- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y, y học cổ truyền
- Găng tu hú, cây thuốc điều kinh
Găng tu hú, cây thuốc điều kinh
Găng tu hú, Găng trâu, Găng gai- Catunaregam-spinosa (Thunb) Tirving.(Randia spinosa- (Thunb) Poir.R. dumetorum Lam.) thuộc họ Cà phê- Rubiaceae.
Mô tả: Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ cao tới 8m, rất phân nhánh, có gai to, nhọn, dài 5 - 15mm. Lá xoan ngược, tù hay gần nhọn ở đầu, nhọn sắc ở gốc, nhẵn, ráp hay có lông mềm trên cả hai mặt, gần dai, dài 2,5 - 7cm, rộng 1,5 - 3cm. Hoa màu vàng lục hay trắng thường đơn, hầu như không cuống. Quả dạng quả mọng, hình cầu hay hình trứng, đường kính 2,5 - 5cm, nhẵn, mang các lá đài đồng trưởng, màu vàng. Hạt nhiều, đen, chìm trong nạc của quả.
Hoa tháng 3 - 9, quả tháng 3 - 11.
Bộ phận dùng
Quả, rễ và vỏ cây - Fructus, Radix et Cortex Catunaregami Spinosae.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở khắp vùng Viễn đông nhiệt đới và Đông Phi châu nhiệt đới. Phổ biến khắp nước ta, thường trồng làm hàng rào vì cây có nhiều gai. Quả thu hái vào mùa thu, đông, dùng tươi. Rễ và vỏ thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Thành phần hoá học
Từ bột rễ, đã chiết được scopolatin, cơm quả chứa saponin trung tính và acid, tinh dầu và acid nhựa. Quả khô chứa một lượng nhỏ saponin kết tinh gọi là ursosaponin. Còn có sitosterol và một triterpen mới.
Tính vị, tác dụng
Quả làm kích thích gây nôn. Cơm quả cầm lỵ, trừ giun, gây sẩy thai. Vỏ quả làm săn da. Vỏ cây se, có tác dụng bổ và lợi tiêu hoá. Nước chiết vỏ rễ có tác dụng diệt trùng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Lá thường dùng làm thạch (Sương sâm). Rễ nghiền ra dùng duốc cá. Vỏ rễ và thân hãm uống để điều kinh. Quả dùng nhuộm vàng, lại dùng ngâm lấy nước trừ giun đất và đỉa. Cũng dùng chữa mụn nhọt lở loét (lấy quả Găng bổ đôi, bỏ hạt cho vôi vào, lấy đất sét bọc ngoài, đốt tồn tính. Bỏ đất, tán quả thành bột rắc chung quanh vết loét).
Ở Ân Độ, quả xanh dùng để duốc cá. Cơm quả dùng trị lỵ và trừ giun, cũng dùng làm thuốc gây nôn. Đem tán bột, đắp vào lưỡi và vòm khẩu cái trị sốt và đau ốm của trẻ em khi mọc răng. Vỏ dùng làm thuốc uống trong và cũng dùng đắp ngoài trị đau xương trong khi bị sốt; dùng ngoài đắp để giảm đau trong bệnh thấp khớp. Cũng dùng trị ỉa chảy và lỵ. Vỏ rễ cũng dùng uống trị đau bụng. Người ta cũng đập giập vỏ thả xuống nước để duốc cá.
Ở Trung Quốc, người ta gọi nó là Sơn thạch lựu. Rễ và quả được dùng trị đòn ngã và trừ phong thấp. Quả, rễ và vỏ cây được sử dụng làm thuốc, có thể dùng để gây nôn mửa. Lá giã lẫn với đường để đắp tiêu sưng đau, quả khi còn xanh có thể dùng duốc cá. Vỏ quả có thể đun nước rửa bệnh ngoài da. Dân gian thường lấy cành non và mầm giã nát đắp vào chỗ bị gai cắm vào, có thể lôi gai ra được.
Bài mới nhất
Biến đổi hình thái sóng: mất sóng x xuống
Biến đổi hình thái sóng: sóng v nhô cao
Biến đổi hình dạng sóng tĩnh mạch cảnh: sóng a nhô cao
Biến đổi hình dạng sóng tĩnh mạch cảnh: sóng a đại bác
Áp lực tĩnh mạch cảnh (JVP): hình dạng sóng bình thường
Tăng áp lực tĩnh mạch cảnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Áp lực tĩnh mạch cảnh (JVP): Dấu hiệu Kussmaul
Tổn thương Janeway: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Pranstad: thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2 không phụ thuộc insulin
Pradaxa: thuốc phòng ngừa huyết khối động mạch tĩnh mạch
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và xuất huyết võng mạc
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và vi phình mạch
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và vệt bông
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và dấu hiệu dây bạc và dây đồng
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và bắt chéo động tĩnh mạch
Gan to trong bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Permixon: thuốc điều trị rối loạn tiểu tiện do phì đại tuyến tiền liệt
Phản hồi gan tĩnh mạch cảnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Dấu hiệu Ewart: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Picaroxin: thuốc Ciprofloxacin chỉ định điều trị nhiễm khuẩn
Ozurdex: thuốc điều trị phù hoàng điểm và điều trị viêm màng bồ đào
Oztis: thuốc điều trị triệu chứng viêm khớp gối nhẹ và trung bình
OxyNeo: thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư và sau khi phẫu thuật
Ossopan: thuốc điều trị thiếu can xi khi đang lớn, có thai và cho con bú
Xanh tím và xanh tím ngoại biên: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân