- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Hồ lô ba, cây thuốc bổ dưỡng
Hồ lô ba, cây thuốc bổ dưỡng
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hồ lô ba - Trigonella faenum graecum L., thuộc họ Đậu - Fabaceae
Mô tả
Cây thảo có thân tròn, mọc đứng, cao 20 - 80cm, sống hằng năm, có rễ chính phát triển. Lá mọc so le có 3 lá chét xoan ngược, dài 1 - 3,5cm, rộng 0,5 - 1,5cm, mép có răng ở nửa trên, gân phụ 4 cặp; cuống dài 1,5 - 2cm; lá kèm nhọn, dài 4 - 6mm. Hoa ở nách lá, mọc đơn độc hay từng đôi; đài có lông, có răng nhọn; tràng dài bằng hai đài, màu vàng nhạt hay trắng. Quả hình trụ thẳng hơi cong, dài 10 - 12cm, rộng 4 - 5mm, hơi nhẵn, có mỏ nhọn ở đầu; hạt nhiều (10 - 12cm), màu nâu trắng, hơi hình thoi, dẹp, rất cứng, có mùi thơm.
Hoa tháng 4 - 6, quả tháng 7 - 8.
Bộ phận dùng
Hạt - Semen Trigonellae, thường gọi là Hồ lô ba
Nơi sống và thu hái
Cây của vùng ôn đới ở châu Âu và cả ở Bắc Phi châu, là cây thức ăn gia súc, nhưng cũng thường được trồng, có ưu thế là có chu kỳ sống nhanh, chỉ cần 3 - 5 tháng là có thu hoạch; mỗi năm có thể thu hoạch ba lứa. Thu hái quả phơi khô, đập lấy hạt dùng. Ta cũng có trồng thí nghiệm ở vườn thuốc Văn Điển.
Thành phần hóa học
Hạt chứa protein 26%, lipit không trung hoà 7%.
Các chất chính là trigonellin, diosgenin-ũ D-glucoside (1%), vitexin, saponaretin, isoorentin, vitegin - 7 glucoside, vicenin l, ll.
Tính vị, tác dụng
Vị đắng tính ấm; có tác dụng ôn thận, tán hàn, chỉ thống.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng làm thuốc bổ dưỡng chung nhất là bổ thận.
Ở Trung Quốc dùng trị tạng thận hư yếu, đau dạ dày, đau ruột, chân sưng, đi lại khó khăn do ẩm thấp.
Ở Tuynidi, hạt làm bột lẫn nước đường, dùng cho người gầy yếu, đi tả, đau bụng, sốt rét, đau dạ dày ở trẻ sơ sinh; có thể sắc hạt lấy nước uống. Người ta còn dùng bột trộn với dầu ôliu ăn trị ho.
Nước sắc hạt dùng súc miệng trị đau bụng và còn dùng hạt ngâm trong nước hoa hồng làm thuốc nhỏ mắt đau. Người ta cũng dùng Hồ lô ba chữa nhiều bệnh ngoài da như mụn nhọt, apxe bằng cách dùng bột hạt hoà nước làm thuốc đắp. Các ngọn cây có hoa hơ lửa cho bốc hơi rồi đắp nóng và băng lại dùng trị chín mé.
Bài viết cùng chuyên mục
Ngấy nhiều lá bắc: thanh nhiệt lợi thấp
Quả ăn được, có vị của Ngấy dâu. Lá pha nước uống. Rễ được dùng ở Trung Quốc để chữa: cảm mạo phát nhiệt, viêm ruột, lỵ, trĩ, khạc ra máu, chảy máu mũi, phong thấp đau xương, gãy xương.
Bàng bí: cây thuốc bổ
Quả được dùng ăn như rau, nhưng thường được dùng để duốc cá, Ở Philippin, người ta lại thường dùng vỏ.
Na: chữa lỵ và ỉa chảy
Hạt Na có vị đắng, hơi hôi, tính lạnh, có tác dụng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng. Lá cũng có tác dụng kháng sinh tiêu viêm, sát trùng.
Mẫu đơn, chữa nhức đầu
Thường dùng chữa nhức đầu, đau khớp, thổ huyết, khạc ra máu, đái ra máu, cốt chưng lao nhiệt, kinh bế, thống kinh, ung thũng sang độc và đòn ngã tổn thương
Phong vũ hoa: dùng trị mụn nhọt ghẻ lở
Ở Vân Nam Trung Quốc, cây và thân tươi được dùng trị mụn nhọt ghẻ lở, đòn ngã sưng đỏ, rắn độc cắn, thổ huyết, băng huyết
Quặn hoa Yersin: nhựa dùng đắp vết thương
Loài Chonemorpha megacalyx Pierre gặp ở Lào, Trung Quốc mà toàn cây có tác dụng cường gân cốt, bổ thận, hạ áp, được dùng chữa gân cốt đau nhức, thận hư, đau lưng
Chò nhai: chữa các vết cắn của bò cạp và rắn độc
Ở Ấn Độ, người ta dùng loài A latifolia để chữa các vết cắn của bò cạp và rắn độc, Nhân dân một số nơi ở An Giang dùng vỏ cây để chữa bệnh bán thân bất toại
Lô hội, nhuận tràng, lợi tiêu hoá
Nhựa có vị đắng, tính hàn, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiêu hoá, điều kinh và trị giun. Lá và hoa có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tiêu viêm, nhuận tràng
Lá hến, thuốc trị lỵ
Ở Ân Độ, nước hãm lá khô dùng trị lỵ, ỉa chảy, rong kinh và bạch đới. Cũng được dùng uống trục sỏi niệu đạo và tăng cường sự phát triển của bệnh sởi
Ngũ sắc: giã đắp bó gẫy xương
Cây nhỏ, có mủ trong hay đục. Lá hình trái xoan hay hình dải, nguyên hay chia thuỳ với hình thể khác nhau và có màu sắc trổ của lá cùng khác nhau.
Huyết rồng hoa nhỏ, thuốc bổ huyết, hoạt huyết
Cũng dùng như Huyết rồng, chữa khí hư, kinh bế, trị di tinh, bạch đới, kinh nguyệt không đều và làm thuốc bổ huyết
Cam thìa: trị cảm mạo nhức đầu
Được dùng trị cảm mạo, nhức đầu, ngạt mũi, sốt rét, viêm gan do siêu vi trùng, kiết lỵ cấp và mạn tính, viêm đại tràng và lại kích thích tiêu hoá
Hậu phác nam, cây thuốc hạ khí, tiêu đờm
Thường dùng trị bụng đầy trướng và đau, ăn uống không tiêu, nôn mửa, tả lỵ. Nhân dân cũng dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá và bổ dạ dày
Nhót rừng: dùng lá chữa bệnh tràng nhạc
Hoa nhóm thành chùm ngắn ở nách lá, dài 2 đến 3cm; cuống hoa 1,5mm; hoa trắng. Quả nhỏ, vỏ ngoài mọng nước, có lông
Bần, cây thuốc tiêu viêm
Cây Bần còn có những công dụng khác như rễ thở dùng làm nút chai; cành làm cần câu và làm củi đun
Giổi trừ ho, cây thuốc nhuận tràng
Cây mọc ở rừng vùng núi miền Bắc nước ta, ven các sông suối, thung lũng, Thu hái vỏ cây và vỏ rễ quanh năm
Lâm phát: thuốc điều kinh hoạt huyết
Ở Ân Độ, các hoa đỏ, dẹp dùng để nhuộm bông, lụa và da cho có màu đỏ, hoa khô được dùng như thuốc săn da để chữa lỵ, rong kinh.
Chuối cô đơn: dùng chữa toàn thân bị phù
Ở Vân Nam Trung Quốc người ta dùng chữa toàn thân bị phù, phụ nữ có thai bị phù thũng và người có chân đùi bị sưng đau
Mía: tác dụng nhuận tràng
Mía có vị ngọt, ngon, tính mát; có tác dụng giải khát, khỏi phiền nhiệt bốc nóng, mát phổi lợi đàm, điều hoà tỳ vị, khỏi nôn oẹ, mửa khan, xốn xáo trong bụng.
Địa hoàng: cây thuốc chữa huyết hư
Sinh địa dùng chữa bệnh huyết hư phát nóng, thổ huyết, băng huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, động thai; bệnh thương hàn.
Bí thơm: tác dụng khu trùng
Hạt bí thơm có vị ngọt, tính bình, có tác dụng khu trùng, tiêu thũng. Quả bổ dưỡng, làm dịu, giải nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu.
Cần tây: chữa suy nhược cơ thể
Cần tây thường được chỉ dẫn dùng uống trong chữa suy nhược cơ thể do làm việc quá sức, trị suy thượng thận, tiêu hoá kém.
Mận: lợi tiêu hoá
Mận là loại cây ăn quả quen thuộc, được trồng rộng rãi ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam . Quả mận có vị ngọt chua đặc trưng, giàu vitamin và khoáng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Giẻ, cây thuốc chữa đẻ khó
Hoa rất thơm, có thể cất lấy tinh dầu chế nước hoa, Ở Hoà Bình, đồng bào dùng nước sắc của hoa cho phụ nữ uống chữa đẻ khó
Bứa nhà, trị dị ứng mẩn ngứa
Lá và vỏ quả thường dùng nấu canh chua. Quả chín ăn giải khát; áo hạt có vị chua ngọt. Vỏ thường dùng trị dị ứng, mẩn ngứa và bệnh ngoài da