- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Lòng trứng, thanh nhiệt giải độc
Lòng trứng, thanh nhiệt giải độc
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lòng trứng, hồ tiêu núi, Cây gân trâu - Lindera glauca (Sieb et Zucc) Blunne, thuộc họ Long não -Lauraceae.
Mô tả
Cây bụi; cành non có lông rất ngắn. Lá mọc riêng rẽ, hình bầu dục hay mũi giáo, nhọn về phía gốc, dài 4-10cm, rộng 2-3cm, gân phụ 6-7 đôi hơi nổi ở mặt dưới, mặt trên gần như sáng bóng, mặt dưới màu lục lờ và hơi có lông; cuống dài 7 -8mm, hơi khía rãnh ở trên. Cụm hoa tán ở nách lá, gần như không cuống, xếp 2-3 cái, mỗi tán có 6 hoa, bao hoa rất ngắn, gồm 5 thuỳ, không đều, nhị 9 mà 3 nhị vòng trong có 2 tuyến. Quả nhỏ, đường kính 7mm, có hương thơm.
Bộ phận dùng
Lá, cành, rễ - Folium, Ramulus et Radix Linderae Glaucae.
Nơi sống và thu hái
Loài của Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng Hà Tây, Hoà Bình đến Ninh Bình. Lá thu hái vào mùa hạ, thu, phơi khô hoặc dùng tươi. Cành và rễ thu hái quanh năm.
Thành phần hoá học
Lá, vỏ cây chứa tinh dầu. Hạt chứa dầu.
Tính vị, tác dụng
Lá có vị nhạt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng, giảm đau, làm se, cầm máu, trừ phong. Quả có vị cay, tính ấm. Vỏ cây có vị đắng, tính lạnh. Nói chung rễ, cành, quả, vỏ có tác dụng khư phong thấp, tiêu thũng độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Lá được dùng trị mụn nhọt, đầu đinh, sâu quảng phong thấp tê bại, gân cốt đau nhức, dao chém thương tích. Dùng ngoài vừa đủ, lấy lá tươi giã nát hoặc lá khô tán bột đắp. Quả dùng trị trúng phong cấm khẩu. Vỏ cây tán bột hoặc thiêu tồn tính dùng chữa bỏng. Có thể dùng lá và vỏ quả vắt lấy tinh dầu và dùng dầu hạt chế xà phòng hoặc làm dầu nhờn.
Đơn thuốc
Trị mụn nhọt: Dùng lá lòng trứng với một lượng tương đương cây tươi Lưu ký nô giã nát đắp.
Trị trúng phong cấm khẩu: Quả lòng trứng khô 4g, quả Hoàng kinh 4g giã nát, uống với nước.
Bài viết cùng chuyên mục
Cẩu tích Nhật Bản: dùng trị mụn nhọt độc
Thường dùng trị mụn nhọt độc, đau bụng giun, đái ra máu, băng huyết. Ở Trung Quốc, thân rễ được dùng dự phòng bệnh sởi, viêm não B truyền nhiễm
Đơn vàng: cây thuốc trị đau bụng
Ở Campuchia, người ta hãm mỗi lần hai nắm cành lá cho vào nửa lít nước làm thuốc uống trị các cơn đau bụng.
Cò ke lá ké: cây thuốc đắp các vết thương
Cây mọc ở vùng đồi núi các tỉnh Kontum, Lâm Đồng, Đồng Nai, người ta giã lá để đắp các vết thương do bị ngoại thương xuất huyết
Han lình: cây thuốc trừ giun
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lông rất ngứa, nhưng rễ được dùng làm thuốc trừ giun, ỉa ra máu và làm dễ tiêu hoá.
Đơn trắng, cây thuốc cầm ỉa chảy và lỵ
Được dùng chữa thận suy, lưng xương đau mỏi, yếu gân, điều hoà kinh nguyệt, lại trị bạch đới, lỵ, Cũng dùng làm cho mát mẻ bào thai và giải nóng ho
Đậu đen: cây thuốc trị phong nhiệt
Đậu đen có vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng bổ huyết, bổ can thận, giải phong nhiệt, giải độc, hạ khí, lợi tiểu.
Hồng hoa: cây thuốc chữa bế kinh đau kinh
Hồng hoa là một loại thảo dược quý giá, từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị các vấn đề về phụ khoa, đặc biệt là các chứng bệnh liên quan đến kinh nguyệt như bế kinh, đau bụng kinh.
Ké hoa vàng, thuốc tiêu viêm, tiêu sưng
Toàn cây có vị ngọt dịu, hơi đắng, tính mát, không độc; có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, làm tan máu ứ, lợi tiểu, giảm đau, làm ra mồ hôi nhẹ
Nho rừng: chế thuốc chữa bệnh hoa liễu
Quả ăn được, quả chưa chín có vị chua được dùng ở Campuchia thay thế Chanh, giấm làm gia vị các món ăn
Cà đắng ngọt: khư phong lợi thấp
Vị ngọt rồi đắng, tính hàn, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong lợi thấp, hoá đàm.
Đào lộn hột, cây thuốc chữa chai chân
Cuống quả mà ta quen gọi là quả Điều, thường được dùng ăn tươi, thái thành lát mỏng chấm muối ớt hay mắm tôm để ăn. Nước ép của nó dùng xoa bóp trị đau nhức
Câu đằng lá thon: trị trẻ em sốt cao
Móc câu trị trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, bệnh cao huyết áp, đau đầu do thần kinh
Quảng phòng kỷ: tác dụng lợi niệu khư phong
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị phong thũng, thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, phong thấp tê đau, cước khí thấp thũng, hạ bộ ung thũng và thấp sang
Kê huyết đằng: thuốc bổ huyết
Dây có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, mạnh gân, thông kinh hoạt lạc, rễ có tác dụng giãn gân, hoạt huyết, sát trùng.
Hải đồng nhiều hoa, cây thuốc trị nọc độc
Tính vị, tác dụng, Vỏ đắng, thơm, làm long đờm, hạ nhiệt, chống độc, gây mê, Dầu làm mát, bổ kích thích
Đuôi trâu, cây thuốc đắp chữa rắn cắn
Đồng bào dân tộc Dao dùng vỏ cây nấu nước gội đầu và dùng lớp vỏ nhớt nhai nuốt nước; lấy bã đắp chữa rắn cắn
Bánh hỏi, cây thuốc tẩy giun
Nhựa mủ làm giảm sưng tấy. Rễ và lá có vị cay, tính mát, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán kết lợi yên, hạ huyết áp, tiêu thũng chỉ thống
Giền, cây thuốc bổ máu
Nhân dân dùng vỏ cây Giền để làm thuốc bổ máu, chữa xanh xao suy nhược, điều trị sốt rét, làm rượu bổ cho phụ nữ sau khi đẻ, làm thuốc điều kinh
Đăng tiêu châu Mỹ: cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều
Cây nhỡ leo dài đến 10m, có nhiều rễ bám, cành không lông, Lá có 7, 11 lá chét hình bầu dục nhọn mũi, có răng, có lông ở mặt dưới.
Chè hàng rào: dùng làm thuốc tẩy trị giun
Hoa và lá thường dùng nấu nước hay hãm uống như trà, là một loại thức uống lợi tiểu, Cũng dùng làm thuốc tẩy, trị giun và làm thuốc long đờm, gây nôn
Quyển bá bám đá: tác dụng thanh nhiệt lợi thấp tiêu viêm
Được dùng trị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, lưng eo đau nhức, mồ hôi trộm, trướng bụng, phù thũng toàn thân, tiểu tiện bất lợi, bỏng lửa, bỏng nước, dao chém xuất huyết, rắn cắn
Mẫu thảo, chữa lỵ do trực trùng
Cây thảo mọc hằng năm, có thân trườn, bén rễ ở các mắt, phân nhánh nhiều từ gốc. Lá hình trái xoan nhọn, mọc đối, không lông có góc ở gốc, mép khía răng cưa, có cuống ngắn
Guột rạng, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng chỉ huyết, hoạt huyết tán ứ, cũng có thể rút độc sinh cơ
Cam thảo đất: bổ tỳ nhuận phế
Cam thảo đất có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ tỳ, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu.
Lan hài đốm, thuốc thanh nhiệt tán ứ
Vị đắng, chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt tán ứ, tiêu thũng giải độc. Công dụng, chỉ định và phối hợp: ở Trung Quốc, người ta dùng cây trị rắn cắn