- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cất hoi: sử dụng để điều trị tưa lưỡi
Cất hoi: sử dụng để điều trị tưa lưỡi
Cất hoi có vị hơi chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tiêu sưng, lợi tiểu.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cất hoi, Tù ti, Trúng đồng, Rau đồng tiền - Drymaria diandra Blume (l) cordata (L.) Willd ex Roem. et Schult. Subsp. diandra (Blume) Duke), thuộc họ Cẩm chướng - Caryophyllaceae.
Mô tả
Cây thảo hằng năm, mọc bò, phân nhánh, mảnh, cao 20 - 30cm, thân dạng sợi mang những lá mọc đối nhỏ, hình tròn, nhẵn, dài 5 - 10 mm, thường rộng hơn dài. Cụm hoa chùm, có lông dính, mọc ở nách lá hay ở ngọn cành. Hoa nhỏ màu trắng; 5 lá đài dài 2 - 3,5mm, 5 cánh hoa chẻ đôi; 3 nhị. Quả nang, dài 2 - 3mm, ngắn hơn đài, chứa 2 - 8 hạt hình thận màu nâu, dài khoảng 1mm.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Heba Drymariae Diandrae.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc dại ở nhiều nơi, nhưng phổ biến ở vùng cao, trên các nương rẫy bỏ hoang và dọc theo các bờ nước, chỗ ẩm mát ven suối. Cũng phân bố ở nhiều nước nhiệt đới khác. Để làm thuốc, người ta thu hái toàn cây vào mùa hè - thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Tính vị, tác dụng
Cất hoi có vị hơi chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tiêu sưng, lợi tiểu. Dịch của lá, ở Ân Độ, được xem như là nhuận tràng và giải nhiệt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ngọn cây dùng làm rau ăn sống hay nấu canh, gọi là rau đồng tiền. Ở cộng hoà Trung Phi, dịch của cây lá tươi giã ra được sử dụng để điều trị tưa lưỡi. Ở nước ta, cây cũng dùng trị tưa lưỡi, cam mồm, trị băng huyết. Dân gian vẫn dùng lá vò ra uống để giải nhiệt, dùng trong trường hợp trẻ con đau giật (uống nước vò lá và lấy bã đắp vào thóp thở). Người ta còn dùng toàn cây nấu nước uống chữa cam sài trẻ con và dùng cho trâu ỉa cứt trắng. Ở Trung Quốc, Cất hoi được dùng chữa 1. Viêm gan cấp tính, vàng da; 2. Đau mắt, sưng mắt; 3. Tiêu hoá kém, đau vùng thượng vị; 4. Viêm thận mạn tính, cổ trướng; 5. Sốt rét. Dùng ngoài chữa đòn ngã tổn thương, viêm mủ da, rắn cắn.
Liều dùng 15 - 30g, dạng thuốc sắc. Có thể dùng cây tươi giã chiết lấy nước hoặc vò ra lấy nước uống. Dùng ngoài lấy cây tươi giã đắp.
Bài viết cùng chuyên mục
Muồng truổng: trị đau dạ dày
Nhân dân thường lấy lá về nấu ăn, lấy rễ hoặc vỏ thân, vỏ rễ chữa mẩn ngứa, lở loét, ghẻ. Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ chữa viêm gan hoặc hoàng đản.
Mã đề Á, thanh nhiệt lợi niệu
Trong quả, hạt có nhiều chất nhầy, glucosid aucubin, acid planten olic, cholin, adenin và nhựa. Trong lá có chất nhầy chất đắng caroten, vitamin C, vitamin K và acid citric
Kim đồng, thuốc làm chắc vi huyết quản
Chuỳ hoa ở ngọn, hoa màu vàng tươi, cánh hoa có móng, nhị 10 có chỉ nhị màu vàng chuyển dần sang màu đỏ, vòi nhuỵ 3, rời nhau. Quả hạch to 5mm
Phấn phòng kỷ: thanh nhiệt giải độc lợi tiểu tiêu thũng
Có tác giả nghi ngờ sự có mặt của cây Stephania tetrandra S Moore vì trong Củ gà ấp lấy ở Yên Bái có alcaloid là tetrahydropalmatin không có trong củ Phấn phòng kỷ
Đồng tiền, cây thuốc thanh nhiệt
Lá và rễ cây Đồng tiền có vị nhạt, se, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, hoạt huyết, tán ứ và tiêu bọc máu
Anh đào
Quả có vỏ quả khá dày, thịt đỏ, mọng nước, mùi dễ chịu, có thể ăn được và chế rượu uống, người ta đã chế ra loại rượu Anh đào của Đà Lạt
Ké khuyết: thuốc khư phong trừ thấp
Tính vị, tác dụng, Vị đắng, tính bình; có tác dụng khư phong trừ thấp, giải độc tiêu thũng, Công dụng, Cũng dùng như Ké hoa đào.
Bại tượng, cây thuốc chữa mụn nhọt
Thường được dùng trị mụn nhọt, ghẻ ngứa, sản hậu huyết ứ đau bụng, nôn mửa, kiết lỵ, viêm kết mạc, thổ huyết, ói ra máu
Nghể chàm, chữa thổ huyết
Hoa được dùng như Thanh đại, giã lấy nước bôi ngoài làm thuốc chữa loét vòm miệng, viêm họng cấp, viêm amygdal, viêm lợi, viêm niêm mạc vòm miệng
Ngọc phượng hoa: trị cơ thể hư yếu
Ở Vân Nam hành được dùng trị cơ thể hư yếu, trẻ em ăn uống không tiêu, ỉa chảy, phong thấp đau nhức khớp xương
Mắm đen: thuốc trị bệnh phong hủi
Lá dùng làm phân xanh, chứa nhiều đạm. Quả ăn được, cây làm củi, hoa là nguồn nuôi ong mật. Vỏ thân và vỏ rễ dùng làm thuốc trị bệnh phong hủi. Ở Trung Quốc người ta dùng làm thuốc trị lỵ
Măng leo, thuốc thông tiểu
Loài cây của Nam Phi châu, được trồng ở nhiều nước. Người ta đã tạo được nhiều thứ có cành lá dẹp dùng để trang trí. Cây dễ trồng, nhân giống bằng hạt hay giâm cành
Núc nác: cây thuốc lợi hầu họng chống ho giảm đau
Hạt có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi hầu họng, chống ho, giảm đau, vỏ thân có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp
Ích mẫu, thuốc hoạt huyết điều kinh
Ích mẫu có vị hơi đắng, cay, tính hơi hàn, có tác dụng hoạt huyết điều kinh, khử ứ chỉ thống, lợi thuỷ tiêu thũng
Chay lá bóng: làm thuốc chữa ho ra máu thổ huyết
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở nước ta, cây mọc hoang trong rừng và đất khai hoang ở Khánh Hoà, Đồng Nai
Cau chuột Ba Vì: dùng trị giun sán
Hạt cũng dùng trị giun sán. Vỏ quả lợi tiểu, dùng chữa lỵ và bệnh thần kinh
Cóc kèn mũi: đắp trị ghẻ
Cây cóc kèn mũi là một loại cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, thuộc họ Đậu. Cây có lá kép lông chim, hoa màu tím nhạt hoặc trắng, quả đậu hình dẹt. Phần được sử dụng làm thuốc chủ yếu là rễ và vỏ thân.
Mướp hỗ: cây thuốc chữa thổ huyết
Mướp hỗ, mướp tây và bí con rắn là những loại quả quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam . Chúng không chỉ là thực phẩm ngon mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng và dược liệu.
Quyển trục thảo: cây thuốc trị đau đầu
Cây dùng làm cỏ chăn nuôi tốt, Ở đảo Phú quý, gần Nha Trang, cây được dùng làm thuốc trị đau đầu; người ta đem sao lên và nấu nước uống mỗi lần một chén
Lúa: bồi dưỡng khí huyết
Gạo là thành phần quan trong bữa ăn của nhân dân ta, bồi bổ cho cơ thể và đem lại cân bằng cho cơ thể. Hạt thóc đã ngâm cho nẩy mầm rồi phơi khô gọi là cốc nha.
Đậu mèo lớn, cây thuốc có độc
Ở một số vùng, người ta giã hạt ra làm thuốc kích dục, Còn ở Ân Độ, vỏ được dùng trị đau thấp khớp, giã ra, trộn với gừng khô và đắp trên phần đau
Năng ngọt, thuốc tiêu đờm
Thân gốc phơi khô dùng làm đệm hoặc làm giấy quyển. Cũng được sử dụng làm thuốc tiêu đờm, giải nhiệt, mạnh dạ dày, sáng mắt, dùng chữa trẻ em bị tích, phát nóng
Han dây: cây thuốc chữa ho hen
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ: Thường leo bằng thân quấn, lá đơn mọc so le, hình trái tim. Hoa đơn tính: Cụm hoa đực và cái riêng biệt. Quả nang: Có gai nhọn, khi chín nứt ra để hạt.
Lan sóc sách: thuốc tư âm ích vị
Được dùng chữa bệnh nhiệt thương tổn đến tân dịch, miệng khô phiền khát, sau khi có bệnh bị hư nhiệt.
Ké đồng tiền, thuốc lợi tiểu và lọc máu
Cây có nhiều chất nhầy, Trong cây có một alcaloid có tác dụng giống thần kinh giao cảm khá rõ, rất gần gũi, hoặc có thể là tương đồng với ephedrin