốc chữa bệnh hô hấp

Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân, Hoa màu trắng nom như con hạc đang bay. Quả nang dài, có lông.