- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y, y học cổ truyền
- Cỏ mật nhẵn: cây thuốc điều trị cảm sốt và tê thấp
Cỏ mật nhẵn: cây thuốc điều trị cảm sốt và tê thấp
Cỏ mật nhẵn, Cỏ đuôi hổ, Lục cong - Chloris virgata Sw., thuộc họ Lúa - Poaceae.
Mô tả
Hình: Cây cỏ mặt nhắn
Cây mọc hằng năm cao 20 - 60cm. Lá có phiến hẹp, dài 3 - 6cm, rộng 3mm, không lông, mép ngắn, có rìa lông, bẹ không lông. Cụm hoa với 4 - 10 bông thường mọc đứng, gắn ở một điểm, dài 4 - 6cm, bông nhỏ màu ngà dài 3 - 4mm, mày dưới có rìa lông, dài đến 9mm, hoa lép có mày nhỏ lõm, mang lông gai dài; trục thò dài. Quả thóc đo đỏ, hình dải thuôn, to 1,5mm, có 3 cạnh.
Cây ra hoa hầu như quanh năm.
Bộ phận dùng
Toàn cây hay rễ - Herba seu Radix Chloridis Virgatae.
Nơi sống và thu hái
Loài của các nước nhiệt đới và ôn đới, gặp ở Ân Độ, Trung Quốc, Việt Nam.
Ở nước ta, cỏ này mọc rải rác ở ven đường, trên các bãi hoang, nơi đất ẩm, trãi nắng ở Hà Nội, Hải Phòng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ở Nam Phi Châu, người ta dùng toàn cây hoặc rễ nấu nước pha vào nước tắm để điều trị cảm sốt và tê thấp.
Ghi chú
Rễ của cây Cỏ mật - Chloris barbata Sw., cũng được dùng làm thuốc bổ máu, thông máu.
Bài mới nhất
A phiện (thuốc phiện), cây thuốc trị ho, ỉa chảy, đau bụng
Hoa tí ngọ, cây thuốc chữa cảm mạo
Mái dầm, trị kiết lỵ
Gạt nai, cây thuốc trị bệnh thuỷ đậu
Đỗ trọng nam, cây thuốc hành khí hoạt huyết
Gáo không cuống, cây thuốc lọc máu
Móng ngựa, cây thuốc
Cỏ lá xoài: cây thuốc sát trùng vết thương
Đom đóm, cây thuốc chữa phù
Cò ke quả có lông: cây thuốc trị đau dạ dày
Bạch chỉ nam, cây thuốc trị cảm mạo
Quýt rừng: chữa các bệnh đường hô hấp
Nhãn chày: chữa tê mỏi nhức xương
Kim cang lá quế, thuốc trị đòn ngã phong thấp
Dương địa hoàng, cây thuốc cường tim
Vị chua, chát, tính bình, có độc; có tác dụng liễm phế, sáp trường, chỉ thống Nhựa thuốc phiện có vị đắng hơi chát; có tác dụng giảm đau, gây ngủ
Thường dùng chữa cảm mạo, Mỗi khi thay đổi thời tiết, sức khoẻ không bình thường, người ta dùng lá và thân cây phơi khô nấu nước uống thay trà
loài C.yunnanenses H. Li được dùng trị đòn ngã tổn thương, phong thấp, đau nhức xương, viêm dạ dày ruột cấp tính viêm đa khớp, tay chân rũ mỏi, lưng đùi đau nhức, bệnh cấp tính
Người ta dùng lá thay thế men để chế biến rượu gạo, Ở Campuchia, người ta dùng vỏ hãm uống để trị bệnh thuỷ đậu
Tính vị, tác dụng, Đỗ trọng nam có vị hơi cay, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, hạ nhiệt, giúp tiêu hoá
Gỗ được dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm cho phụ nữ sinh đẻ uống 3 ngày liền sau khi sinh để lọc máu
Cây mọc ở rừng Bắc Thái, có nhiều ở ven suối và những chỗ ẩm ướt trên dẫy núi Tam Đảo. Có tác giả cho rằng cây mọc ở miền Bắc và miền Trung của nước ta, cũng gặp ở Lào và Campuchia
Chỉ mới được dùng qua kinh nghiệm dân gian, Ở Cần Thơ dùng sát trùng vết thương và dùng xát vết thiến heo cho mau lành, Ở Minh Hải, dùng chữa băng huyết và ở Tiền Giang dùng chữa sưng tấy
Lá cũng dùng cầm máu như lá cây Vông đỏ, Cây dùng làm thuốc chữa phù, dùng cho phụ nữ uống trong thời gian có mang
Loài của Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Ở nước ta cây mọc trong rừng thứ sinh vùng trung du miền Bắc qua Quảng Nam Đà Nẵng tới Đồng Nai
Cây của miền Đông Dương, mọc hoang và cũng được trồng ở các tỉnh miền núi và trung du, Có thể thu hái rễ quanh năm, thường lấy ở những cây nhỏ
Quả ăn được, quả và lá dùng để chữa các bệnh đường hô hấp, dân gian cũng dùng rễ nấu nước uống cho phụ nữ sau khi sinh đẻ
Dân gian dùng rễ, lá làm thuốc thông huyết, chữa tê mỏi nhức xương, phù thũng, cũng dùng làm thuốc chữa đái dắt, đái són
Dân gian lấy lá non dùng ăn như rau; lá già dùng làm trà nấu nước uống bổ gân cốt. Ở Trung quốc, thân rễ dùng trị đòn ngã phong thấp
Với liều dược dụng, nó làm cho tim hoạt động, làm cho hưng phấn, cường tim, tăng thêm sức co bóp của tim và làm cho tim đập dịu; còn có tác dụng lợi tiểu