- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Bí bái: khư phong hoạt huyết
Bí bái: khư phong hoạt huyết
Bí bái có vị ngọt, thơm, hơi cay, tính bình. Vỏ đắng và chát. Rễ, gỗ, lá có tác dụng khư phong hoạt huyết, hành khí giảm đau. Quả kiện tỳ tiêu thực.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bái Bái - Acronychia pedunculata (L.) Miq. (A.laurifolia Blune), thuộc họ Cam - Rutaceae.
Mô tả
Cây gỗ nhỏ thường xanh cao 5 - 10m. Cành già màu nâu đỏ, vỏ có mùi xoài. Lá mọc đối phiến hình trái xoan thuôn dài 5 - 15cm, rộng 2,5 - 6cm, có những điểm tuyến tiết tinh dầu; lá non có lông, lá già nhẵn; cuống dài phù ở hai đầu, cũng thơm mùi xoài. Cụm hoa hình ngù, mọc ở nách lá hay đầu cành. Hoa trắng xanh xanh, thơm, có 4 lá đài, 4 cánh hoa, 6 nhị và bầu 1 ô. Quả hạch hình cầu nạc, có múi, khi chín màu vàng nhạt hay trắng hồng, ngọt, thơm thơm, ăn được; hạt dài, cứng, đen.
Ra hoa tháng 4 - 6; có quả tháng 6 - 8.
Bộ phận dùng
Rễ, gỗ thân, lá, quả - Radix, Lignum, Folium et Fructus Acronychiae.
Nơi sống và thu hái
Cây của Đông Duơng và Viễn Đông, thuờng mọc ở trong rừng thứ sinh, rừng còi, ven rừng và đồi cây bụi vùng trung du và miền núi từ Hoà Bình, Vĩnh Phú, Hà Bắc đến các tỉnh phía Nam.
Thu hái các bộ phận của cây quanh năm, thái phiến, phơi khô. Quả thu hái vào mùa thu - đông, đồ với nước nóng rồi phơi.
Thành phần hoá học
Lá chứa 1,25% tinh dầu; còn có alcaloid acronycin.
Tính vị, tác dụng
Bí bái có vị ngọt, thơm, hơi cay, tính bình. Vỏ đắng và chát. Rễ, gỗ, lá có tác dụng khư phong hoạt huyết, hành khí giảm đau. Quả kiện tỳ tiêu thực.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Lá non thường dùng làm rau gia vị. Các bộ phận của cây được dùng trị: 1. Đau thấp khớp, đau dạ dày, đau thoát vị; 2. Chán ăn, đầy bụng, khó tiêu; 3. Cảm mạo, ho; 4. Phù lôi. Liều dùng 10 - 15g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài chữa ghẻ chốc, mụn nhọt, đòn ngã tổn thương, lấy vỏ thân, lá nấu nước cho đặc để tắm, xát. Nhân dân ta thường dùng lá sắc uống chữa đau dạ dày và các chứng sưng đau. Còn dùng lá sao vàng, nấu nước cho sản phụ uống thay chè giúp ăn ngon cơm và thông huyết ứ. Lại có tác dụng trị phù lỏi. Ở Inđônêxia (Java) vỏ thân được dùng trị lỵ và lợi tiểu. Lá non cũng dùng ăn. Ở Ân Độ, rễ, chồi và quả dùng chế nước tắm kích thích.
Nhựa của rễ cũng được dùng xoa kích thích trong bệnh thấp khớp.
Đơn thuốc
Chữa phong thấp, gối lưng đau mỏi, bị thương sưng đau: 15 - 20g rễ hay lõi gỗ Bí bái sắc uống hoặc tán bột uống. Cũng dùng lá tươi đắp chỗ đau.
Cảm sốt và ho; 20g lá Bí bái sắc uống.
Chữa ăn uống kém tiêu: 15g quả Bí bái sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Nhàu: được dùng chữa cao huyết áp
Rễ cây được xem như có tác dụng nhuận tràng nhẹ và lâu dài, lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm, hạ huyết áp.
Phật thủ: tác dụng hành khí chỉ thống kiện vị hoá đàm
Trong Phật thủ có tinh dầu và một ílavonoid, gọi là hesperidin, vỏ quả chứa tinh dầu, vỏ quả trong chứa limettin, ngoài ra còn diosmin và hesperidin.
Kim ngân dại: thuốc hạ nhiệt
Hoa cũng được dùng làm thuốc hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, thông tiểu tiện. Một số nơi cũng dùng lá Kim ngân dại nấu nước uống thay trà.
Đơn mặt trời: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Thường dùng chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, đi lỵ, đái ra máu, đại tiện ra máu, ỉa lỏng lâu ngày, Ở Thái Lan, lá còn được dùng làm thuốc trợ đẻ.
Hy kiểm: thuốc trị sốt rét
Dùng uống trong trị sốt rét, trẻ em cam tích, rắn độc cắn, đau răng. Dùng ngoài nấu nước rửa các loại sang độc và sưng đỏ từng bộ phận.
Hồng câu: cây thuốc
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Trung quốc, Hồng câu có tên là Câu trạng thạch hộc cũng dùng như Thạch hộc.
Nghể nhẵn, dùng trị đau bụng
Cây mọc ở nơi ẩm lầy khắp nước ta, thường gặp ở ven đầm nước vào tháng 5, tháng 12 từ Hà Giang, Hà Nội, Nam Hà, Ninh Bình qua các tỉnh Tây Nguyên cho đến các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long
Mộc nhĩ, dưỡng huyết thông mạch
Mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình; có tác dụng dưỡng huyết, thông mạch, cầm máu. Ăn nhiều thì nhẹ mình, nhớ lâu, quang nước mắt
Bướm bạc lá: rửa các vết thương
Lá bầu dục thuôn, có khi hình ngọn giáo ngược, nhọn và tròn ở gốc, nhọn thành đuôi ở chóp, dài 8 - 15cm, rộng 3 - 5cm, màu lục sẫm ở trên, màu sáng hơn ở dưới, mỏng, dai.
Gai kim: cây thuốc long đờm ngừng ho
Lá sắc đặc ngậm chữa sâu răng; cành lá sắc uống chữa ho, Ở Ân Độ, dịch lá dùng để rửa và dùng xoa để ngăn ngừa nứt nẻ chân vào mùa mưa.
Kim vàng, thuốc chữa rắn cắn
Chỉ mới được dùng trong dân gian làm thuốc chữa rắn cắn, cắt cơn suyễn, cảm cúm, ho, thổ huyết, băng huyết, đau nhức răng, tê bại nhức mỏi, bong gân
Nấm mối: tác dụng ích vị
Người ta thường xào lên rồi nấu canh hoặc chiên với trứng rồi chấm với nước tương hoặc nước mắm tỏi ớt, hoặc nấu với thịt gà làm canh ăn đều ngon.
Cam thảo: giải độc nhuận phế
Người ta đã nghiên cứu thực nghiệm các tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, giảm ho
Đơn trâm: cây thuốc
Đồng bào dân tộc gọi cây này là Ta cao và sử dụng rễ hãm nước uống để trục đỉa mén chui vào bụng, kinh nghiệm dân gian này chưa được kiểm tra.
Nghệ bụi: khư phong lợi thấp
Nghệ bụi và nghệ phù (Polygonum caespitosum Blume) là một loại cây thảo dược thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Loài cây này thường mọc hoang ở các vùng đất ẩm, ven suối, hoặc các khu vực có độ cao thấp.
Bắt ruồi: cây thuốc trừ ho
Lá xếp thành hình hoa thị ở gốc sát đất; phiến lá dài 12mm, rộng 4mm, mặt lá phủ dầy lông tuyến để hút sâu bọ.
Lan cuốn chiếu, thuốc thanh nhiệt
Vị ngọt và đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, tiêu viêm, chỉ thống, chỉ huyết, kháng sinh
Nghệ: hành khí phá ứ
Củ nghệ từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Á.
Hế mọ, cây thuốc trị lỵ amip
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Đồng bào Thái dùng trị lỵ amip và viêm đại tràng mạn tính
Nhàu lông mềm: dùng chữa đau lưng tê thấp
Cây của miền Đông Dương và Ấn Độ, mọc hoang dọc các bờ sông ở Vĩnh Phú, Hoà Bình. Thu hái toàn cây quanh năm, phơi khô
Nhung hoa: dùng trị lỵ vi khuẩn viêm ruột
Ở Trung Quốc Vân Nam, dùng trị lỵ vi khuẩn, viêm ruột, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, băng huyết, thổ huyết, nục huyết, đái ra máu
Ngải giun, tác dụng trị giun
Vị đắng, mùi thơm; có tác dụng trị giun, làm lành sẹo, Để trị vết thương, dùng một nắm dược liệu cho vào 1 lít nước đun sôi lấy nước rửa
Mã đề nước, tiêu viêm lợi tiểu
Cây của nhiều miền Malaixia, được truyền vào nước ta, mọc trong các ao hồ, ở chỗ có bùn, thông thường ở ruộng nước, suối. Phân nhiều ở vùng đồng bằng. Thu hái toàn cây quanh năm
Hành tăm, cây thuốc giải cảm, làm ra mồ hôi
Hành tăm có vị đắng cay, mùi hăng nồng, tính ấm, có tác dụng giải cảm, làm ra mồ hôi, hành khí hạ đàm, lợi tiểu, giải độc, sát trùng
Chẹo bông: nhựa quả vỏ sử dụng trong y học dân gian
Ở nước ta cũng như ở Ân Độ, người ta dùng vỏ để duốc cá, Ở Ấn Độ, nhựa quả vỏ cũng được sử dụng trong y học dân gian