Cỏ may: cây thuốc chữa da vàng, mắt vàng

2019-02-22 03:41 PM
Chữa da vàng, mắt vàng, bệnh về gan, dùng 360g rễ Cỏ may thái nhỏ, sao vàng, sắc với nửa lít nước còn 250ml, chia 2 lần uống thay nước trà trong ngày, Uống liền trong 5 ngày

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cỏ may - Chrysopogon aciculatus (Retz.) Trin., thuộc họ Lúa - Poaceae.

Mô tả

Cây thảo cao 50 - 60cm, có thân rễ mọc bò. Lá xếp sít nhau ở gốc, hình dải hẹp, mềm, phẳng, mép nhăn nheo, bẹ tròn, không có tai, hẹp. Cụm hoa là chùy kép, màu nhạt hay màu tím sậm, dài 2,5 - 10cm; cuống chung khá lớn, mang cành nhánh hình sợi; mỗi đốt mang 3 bông nhỏ không cuống, hay gãy và mắc vào quần áo. Quả dẹp, dài.

Mùa hoa tháng 4 - 12.

Bộ phận dùng

Thân rễ và toàn cây - Rhizoma et Herba Chrysopogonis.

Nơi sống và thu hái

Cây của vùng Malaixia - châu Đại Dương mọc hoang ở vùng núi và đồng bằng, trên các bãi cỏ, ven đường đi và nơi trải nắng, khô hạn.

Thu hái cây quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.

Tính vị, tác dụng

Cây có vị đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, lợi tiểu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Dân gian thường dùng chữa da vàng, mắt vàng và trị giun.

Đơn thuốc

Chữa da vàng, mắt vàng, bệnh về gan, dùng 360g rễ Cỏ may thái nhỏ, sao vàng, sắc với 1/2 lít nước còn 250ml, chia 2 lần uống thay nước trà trong ngày. Uống liền trong 5 ngày.

Trị giun đũa, dùng 18 - 20 hạt Cỏ may sao vàng, đun sôi với 1/2 lít nước, cô lại còn 150ml, uống tất cả nước sắc này 1 lần sau bữa ăn.

Bài viết cùng chuyên mục

Hèo, cây thuốc trị chảy máu

Ở Trung Quốc, rễ Hèo dùng trị lao thương, Sợi của bẹ lá trị chảy máu, khạc ra máu, sản hậu băng huyết

Cóc (cây): sắc uống để trị ỉa chảy

Quả có thịt cứng, nhiều dịch màu vàng có vị chua, thường dùng ăn, ở Campuchia, vỏ cóc phối hợp với vỏ Chiêu liêu nghệ được dùng sắc uống để trị ỉa chảy

Ớt bị: dùng ngoài trị nẻ da

Thứ ớt này có quả to, tròn hay hình túi, nhăn nheo, khi còn non màu xanh lục, khi chín màu vàng hay đỏ cam, vỏ quả dày, rất thơm nhưng không cay

Cam: thanh nhiệt và lợi tiểu

Quả Cam có vị ngọt chua, tính mát; có tác dụng giải khát, sinh tâm dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt và lợi tiểu

Đào tiên: cây thuốc trị ho long đờm

Cơm quả hơi chua, sau khi nấu dùng chế xi rô trị ho, làm long đờm, Cơm quả chưa chín hoàn toàn và dịch cây nhuận tràng, Cồn chiết với liều 10 centigam là thuốc khai vị.

Chà là: thuốc chữa ỉa chảy và say rượu

Quả có hương vị của quả chà là, dùng ăn được. Chồi của cây tạo thành một loại cổ hũ như dừa, có hương vị thơm ngon

Khổ sâm, thuốc chữa lỵ

Khổ sâm có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, khử thấp, trừ phong, sát trùng, Người ta đã biết được tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh

Nghể đông: tác dụng hoạt huyết

Vị mặn, tính mát; có tác dụng hoạt huyết, tiêu tích, lợi niệu, giải độc, làm sáng mắt. Toàn cây còn có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, làm long đờm.

Cỏ ba lá: dùng làm thức ăn giàu protein

Cây thân thảo, bò lan trên mặt đất, sau vươn thẳng, thân mềm, dài 30 đến 60cm, lá kép chân vịt, có 3 lá chét, hình trái xoan ngược, mép có răng, lá kèm hình mũi dùi

Bông vải, dùng hạt để trị lỵ

Ở Ân Độ, người ta dùng hạt để trị lỵ, và có thể làm thuốc bổ phổi. Dầu hạt dùng làm tan các vết chàm và vết tàn nhang ở da

Ô liu: lợi mật và nhuận tràng

Dầu Ôliu dược dụng được sử dụng do các tính chất lợi mật và hơi nhuận tràng, dùng ngoài để làm thuốc dịu, giảm đau để trị một số bệnh ngoài da.

Dương địa hoàng, cây thuốc cường tim

Với liều dược dụng, nó làm cho tim hoạt động, làm cho hưng phấn, cường tim, tăng thêm sức co bóp của tim và làm cho tim đập dịu; còn có tác dụng lợi tiểu

Quả nổ bò: làm thuốc đắp trị mụn nhọt và loét

Loài của Việt Nam, Lào, Campuchia, Nam Trung Quốc đến Malaixia, cây mọc ở rừng thưa, trên vùng núi đá vôi, những nơi có cỏ khắp nước ta

Đa lông, cây thuốc giảm phù

Tua rễ cả vỏ lẫn lõi được dùng trị phù nề cổ trướng do xơ gan; nó làm tăng bài tiết nước tiểu, làm hết hoặc giảm phù nề cổ trướng

Hợp hoan: cây thuốc chữa tâm thần không yên

Thường dùng chữa tâm thần không yên, sầu muộn mất ngủ, ghi chú vỏ cây này gọi là Hợp hoan bì cũng được sử dụng như vỏ cây Bồ kết tây.

Chây xiêm: chữa nứt nẻ

Ở Campuchia, người ta dùng lá non để ăn sống với mắm prahok. Rễ cây dùng để làm một chế phẩm chữa nứt nẻ

Oa nhi đằng lá nhỏ: dùng điều trị chảy mồ hôi mày đay

Ở Ấn Độ, cây được dùng điều trị chảy mồ hôi, mày đay và bệnh đậu mùa; nước hãm dùng uống chống độc thuốc; nước sắc cây dùng chống ngộ độc arsenic

Quyết: cây thuốc dùng trị viêm khớp xương

Thân rễ có thể dùng ăn, chế bột nhưng rất đắng, phải rửa lọc kỹ nhiều lần mới hết đắng, Có thể dùng cho gia súc ăn nhưng cũng không thể cho ăn nhiều.

Hòe Bắc bộ, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Ở Trung Quốc, có nơi, người ta dùng rễ cây này chữa ung thư, cho rằng nó có khả năng ức chế sự phân liệt của tế bào ung thư

Đậu đỏ: cây thuốc tiêu thũng giải độc

Thường dùng trị thuỷ thũng đầy trướng, sưng phù chân tay, vàng da đái đỏ, phong thấp tê đau, mụn nhọt lở ngứa, đau dạ dày ruột, tả, lỵ.

Luân rô đỏ: đắp trị đau mắt

Cây mọc ở lùm bụi, ven rừng, rừng còi, từ Khánh Hoà tới Đồng Nai. Công dụng: Dân gian dùng lá làm thuốc giã đắp trị đau mắt.

Đơn lộc ớt, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Ở nhiều vùng của nước ta, cũng như ở Ân Độ, người ta lấy lá làm gia vị, hoặc có thể lấy ngọn và lá non thái nhỏ xào hay nấu canh

Dương đầu tà, cây thuốc trị vết thương

Cụm hoa ở nách lá gồm 1, 3 bông, Hoa trắng, khi khô chuyển sang màu vàng, Quả hình trứng, bao bởi đài hoa cùng lớn lên với quả

Chua ngút lá thuôn: dùng làm thuốc tẩy giun

Cây bụi leo cao 3 đến 10m, nhánh có lông mịn, màu sét. Lá có phiến thuôn, dài 6 đến 10cm, rộng 2 đến 3cm, gốc tròn hay hình tim, mép gần như nguyên hay có răng thưa, mỏng

Đuôi chồn lá tim: cây thuốc diệt giòi

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Lào, người ta dùng lá, hãm lấy nước diệt giòi trong các vại muối mắm cá.