Ấu, cây thuốc chữa loét dạ dày

2017-10-23 06:33 PM
Để làm thuốc, ta thu quả tươi hoặc quả già luộc, lấy nhân ra, bóc lấy vỏ để dành, hoặc dùng cây tươi hay phơi hoặc sấy khô để dùng dần

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bộ phận dùng

Quả - Fructus Trapae, thường có tên là Ô lăng. Có khi dùng cả vỏ quả và toàn cây.

Nơi sống và thu hái

Cây của vùng cổ nhiệt đới mọc tự nhiên và cũng được trồng nhiều trong các ao, hồ, đầm, sông cụt, mặt nước.

Người ta phân biệt hai giống trồng: ấu gai, quả có hai sừng nhọn như gai, năng suất thấp; ấu trụi. quả có hai sừng tù, năng suất cao, thường được trồng nhiều hơn. Người ta dựa vào hình dạng của quả để chia ra: ấu nâng gương là ấu đã ra quả thành thục, chưa quá già, màu nâu, lá không còn nằm ngang mặt nước mà đã lên chếch với mặt nước. Lúc này thu hoạch dễ (vì quả chưa rụng xuống bùn) và luộc ăn ngon; ấu sừng trâu, quả đã già màu đã chuyển từ nâu sang đen sẫm, vỏ cúng như sừng, nhân có nhiều bột, cần thu hoạch sớm.

Người ta nhân giống ấu bằng quả, từ quả sẽ sinh ra những dây ấu; dùng 4-5 dây này nhổ sát gốc làm một tôm để đem cây nhân giống tiếp hoặc trồng hẳn ở nơi có bùn để cho rễ bám nhanh và để lá nổi trên mặt nước, tuy nhiên trong tự nhiên, quả rụng xuống nước và tái sinh thành cây con dễ dàng lan toả trên diện tích rộng của mặt nước.

Để làm thuốc, ta thu quả tươi hoặc quả già luộc, lấy nhân ra, bóc lấy vỏ để dành, hoặc dùng cây tươi hay phơi hoặc sấy khô để dùng dần.

Thành phần hoá học

Trong nhân hạt có tới 49% tinh bột, và khoảng 10,3% protid.

Tính vị tác dụng

Củ ấu có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ mát, giải nắng nóng, giải độc; ăn thì bổ ngũ tạng. Vỏ quả có tính tăng lực và hạ nhiệt.

Công dụng

Người ta trồng ấu để lấy quả làm thức ăn phụ hoặc để chăn nuôi, còn lá dùng làm thức ăn xanh cho gia súc. Quả thường dùng luộc chín hay rang ăn. Từ hạt có thể chế ra một loại bột, nếu thêm đường hoặc mật làm bánh ăn ngon. Ở Trung Quốc cũng dùng ăn hoặc nấu rượu. Quả cũng dùng làm thuốc giải nắng nóng, giải độc, trừ rôm sảy. Người ta dùng quả sao lên để chữa cảm sốt và đau đầu; còn dùng làm thuốc cường tráng. Ở Campuchia, người ta chế ra một loại nước dễ uống có tác dụng chống suy nhược do bị bệnh sốt rét và các loại sốt khác.

Vỏ quả ấu còn dùng chữa loét dạ dày và loét cổ tử cung, còn toàn cây dùng chữa sài đậu trẻ em, giải độc rượu và làm cho sáng mắt.

Liều dùng

10 - 16g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài: giã cây tươi đắp không kể liều lượng.

Đơn thuốc

Giải trúng nắng và giải chất độc của thuốc, dùng củ ấu tươi giã nhỏ, chế thêm nước nguội mà uống thật nhiều.

Chữa rôm sảy hay da mặt khô sạm, dùng củ ấu tươi già xoa.

Ấu dại

Âu dại hay ấu dây - Trapa incisa Sieb. Et Zucc.(Trapa maximowiczii Korsh. var. tonkinensis Gagnep.) thuộc họ ấu - Trapaceae.

Cây thuỷ sinh có thân trong nước và lá chụm ở ngọn các nhánh, nổi sát dưới mặt nước; phiến lá hình tam giác, mép có răng to, gân phụ ba cặp, 1-2cm, hơi phù. Hoa trắng, cành hoa cao 1cm.

Quả bế cao và rộng 1cm (không kể gai), có 4 sừng:

2 cái hướng xuống dưới, dài 1cm, mảnh từ gốc với 2 điểm lồi ở phía trên chỗ dính; 2 sừng trên cùng dạng, hướng lên trên, dài 8mm.

Ấu gai

Bộ phận dùng: Quả - Fructus Trapae thường gọi là tế quả dã lăng.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Viễn Đông và Nam Trung Quốc, Việt Nam, gặp mọc hoang từ Yên Bái, Hà Tây, Hà Nội đến Quảng Trị.

Công dụng: Ở Trung Quốc, quả ấu dại có nhiều hột cũng được dùng ăn và nấu rượu.

Hạt dùng chữa sốt rét và đau đầu.

Ấu nước

Âu nước - Trapa natans L. var pumila Nakano, thuộc họ ấu - Trapaceae.

Mô tả: Cây thuỷ sinh nổi, khá to. Lá có cuống dài đến 10cm, phình ở 1/3 trên. Phiến lá hình tam giác, xẻ khá sâu, dầy, mập, gân phụ 4-5 cặp. Hoa có cuống dày, có lông. Quả bế có thân to, cao 2cm, với 4 sừng nhọn: 2 cái trên dài mọc ngang, 2 cái dưới ngắn hướng xuống, các lá mầm không bằng nhau, chứa đầy hột. Ra quả tháng 6-7.

Bộ phận dùng: Quả - Fructus Trapae.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở ao, hồ, đầm, ruộng từ Hà Nội đến Thừa Thiên, Quảng Nam. Dễ sinh sản bằng quả rơi xuống đất bùn. Thông thường được bán ở chợ như củ ấu.

Thành phần hoá học: Quả chứa protid 4,97%, lipid 0,67%, glucid 46,6%, tro 1,39% và một lượng nhỏ vitamin C.

Tính vị, tác dụng và công dụng: cũng tương tự như các loài ấu khác. Củ ấu có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ mát, giải nắng nóng, giải độc; ăn thì bổ ngũ tạng. Vỏ quả có tính tăng lực và hạ nhiệt.

Bài viết cùng chuyên mục

Lạc nồm mò: thuốc chữa ỉa chảy

Quả ngọt có vị thơm ăn được. Đồng bào dân tộc Dao dùng thân dây sắc nước làm thuốc uống bổ, có khi còn dùng chữa ỉa chảy.

Kinh giới: thuốc làm ra mồ hôi

Kinh giới là một loại cây thảo, thân vuông, mọc thẳng, cao khoảng 30-50 cm. Lá đơn, mọc đối, hình mác hoặc hình trứng, mép lá có răng cưa.

Đậu tương, cây thuốc bổ dưỡng

Thường dùng làm thức ăn để bồi bổ cơ thể, nhất là đối với trẻ em, người bị bệnh đái đường, người làm việc quá sức, thiếu khoáng và làm việc trí óc, người mới ốm dậy

Đơn lá nhọn: cây thuốc trị nhọt

Ở Campuchia, rễ được dùng trị bệnh nhọt và dịch hạch, Giã ra ngâm cho ngấm nước dùng đắp lên các apxe, Hoa được dùng hãm uống trị sốt.

Cách thư lá trắng: trị phong thấp và lao lực

Lá mọc so le, phiến lá thon dài 3-19,5 cm, rộng 1,2-5,5 cm, gốc nhọn, chóp tù. Mặt trên lá khô có màu vàng nhạt, mặt dưới màu xanh trắng, không lông. Gân phụ 10-15 đôi.

Đơn trắng, cây thuốc cầm ỉa chảy và lỵ

Được dùng chữa thận suy, lưng xương đau mỏi, yếu gân, điều hoà kinh nguyệt, lại trị bạch đới, lỵ, Cũng dùng làm cho mát mẻ bào thai và giải nóng ho

Câu đằng quả không cuống: làm thuốc chữa đau đầu

Ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc, người ta dùng gai móc Câu đằng này làm thuốc như các loại Câu đằng khác.

Đưng hạt cứng: cây thuốc uống sau đẻ

Loài phân bố ở Ân Độ, Xri Lanca, Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Philippin, châu Phi, Châu Mỹ, Ở nước ta, chỉ gặp ở các đảo thuộc các tỉnh Khánh Hoà, Bà Rịa.

Đuôi chồn hoe, cây thuốc trị bệnh về da

Ở nước ta, tại tỉnh Tây Ninh, người ta dùng cây này trong y học dân gian để chữa một số bệnh về da

Hoắc hương hoa nhỏ: cây thuốc cầm máu giải độc

Người ta dùng lá giã ra và rịt như thuộc đắp để hàn vết thương và cho chóng lành da, Rễ được dùng làm thuốc chữa xuất huyết.

Khứu tiết thảo, thuốc hoạt huyết tán ứ

Ở Trung quốc, cây được dùng trị sốt rét, cảm mạo phát nhiệt, viêm nhánh khí quản, đòn ngã tổn thương; dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết

Cẩm cù khác lá: trị đau tê thấp

Hoa rộng 8mm trước khi nở, xếp thành tán nhiều hoa, với cuống tán có lông, dài 4cm, cuống hoa có lông mềm, dài 1,5cm

Đậu biếc: cây thuốc lợi tiểu nhuận tràng

Rễ có vị chát, đắng, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, gây xổ, làm dịu và săn da, Vỏ rễ cũng lợi tiểu và nhuận tràng.

Đen, cây thuốc bổ dưỡng

Gỗ xấu, dễ bị mối mọt nên ít được sử dụng, Hạt luộc ăn được hay ép lấy dầu dùng ăn thay mỡ có tính bổ dưỡng

Đa búp đỏ, cây thuốc lợi tiểu

Lá thường dùng để giải cảm cho ra mồ hôi, Tua rễ lợi tiểu mạnh, thường dùng chữa phù nề, cổ trướng do xơ gan, Mủ dùng chữa mụn nhọt

Cam: thanh nhiệt và lợi tiểu

Quả Cam có vị ngọt chua, tính mát; có tác dụng giải khát, sinh tâm dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt và lợi tiểu

Lục lạc mụt, trị bệnh sốt

Ở Xri Lanca, người ta cũng dùng cây đắp ngoài trị ghẻ và phát ban da và dùng uống với liều rất thấp làm tiết mật. Nói chung, người ta hạn chế dùng loài này làm thuốc

Cỏ kỳ nhông: cây thuốc uống trị ban

Được dùng để chữa bệnh ỉa chảy, và bệnh giang mai, Dân gian dùng toàn cây phối hợp với các vị thuốc khác sắc uống trị ban

Giang núi, cây thuốc dùng trị lỵ

Ở Nhật Bản người ta thường dùng trị lỵ, Lá được dùng trước đây, ở Trung Quốc làm thuốc nhuộm móng tay như Lá móng

Giổi trái, cây thuốc trị các nhọt

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Các bộ phận của cây được dùng để trị các nhọt lớn tồn tại lâu, thường gọi là búi

Cỏ cò ke: tinh dầu thơm

Cỏ cò ke, với tên khoa học Pycreus substramineus, là một loài cỏ thuộc họ Cói, nổi bật với thân rễ chứa tinh dầu thơm.

Hoắc hương nhẵn: cây thuốc trị ho ra máu

Hoắc hương nhẵn, với tên khoa học là Agastache rugosa, là một loại cây thảo dược quý hiếm, từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là ho ra máu.

Hóa hương: cây thuốc diệt sâu bọ

Lá được dùng diệt sâu bọ, làm thuốc duốc cá và chữa bệnh ngoài da. Quả và vỏ cây được dùng trong việc nhuộm vải.

Mồng tơi: thanh nhiệt giải độc

Mồng tơi thường được dùng làm thức ăn như rau cho người bị táo bón, người đi đái ít và đỏ, phụ nữ đẻ xong ít sữa. Dùng tươi giã đắp sưng đau vú.

Lan kiếm: thuốc lợi tiểu

Người ta thu hái hoa để nấu nước rửa mắt. Lá được sử dụng như thuốc lợi tiểu. Rễ được dùng phối hợp với các vị thuốc khác làm thuốc bổ phổi, trị ho.