- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Dừa nước: cây thuốc trị ỉa chảy
Dừa nước: cây thuốc trị ỉa chảy
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Dừa nước, Dừa lá - Nypa fruticans Wurmb., thuộc họ Cau - Arecaceae.
Mô tả
Thân ngầm trong bùn, dài và to (25 - 40cm). Lá gần như mọc vòng ở ngọn cây, hình lông chim, dài 5 - 6m, có các đoạn thon, hẹp nhọn, có vảy màu lục ở mặt dưới, mép cong về phía dưới. Cụm hoa cao đến 2m; nhánh đực vàng, mang nhiều hoa đực cao 2mm, có tiền diệp hẹp; nhị 3. Quả dạng quả hạch họp thành buồng hình cầu đường kính tới 40cm, màu mận sậm, chứa 1 hạt cứng; phôi nhũ lúc non trong.
Bộ phận dùng
Gốc của lá - Petiolus Nypae.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc ở rừng sát và dựa rạch có nước lợ, gặp rất nhiều ở Cà Mau. Gò Công, Tân An ở miền Nam và Hội An, Ba ngòi ở miền Trung là những vùng có nhiệt độ quanh năm cao trên 20oC. Ta có đem gây trồng thử ở Thuỷ nguyên (Hải Phòng) nhưng cây không phát triển được. Còn ở miền Nam, cây thường được trồng trong các vuông tôm ở Cà Mau, Bến Tre để che nắng cho con tôm, kết hợp khai thác lá, dịch nhựa. Người ta cũng trồng nhiều ở 2 bên bờ sông Cửu Long tỉnh Bến Tre và sông Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An. Do điều kiện thổ nhưỡng khác nhau nên kích thước và hương vị của Dừa nước ở mỗi nơi cũng khác nhau. Dừa nước trồng ở Bến Tre do chịu ảnh hưởng của nguồn nước phù sa sông Cửu Long nên mọc tốt, quả có kích thước lớn và vị ngọt. Ngược lại, Dừa nước trồng ở Cần Giuộc do bị ảnh hưởng nguồn nước mặn nên phát triển kém, có quả với kích thước nhỏ hơn và vị nhạt. Ở Bến Tre, nhân dân ta trồng Dừa nước lấy lá nên cây chỉ ra quả mỗi năm một lần vào tháng 9 (tháng 8 âm lịch); còn ở Cần Giuộc, dừa nước không bị cắt lá nên ra hoa kết quả quanh năm, trung bình mỗi ha trồng được 200-300 bụi Dừa nước, mỗi bụi cho 1 quầy quả nặng chừng 3-5kg.
Thành phần hoá học
Dịch cây chứa 15% saccharose.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Quả có phôi nhũ trong ăn ngon, còn dùng nuôi lợn mau mập. Quày quả non (bụp phèn) xào nấu với vọp có vị ngọt ngon. Nõn non còn dùng làm thuốc lá. Chất dịch ngọt hứng được từ cuống quày quả non là một nguồn lợi để chế biến đường và rượu hoặc giấm. Vỏ hạt cứng rắn như ngà được dùng làm để lợp nhà, dựng vách nhà lá. Lá non (cà bắp) dùng để gói bánh nếp hay làm các vật dụng như gàu xách, cơi trầu. Bẹ Dừa nước và sống lá được dùng để bện thừng, dệt thảm, làm dây buộc. Cơm dừa nước ăn ngon và mát, nhiều người quen gọi là "trái mát mật" chỉ cần cho vài miếng cơm Dừa nước vào ly, thêm đường cát và nước đá, trộn đều để sau 5 - 10 phút lấy ra ăn. Có thể làm nhân chè đậu xanh ăn cũng rất mát. Cũng có người cho rằng cơm Dừa nước còn chữa được chứng nhức đầu và đái đường nếu như ăn thường xuyên và điều độ.
Thường người ta hay dùng phần gốc của lá Dừa nước (cà bắp) đem nướng, vắt lấy nước trị bệnh sản hậu, hoặc dùng làm thuốc trị bệnh ỉa chảy với liều dùng 4 - 8g. "Rún" lá có tác dụng cầm máu.
Ở Philippin, lá giã ra làm bột dùng làm thuốc trị các vết cắn của động vật và rết cắn, còn dùng trị loét.
Bài viết cùng chuyên mục
Bạch đậu khấu, cây thuốc chữa đau bụng lạnh
Thường dùng trị bị nhiễm lạnh đau bụng, khí trệ, bụng đầy trướng, nôn oẹ, hoặc sáng ăn tối nôn, ăn không tiêu, đau bụng ỉa chảy, hay ợ hơi, trúng độc rượu
Mắc mát: chữa đau bụng ỉa chảy
Mắc mát, lạc tiên là một loại cây dây leo thuộc họ Lạc tiên (Passifloraceae). Loài cây này nổi tiếng với những bông hoa đẹp mắt và quả ăn được.
Mộc nhĩ trắng, có tác dụng bổ chung
Nên thu hái vào sáng sớm, chiều tối hay trong những ngày ẩm trời, râm mát. Dùng một cái dao tre để gỡ nấm. Rửa sạch, loại bỏ tạp chất rồi phơi hay sấy khô
Cải kim thất, chữa phong thấp
Cây mọc hoang ở các đồi bãi, savan cỏ và cả trên núi đá, núi đất sa thạch, từ Nam Hà, Ninh Bình, qua Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, đến Kontum, Lâm Đồng
Hồng hoa: cây thuốc chữa bế kinh đau kinh
Hồng hoa là một loại thảo dược quý giá, từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị các vấn đề về phụ khoa, đặc biệt là các chứng bệnh liên quan đến kinh nguyệt như bế kinh, đau bụng kinh.
Cỏ đầu rìu: diệt sâu bọ và rệp
Cỏ đầu rìu thường mọc ở các nơi ẩm mát, ven khe suối trong rừng, trên các núi đá thành từng đám lớn, cây cũng thường mọc trên đất cát, đất ráo, hoặc trên đất ven biển của các đảo
Móng bò lửa, thuốc chữa hậu sản
Loài khu trú ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cây mọc leo lên các bờ bụi ven rừng, ven suối, có gặp ở rừng Than mọi tỉnh Lạng Sơn
Lục lạc bốn cạnh: trị đau lưỡi và lợi răng
Cây mọc ở trảng cỏ, đường mòn, nương rẫy cũ ở độ cao tới 1000m khắp nước ta từ Lai Châu, Lào Cai đến Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng.
Mật sâm: thuốc điều kinh
Cây gốc ở châu Mỹ nhiệt đới, được trồng từ thấp cho đến 1000m, lấy bóng mát dọc các đường đi, trước sân nhà, có thể thu hái rễ và lá quanh năm.
Ba kích lông, cây thuốc ngừng ho
Cây mọc ở các tỉnh phía Nam, gặp nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Thu hái rễ quanh năm, Rễ gầy và ít thịt hơn Ba kích
Cỏ chông: làm thuốc lợi tiểu
Hoa đầu cái to đến 30cm, bông nhỏ 2 hoa; hoa dưới lép, hoa trên cái hay lưỡng tính, quả thóc mang vòi nhụy dài, ngoài có mày hoa bao bọc
Quỳnh lam: lá cây làm thuốc trị bệnh phù thũng
Nấu nước lá làm thuốc trị bệnh phù thũng, dùng lá nấu với rượu lấy nước cho vào ống đếm giọt nhỏ vào mắt trị đau mắt.
Ké hoa đào: thuốc tiêu viêm trừ thấp
Tính vị, tác dụng, Ké hoa đào có vị ngọt dịu, tính mát, không độc, có tác dụng tiêu viêm trừ thấp, lợi tiểu.
Hương lâu: thuốc chữa mụn nhọt
Ở Trung quốc, rễ cây được dùng chữa mụn nhọt sưng lở ghẻ ngứa, lâm ba kết hạch, hoàng đản, đau bụng, phong thấp tê đau.
Ngọc lan tây lá rộng: tác dụng hạ sốt
Gỗ được xem như là có tác dụng hạ sốt. Vỏ cây được sử dụng ở Campuchia làm thuốc trị bệnh về mũi hầu
Nhãn: chữa trí nhớ suy giảm hay quên
Cùi Nhãn dùng chữa trí nhớ suy giảm hay quên, tý lự quá ðộ mất ngủ, thần kinh suy nhược, tâm thần mệt mỏi hồi hộp, hoảng hốt.
Dương xỉ thường: cây thuốc trị vết thương
Dương xỉ thường là một loại cây dễ trồng và chăm sóc, thường được trồng làm cảnh. Cây có khả năng hấp thụ các chất độc hại trong không khí, giúp làm sạch môi trường.
Ngải Nhật: thanh nhiệt giải độc
Vị đắng, hơi ngọt, tính bình, mùi thơm, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải thử, khư phong thấp, chỉ huyết.
Găng nam bộ: cây thuốc trị sốt rét
Vỏ dùng trị sốt rét rừng, gỗ cũng được dùng trị sốt rét, Hoa, lá vỏ cây được dùng nấu nước uống thay trà.
Điều đỏ, cây thuốc hạ sốt
Quả đỏ, có khi vàng với những vạch tía mịn, thường chứa 1 hạt, có khi không có hạt, Thịt trắng, xốp, có mùi thơm của hoa hồng nhưng vô vị
Kim cang Campuchia: thuốc giải độc tiêu viêm
Các nghiên cứu cho thấy trong cây Kim Cang Campuchia có chứa nhiều hợp chất quý như saponin, flavonoid, alkaloid... Chính những hợp chất này mang lại nhiều tác dụng dược lý quý giá cho cây.
Chi hùng tròn tròn: rễ cây được dùng hãm uống trị sốt rét
Loài đặc hữu của Campuchia và Nam Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở rừng từ Phan rang vào Nam nhưng số lượng không nhiều.
Đầu rùa, cây thuốc chữa nứt lẻ
Loài của Việt Nam và Thái Lan, Ở nước ta, cây Đầu rùa mọc ở những chỗ trống nhiều nắng các tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, Khánh Hoà, Ninh Thuận
Lài trâu lá nhỏ, thuốc dạ dày
Cụm hoa xim hay chùm ở nách lá. Hoa màu trắng, có cuống dài, thõng. Quả gồm hai quả đại rẽ ra, dạng túi, hơi dài, nhọn mũi, nhẵn
Gai cua: cây thuốc nhuận tràng gây nôn
Hạt nhuận tràng, gây nôn, làm long đờm và là chất nhầy dịu; cũng có tác dụng chống độc, Rễ gây chuyển hoá, dầu hạt dùng xổ. Nhựa có tính gây tê.