- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Phòng phong thảo: dùng chữa cảm mạo ho viêm mũi mạn tính
Phòng phong thảo: dùng chữa cảm mạo ho viêm mũi mạn tính
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Phòng phong thảo, Hy kiểm, Thổ hoắc hương - Anisomeles indica (L.) O. Ktze (A. ovata R.Br. Epimeredi indica (L.) Rothm.), thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.
Mô tả
Cây thảo mọc hằng năm, cao 0,75 - 1,25m. Thân vuông có lông rậm mềm nhiều hay ít, nhất là ở đỉnh. Lá mọc đối, có cuống; phiến hình trái xoan nhọn, có lông mềm trên cả hai mặt, dài 7 - 15cm, rộng 3 - 6cm, mép khía răng cưa. Hoa hồng hay tím, thành cụm hoa ở nách lá gồm những vòng nhiều hoa rất sít nhau. Hạch hình trứng kéo dài, nhẵn.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Anisomelis Indicae.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Ở nước ta, cây mọc trên đất hoang ở nhiều nơi, chỗ ẩm mát. Thu hái toàn cây vào hè - thu, dùng tươi hoặc phơi khô.
Thành phần hóa học
Cây chứa tinh dầu.
Tính vị, tác dụng
Vị cay, đắng, tính hơi ấm, có hương thơm; có tác dụng khư phong phát biểu, tiêu viêm chống đau, tiêu tích trệ, hoà trung chỉ ẩu. Ở Ấn Độ cây được dùng xem như có tác dụng làm thông hơi, làm săn da và bổ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ở Vân Nam dùng chữa cảm mạo, ho, viêm mũi mạn tính, kinh nguyệt quá nhiều, có thai nôn mửa, phong thấp đau xương, ngứa lở ngoài da. Còn được dùng chữa ngực bí bụng trướng, đau bụng nôn mửa, viêm dạ dày ruột, rắn độc cắn. Lá vò ra có mùi hôi của rệp, nhưng phụ nữ vẫn dùng cây nấu nước gội đầu. Rễ có thể dùng trị ỉa chảy sau khi sinh đẻ và cũng chữa rắn cắn. Dầu của cây trị được bệnh đau dạ con.
Đơn thuốc
Cảm phong thấp, cảm cúm, phát sốt gai rét, không ra mồ hôi, đau mình, đau bụng, nôn mửa: 30 - 40g nấu nước xông.
Ngoài da nổi mẩn ngứa, eczema: 40 - 60g cây nấu nước xông rửa, và uống 1 bát khi thuốc nguội.
Phong thấp thân thể đau nhức: Thân cành Phòng phong thảo khô và Dây đau xương đều 30g, sắc uống.
Ăn không tiêu, đau bụng, đi ngoài sống phân: Phòng phong thảo 20g, Nghệ đen 8g, sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Mộc nhĩ, dưỡng huyết thông mạch
Mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình; có tác dụng dưỡng huyết, thông mạch, cầm máu. Ăn nhiều thì nhẹ mình, nhớ lâu, quang nước mắt
Ô liu: lợi mật và nhuận tràng
Dầu Ôliu dược dụng được sử dụng do các tính chất lợi mật và hơi nhuận tràng, dùng ngoài để làm thuốc dịu, giảm đau để trị một số bệnh ngoài da.
Mũi mác: thanh nhiệt giải độc
Ở Việt Nan, cây mọc hoang ở rìa rừng, rừng thưa hay savan khắp nơi. Khi dùng thu hái toàn cây vào mùa hè, mùa thu, rửa sạch, chặt nhỏ dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Chi tử bì: rễ cây được dùng trị phong thấp
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Vân Nam Trung Quốc, rễ cây được dùng trị phong thấp, đòn ngã và bệnh bạch huyết
Bâng khuâng, cây thuốc giải độc
Lá có mùi thơm hắc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng cành lá sắc nước uống trị cảm sốt
Móc diều: trị phong hàn cảm mạo
Ở Trung Quốc, rễ được dùng trị phong hàn cảm mạo, sởi không mọc, sán khí, viêm nhánh khí quản. Hạt dùng trị sốt rét, lỵ. Lõi thân dùng trị trẻ em cam tích.
Khoai nưa: thuốc hoá đờm
Vị cay ngứa, tính ấm, có độc, có tác dụng hoá đờm, táo thấp, trừ phong co cứng, thông kinh lạc, khỏi đau nhức, ấm tỳ vị, khỏi nôn mửa, tán hạch.
Dương xỉ thường: cây thuốc trị vết thương
Dương xỉ thường là một loại cây dễ trồng và chăm sóc, thường được trồng làm cảnh. Cây có khả năng hấp thụ các chất độc hại trong không khí, giúp làm sạch môi trường.
Ké khuyết: thuốc khư phong trừ thấp
Tính vị, tác dụng, Vị đắng, tính bình; có tác dụng khư phong trừ thấp, giải độc tiêu thũng, Công dụng, Cũng dùng như Ké hoa đào.
Ngà voi, đắp chữa sưng tấy
Cây thảo sống nhiều năm, có thân rễ. Lá 5 đến 10, trong một mặt phẳng, hěnh trụ nhọn cao 0,3 đến 1,2m, mŕu xanh đậm có rằn ri, có rãnh cạn hay không
Giẻ, cây thuốc chữa đẻ khó
Hoa rất thơm, có thể cất lấy tinh dầu chế nước hoa, Ở Hoà Bình, đồng bào dùng nước sắc của hoa cho phụ nữ uống chữa đẻ khó
Cà na: bổ và lọc máu
Vỏ dùng hãm nước cho phụ nữ mới sinh đẻ uống trong vòng 15 ngày sau khi sinh
Hy thiêm: thuốc trị phong thấp
Thường dùng trị phong thấp, tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, rắn cắn, ong đốt.
Đậu cộ, cây thực phẩm rau sạch
Loài phân bố ở Đông á, Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam, bán đảo Malaixia, Ở nước ta, cây mọc trên các bãi cát dọc các sông, rạch
Cỏ gà: tác dụng lợi tiểu giải độc
Cây phổ biến khắp thế giới, mọc hoang khắp nơi ở nước ta, thường gặp nơi ẩm thấp, trong các vườn, đào cây, cắt lấy thân rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô
Kinh giới phổ biến: thuốc trị cảm mạo
Ngọn và lá non dùng được làm rau ăn uống. Toàn cây được dùng ở Trung quốc làm thuốc trị cảm mạo và ăn uống không tiêu.
Ngải thơm, trừ giun khai vị
Lá dùng làm gia vị, người ta dùng cây tươi hay khô, để tăng mùi vị cho thức ăn hoặc thay thế một số chất thơm hay rượu mùi
Cà rốt: trị suy nhược
Củ Cà rốt được dùng làm thuốc uống trong trị suy nhược, rối loạn sinh trưởng, thiếu chất khoáng, còi xương, sâu răng, trị thiếu máu.
Cà chắc: ăn để ngừng sinh sản
Có nhựa màu trắng vàng, dễ đông đặc, Ở Campuchia, người ta dùng nhựa cây cho lợn nái ăn để làm ngừng sinh sản.
Cẩm chướng gấm: thuốc lợi tiểu
Lá được dùng làm thuốc cho trẻ nhỏ uống chữa bệnh về ruột. Các lá giã nghiền ra dùng chữa bệnh về mắt
Ngấy lá lê: cường cân cốt
Loài của Ấn Độ, Inđônêxia, Philippin, Trung Quốc và Việt Nam. Thường gặp ở Cao Nguyên tới 2000m từ Ninh Bình tới Lâm Đồng.
Bù ốc leo, thanh nhiệt tiêu viêm
Lá ăn được, thường dùng luộc ăn. lá cây giầm trong dầu dùng trị bệnh mọn nhọt ở giai đoạn đầu và làm cho chóng mưng mủ ở các giai đoạn sau
Nấm sò: thư cân hoạt lạc
Nấm sò có mũ nấm hình vỏ sò, màu xám tro đến nâu sẫm, mép mũ thường cong vào trong. Thân nấm ngắn, bám chắc vào gỗ mục.
Lù mù, chữa kiết lỵ
Ở vùng thượng du Bắc Bộ, người ta dùng lá phối hợp với lá của cây Đinh hương Vân Nam Luculia pinceana Hook., sắc uống trong trường hợp sinh đẻ khó khăn
Dưa gang tây: cây thuốc trị sán
Thịt quả nhầy như keo, bở như dưa bở, màu trắng hơi chua và dịu, vị nhạt, mùi dễ chịu, bao bọc các hạt và nằm ở phía giữa của quả.